It's so amazing when someone comes into your life, and you expect nothing out of it but suddenly there right in front of you, is everything you ever need.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35: Biến Chuyển Ở Paris Và Những Triển Vọng Mới
rong khi d’Argenlieu, điềm tĩnh, vẫn luôn luôn coi “yếu tố Việt Nam là thứ yếu so với yếu tố Trung Quốc” thì sáng ngày 21/1, ông ta được tin De Gaulle đã rời bỏ chính phủ. Ông ta rụng rời. Đây là một cú sốc mạnh đối với ông kể cả khi De Gaulle gửi cho ông một bức điện cá nhân bảo đảm sẽ giành cho ông một tình bạn thân thiết của mình và bảo ông “tiếp tục”, ông đô đốc không sao giữ nỗi xúc động và ông đã ghi trong nhật ký của mình: “Chính là quyền uy của quốc gia vừa mới hồi sinh đã ra đi. Với tôi, sự rút lui này không đánh dấu một cuộc khủng hoảng nội các mà là một sự biến hình của chế độ”.
Từ nay sẽ đi đến đâu? Ông sẽ không nhận được câu trả lời của Paris về bức công hàm ngày 28/12.
Ngày 24/1, chủ tịch Quốc hội Félix Gouin, một đảng viên đảng Xã hội được bầu làm “Chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa”. Gouin thành lập ngày 27 một chính phủ ba phái trong đó phong trào cộng hòa bình dân (MRP) với Bidault và Michelet, giữ bộ Ngoại giao và quân đội, nhưng Bộ pháp quốc Hải ngoại (bộ Thuộc địa cũ) lại về tay một đảng viên xã hội, Marius Moutet. Moutet ngay hôm 26, đảm bảo với d’Argenlieu vẫn tín nhiệm ông ta. Tất nhiên Langlade vẫn là Tổng thư ký của Ủy ban Liên bộ về Đông Dương (Cominindo); nhưng vì ông ta đã được De Gaulle cho thôi chức ngày 15/4 để trở về với công việc riêng tư, cho nên vấn đề chưa chắc chắn.
Ủy ban Liên bộ về Đông Dương họp đúng vào ngày 26/1 với đại diện các bộ (chính phủ chưa được chính thức thành lập).
Ủy ban nghe tướng Valluy báo cáo về cuộc đổ bộ Bắc Kỳ và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có ngay một quyết định vì hạn định rất cấp bách (cuối tháng 2 đầu tháng 3). Chiến dịch sẽ chứa đựng nhiều nguy hiểm. Nó phải được thực hiện với sự thỏa thuận của các nhà chức trách Trung Quốc, vì vậy cần phải xúc tiến ngay những cuộc điều đình, nhất là ở Trùng Khánh, cả ở Hà Nội nữa. Cần phải trả giá như thế nào đây để có được sự thỏa thuận ấy? Việc ấy sẽ do Chính phủ quyết định. Theo ý riêng ông, Valluy thảo ra một công hàm đề ngày 3/2, trong đó ông ta viết:
“… Chúng ta không nên tự giấu mình rằng chiến dịch này, về mặt kỹ thuật, sẽ khó khăn. Chúng ta ở trong tình thế phải tiến hành và chỉ đạo chiến dịch một cách rất khẩn trương. Nhưng nhất là đừng để cho nó xuất hiện dưới hình thức một hành động quân sự thuần túy, vì nó có thể:
— Sẽ đồng thời động chạm đến người Trung Quốc và người Việt Nam;
— Sẽ gây ra, trong một thời gian đầu, những vụ sát hại người Pháp tại Hà Nội và Hải Phòng (chưa kể ở Huế và Vinh);
— Sẽ “cầm cố” một cách nặng nề cả tương lai công cuộc hợp tác của chúng ta với nhân dân Bắc Kỳ;
— Sẽ kéo dài bằng một cuộc chiến tranh du kích trường kỳ và khắc nghiệt mà, giả thiết dù quân chính quy Trung Quốc không công khai cầm súng chống lại chúng ta đi nữa thì những quân không chính quy của họ cũng sẽ tham gia vào tại vùng biên giới;
— Chắc chắn sẽ gây ra, trên bình diện nội địa cũng như trên bình diện quốc tế, những sự phản ứng không hay.
“Chiến dịch ấy bắt buộc phải che giấu.
“Chúng ta có thể có, nếu không phải là những cuộc hội đàm, thì ít nhất cũng là những cuộc tiếp xúc cá nhân với các nhà lãnh đạo Việt Nam nếu đó là ông Hồ Chí Minh và những nhân vật tiến bộ của Việt Minh nói chung, có tinh thần văn hóa Pháp.
“Ông Hồ Chí Minh, là người mà chúng ta có thể tiếp xúc. Giờ đây, ông Hồ đại diện cho toàn thể các đảng phái của Chính phủ Liên hiệp và không tin ở Trung Quốc. Những cuộc tiếp xúc bắt đầu và được duy trì với ông sẽ không tránh khỏi những cuộc chiến đấu với một số băng nhóm khác, nhưng sẽ ngăn chặn được khi chúng ta đến, lời kêu gọi đầu một cuộc chiến tranh thần thánh và sẽ cho phép chúng ta đóng quân tại những điểm cơ yếu từ đó mà tỏa dần ra để bình định cả nước...
“Quân Trung Quốc ở Bắc Kỳ tìm cách vừa bảo vệ lấy “xương sườn” của họ (đặc biệt chống lại cộng sản) vừa mưu đồ những mối lợi vật chất...
“Khẩu hiệu trước mắt của họ hình như là chấp nhận sự trở lại của quân Pháp với điều kiện là Pháp trả cho họ một số tiền bồi thường trước và cam kết sẽ làm việc tối đa cho quyền lợi của họ trong tương lai...
“Điều chúng ta phải tìm kiếm là tạo nên một không khí như thế nào đó, để khi quân ta vào một cách đột ngột sẽ không biến thành một tiếng sét giữa trời xanh... Có thể hy vọng rằng những quyền lợi kinh tế mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận cho Trung Quốc để đổi lấy sự chấp nhận của họ đối với các quyền lợi của chúng ta và nguyên lý của việc chúng ta sẽ trở lại Đông Dương sẽ được chỉ định đủ rõ ràng để họ vui vẻ ra đi.
“Con đường ngoại giao, qua Trùng Khánh, và hoạt động trực tiếp bên cạnh các tướng tá Trung Quốc ở Hà Nội phải lấy những phương thức thay quân làm mục tiêu lý tưởng”... Thời gian hối hả...
Trong lúc đó, trên bình diện quốc tế, sự việc bắt đầu “động đậy”. Một mặt, quân Anh hoàn thành xong nhiệm vụ rồi, rút lui cuối tháng 1, có nghĩa là để quân Pháp ở lại hoàn toàn làm chủ miền Nam. Ngoài ra, tại Trùng Khánh, Salan đã được cấp giấy phép cho quân Pháp ở Trung Quốc được trở về Lào thế chân quân đội Trung Quốc (lệnh do chính Tưởng Giới Thạch ký ngày 24/1). Nhưng quân Trung Quốc vẫn cứng rắn: không có quân Pháp tại Bắc Kỳ, kể cả ở vùng người Thái.
Trong một bức thư gửi Salan ngày 24, Leclerc yêu cầu Salan giờ đây hãy về Hà Nội để “thúc đẩy thêm một lần nữa” những cuộc hội đàm với ông Hồ Chí Minh đang trì trệ gần như “sắp tới điểm chết”.
D’Argenlieu trong bài diễn văn mừng Tết nguyên đán (1/2) khẳng định trở lại lập trường của ông:
“Chúng tôi cầu chúc rằng không lâu nữa nhân dân Việt Nam sẽ có thể tự quản lý và tự cai trị lấy mình. Bằng một câu, chúng tôi chúc mừng nhân dân Việt Nam trở thành người chủ trên đất nước chỉ với một điều kiện thôi là thực hiện được một trật tự công cộng bảo đảm, không phân biệt dân tộc hay giai cấp, sự tôn trọng cũng như sự an ninh của người và của một cách đầy đủ.
“Chúng ta hãy nói thêm rằng, để thực hiện lý tưởng ấy một cách công bằng và bảo đảm cho nó được ổn định, nước Việt Nam vẫn còn đang cần trong một thời gian nữa và vì lợi ích của chính họ, đến một sự giúp đỡ và một kinh nghiệm của nước ngoài. Nước Pháp tình nguyện cung ứng hai điều ấy cho Việt Nam với tất cả tinh thần hữu nghị...
Ông đô đốc vừa mới đi Phnôm Pênh về sau khi đã dự lễ mừng tình hữu nghị Pháp - Khơmer tiếp theo việc ký kết bản “tạm ước” ngày 7/1. Ông thông báo sự sắp sửa thiết lập tại Sài Gòn một Hội đồng tư vấn của Nam Kỳ. Sắc lệnh thành lập Hội đồng này được ký ngày 4/2. Hội đồng gồm 4 thành viên người Pháp và tám thành viên người bản xứ sẽ do chính ông đô đốc khai mạc vào ngày 12/2.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)