Hoài nghi là một tên phản bội, bởi nó khiến bạn sợ hãi không dám liều mình, vì thế bạn đánh mất cơ may thành công của mình.

William Shakespeare

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 37: Phương Hướng Của D’Argenlieu
rái với suy nghĩ của Salan, d’Argenlieu đã hành động một cách tích cực. Hôm sau, ngày 12, ông ta gửi cho Sainteny - ngày 6, Sainteny có hỏi d’Argenlieu cho biết ông ta được phép giải quyết công việc đến mức độ nào - những chỉ thị chỉ rõ phương hướng của ông:
“Sau khi xem xét những báo cáo mới nhất của Hà Nội và căn cứ vào những cuộc trao đổi ý kiến của tôi với tướng Salan, tôi thấy các dữ kiện của vấn đề chính trị ở Bắc Kỳ có ý nghĩa như sau:
“1. Yếu tố Trung Quốc vẫn tiếp tục đè nặng lên việc giải quyết mối bất đồng giữa người Pháp và người Việt Nam của Việt Minh. Chúng ta biết rằng: tại trung ương cũng như ở vòng ngoại vi các nhà đương cục Trung Quốc mong rnuốn có một hiệp định Pháp - Việt trước khi họ rút quân. Họ sợ một đợt sóng đột khởi của cộng sản chạm vào khía cạnh xung yếu nhất trong đường lối chính trị hiện nay của Trùng Khánh. Vậy Hồ Chí Minh không phải là nhân vật mà họ ưa thích. Nhà đương cục Trung Quốc cũng lo ngại sẽ có thể có những sự trừng phạt trả đũa cửa các tầng lớp nhân dân bị áp bức năm tháng trời nay đối với những người thuộc quốc tịch Trung Quốc.
“2. Nhân vật ấy, tức ông Hồ Chí Minh - mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại, đã ngày càng được khẳng định là một chính khách có đủ phẩm chất và vững vàng trước mắt các tầng lớp nhân dân Việt Nam, và những người Việt Minh ly khai. Nếu không có yếu tố Trung Quốc chen vào thì không còn nghi ngờ gì nữa: chính là phải điều đình với ông Hồ để đi đến một sự chấp nhận.
“3. Kết luận của tôi là phải đi theo phương hướng đó. Quả như vậy, về những sự phản đối thuộc phạm trù tư tưởng được nhắc lại trên đây, có thể trả lời Trung Quốc như sau:...”.
Ở đây ông đô đốc gợi ý cụ thể: Chính các người duy trì liên hệ với nhân vật đó (ông Hồ Chí Minh - LND). Chúng tôi sẽ làm như các người. Trong chừng mực mà với tư cách là những người đồng minh tốt, các người tạo sự dễ dàng cho chúng tôi trở lại, thì cái lo ngại “cộng sản thâm nhập” của các người sẽ được giảm bớt đi thôi, vì rằng nước Pháp không muốn thấy mọc lên ở Bắc Kỳ một chính phủ mác-xít. Nguyện vọng của chúng tôi là duy trì lại trong Chính phủ Hà Nội những khuynh hướng khác không bị nghi là có ác tâm với Trung Quốc. Sau nữa, nếu các người đồng ý và không nhúng tay vào công việc nội bộ của chúng tôi, thì các người hãy nói những lời khuyên đứng đắn với kẻ thù của chúng ta...
“4. Cuối cùng, tôi gửi kèm theo đây hai tài liệu: tài liệu thứ nhất, dưới hình thức một giác thư, chỉ rõ ông có thể đi đến chừng mực nào trong việc tìm kiếm một hiệp định cơ bản với ông Hồ Chí Minh. Tài liệu thứ hai, mà ông sẽ đọc kỹ và giữ hoàn toàn bí mật, sẽ chỉ được trao cho người nhận nó sau khi đã cầm trong tay bức điện của tôi mang nội dung sau đây: “Yêu cầu trao thư cá nhân cho đương sự”.
Bức giác thư ngày 12/2 có nội dung như sau:
“I - Chính phủ Cộng hòa Pháp mong muốn có một sự thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội trên nền tảng dưới đây:
1. Chính phủ Hà Nội không muốn cắt đứt quan hệ với Pháp, cũng không muốn phủ nhận những quyền và lợi chính đáng của Pháp tại Đông Dương.
2. Chính phủ Cộng hòa về phía mình ghê tởm việc dùng thế mạnh quân sự của mình để bảo vệ những quyền và lợi cũng như sự an ninh của những người dân Pháp ở đây.
3. Chính phủ Cộng hòa mong muốn thỏa mãn những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam và tuyên bố rằng Chính phủ Hà Nội và cái chính quyền mà nhân dân tuân phục đó phải được tự do và làm chủ trên đất nước mình.
4. Chính phủ đó tự nguyện kêu gọi tới nước Pháp và được nước Pháp giúp đỡ cho mình cố vấn và nhân viên kỹ thuật trên bình diện chính phủ cũng như trên bình diện quản lý. Pháp đề cử người và nhận sự đồng ý của Chính phủ Hà Nội.
5. Chính phủ Hà Nội tham gia cùng với Pháp vào công cuộc tổ chức của Liên bang về những vấn đề có liên quan đến quyền đại diện ngoại giao, tài chính, kinh tế, luật pháp lao động và an ninh của Đông Dương.
6. Chính phủ Hà Nội bảo đảm cho những người Pháp cư trú trên lãnh thổ mình được thực hiện một quyền tư pháp riêng.
“II - Nếu nước Pháp sẵn sàng đàm phán chính thức và ngay từ bây giờ với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội, Pháp sẽ không độc đoán xác định lập trường của mình trên nguyên tắc nước Việt Nam thống nhất cả ba kỳ về mặt lãnh thổ cũng như chính trị. Pháp sẽ nhân danh tự do dành cho Nam Kỳ cái quyền nói lên tiếng nói của mình lúc cần.
“Pháp càng không thừa nhận cho Chính phủ Hà Nội cái quyền được phát biểu ý kiến thay cho toàn thể Đông Dương.
“Việc dùng chữ “độc Lập” đã bị hạn chế, không phải vì nước Pháp tuyệt đối ghê tởm chữ đó, mà nó nghĩ rằng vấn đề tìm kiếm một từ ngữ thích hợp sẽ rất dễ dàng sau khi đã trình bày cụ thể như trên đây. “Làm chủ tại nhà mình, được tự do” là những từ ngữ không mang hai ý nghĩa, không thể hiểu lầm chút nao: “Độc lập, Self – government” nói lên rất cụ thể cái điều nó muốn nói. Những từ ấy không có từ tương hợp thật chính xác trong tiếng Pháp.
“Nếu chính phủ ghê tởm chuyện dùng vũ lực bảo vệ các quyền lợi của mình trên đất Đông Dương, điều ấy có nghĩa là chính phủ muốn làm tất cả để tránh dùng vũ lực, nhưng nó lại bị ràng buộc bởi những nhiệm vụ quốc tế phải thay chân quân đội Trung Quốc và đưa quân của nó vào Bắc Đông Dương như chính phủ Trung Quốc đã bị ràng buộc bởi các hiệp định Potsdam”
Ngay từ ngày 11, d’Argenlieu đã giải quyết xong những điều kiện cho Leclerc tạm giữ quyền Cao ủy thay ông ta. Leclerc sẽ phải theo dõi tiến trình cuộc đàm phán Sainteny - Hồ Chí Minh tại Hà Nội và báo cáo về Paris cho ông đô đốc. Do một trục trặc kỹ thuật, máy bay chở d’Argenlieu mãi đến tối ngày 17/2 mới về đến được Paris.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)