Chuyên nghiệp là biết cách làm, khi nào làm, và làm điều đó.

Frank Tyger

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39: Paris Chuẩn Y
gày 20, tại lâu đài Matignon, Hội đồng Liên bộ về Đông Dương họp. Chương trình nghị sự đã được điều chỉnh, thêm vào một mục mới là nghiên cứu trả lời của Cao ủy nhân danh Chính phủ Pháp về một hiệp định “với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội”.
Trong trích yếu của bản nghị quyết đó, người ta đọc thấy như sau:
“1. Ủy ban duyệt y dự thảo bức điện của Cao ủy gửi cho ủy viên Cộng hòa Pháp tại Hà Nội.
“2. Ủy ban đồng ý với bản dự thảo bức điện trong đó Vụ ngoại giao quy định những điểm cuối cùng liên quan đến hiệp định Pháp - Trung.
“3. Ủy ban đồng ý với Cao ủy về chương trình đưa quân đội Pháp vào thay thế quân đội Trung Quốc...
Trong bức diện gửi Sainteny, d’Argenlieu nêu rõ:
Phần thứ nhất
“Qua cuộc hội đàm của ông ngày 16/2 với Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể rút ra nhận định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng ký kết trên những cơ sở sau đây:
Thứ nhất: Chính phủ Cộng hòa Pháp thừa nhận cho Việt Nam có quyền thành lập một chính phủ tự trị (Self - Government) trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
Thứ hai: Đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam đã được trình bày với Pháp, nước Pháp sẽ cung cấp những cố vấn và nhân viên mỹ thuật cần thiết cho Việt Nam trên bình diện chính phủ cũng như trên bình diện hành chính.
Thứ ba: Nước Việt Nam bảo đảm với nước Pháp quyền được duy trì và phát triển nếu có thể những ưu thế thuộc lĩnh vực kinh tế mà Pháp đã tạo dựng được trên đất nước Việt Nam.
Thứ tư: Việt Nam cũng sẽ có một lập trường tương tự về lĩnh vục văn hóa.
Thứ năm: Nam Kỳ sẽ được tự do tự mình định đoạt lấy chỗ đứng tương lai của nó đối với Việt Nam.
Thứ sáu.: Chính phủ Hà Nội tuyên bố sẵn sàng tiếp đón một cách hữu nghị quân đội Pháp khi nó đến thay chân cho quân đội Trung Quốc, theo đúng các thỏa thuận quốc tế.
“Được sự ủy nhiệm của Chính phủ Cộng hòa, ông Cao ủy Pháp tại Đông Dương sẵn sàng đứng tên mình ký kết một ban hiệp định trên những cơ sở đó; theo văn bản của hiệp định này, Chính phủ Hà Nội sẽ hết sức giúp đỡ quân đội Pháp về vấn đề ăn ở và dùng uy tín của mình để ngăn chặn những chuyện bất trắc có thể xảy ra.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực tức thời. Thể thức của nó là những nguyên tắc cơ bản của một hiệp ước mới sẽ được hai bên cộng tác thảo ra.
Tôi yêu cầu ông đề nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định với ông bằng văn bản viết, sự chấp thuận của mình. Nếu mọi sự đều ổn thỏa, thì văn bản bức điện trên đây và lời chấp thuận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể công bố cùng một lúc vào một ngày sẽ quy định cho ông gần đây.
Phần thứ hai (dành riêng cho Sainteny)
“Vì cũng quan tâm như ông cho việc đàm phán đi đến kết quả không chậm trễ nữa, cho nên tôi chỉ nhắc lại trong bức điện của tôi, không bổ sung điều gì cụ thể, những điều khoản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thỏa thuận. Tuy nhiên, tôi lưu ý ông về mấy điểm dưới đây:
Thứ nhất: Việc sát nhập Việt Nam vào Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp thuận, đặc biệt có bao hàm cái ý nghĩa là nước Pháp sẽ đại diện cho Việt Nam tại nước ngoài và chịu trách nhiệm bảo vệ cho quyền lợi Pháp và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Vả lại tôi cũng đã có ý định đề nghị với Chính phủ Pháp cử vào một số phái đoàn ngoại giao Pháp tại Viễn Đông những đại diện của Đông Dương có nhiệm vụ cộng tác tại chỗ để giải quyết những vấn đề liên quan đến Đông Dương.
Thứ hai: Nếu nước Pháp chấp nhận ký kết chính thức với Hà Nội, nó sẽ không vì thế mà tự ý xác định lập trường của mình theo nguyên tắc Việt Nam thống nhất cả ba kỳ lại thành một đơn vị lãnh thổ và chính trị duy nhất. Cái điều kiện cụ thể đặt ra trong phần đầu bức điện liên quan đến vấn đề Nam Kỳ không bao hàm ý nghĩa rằng chúng ta dứt khoát thừa nhận sự hợp nhất Trung Kỳ với Bắc Kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ thừa nhận là trái với nguyên tắc dân chủ nếu chấp thuận một giải pháp về điểm này mà không để cho nhân dân miền đó (Nam Kỳ) được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình một cách hoàn toàn tự do và hoàn toàn độc lập.
Ký tên: D’ARGENLIEU”
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)