People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 33: De Gaulle: “Chúng Ta Là Những Kẻ Mạnh Nhất”
ù sao thì đô đốc d’Argenlieu tự cho mình đã nắm đủ bằng cứ để có thể, ngay từ ngày 28 tháng 12, gửi cho tướng De Gaulle một “bản tin về các đảng phái Việt Nam” (trong đó ông ta không nói đến bản thỏa hiệp ký kết ngày 23/12 giữa ông Hồ Chí Minh với các đối thủ của ông).
Trong bản tin đó, người ta đọc được như sau:
“1. Chúng ta không thể tìm được một mảnh đất thỏa hiệp giữa Cao ủy với lãnh tụ các đảng lớn của Việt Nam (Hà Nội) nếu không căn cứ vào đường lối chính trị của Trung Quốc... Cái trục xoay của đường lối chính trị ấy - mà chúng ta đã chứng kiến hậu quả tại Đông Dương - là cuộc đấu tranh của chính phủ trung ương Trùng Khánh chống đảng cộng sản”.
Và ông đô đốc nhấn mạnh rằng chính vì lý do ấy mà Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Hà Nội.
“1. Nghi ngờ Việt Minh vì nguồn gốc và những mối liên hê cộng sản của nó, và thúc ép ủng hộ các đảng phái căn bản thân Trung Quốc là những đảng bài ngoại quyết liệt và chống lại Việt Minh. Trung Quốc có đủ lực lượng tại chỗ.
“2. Chính phủ Cách mạng Việt Nam với lãnh tụ là ông Hồ Chí Minh không mong gì cái việc cắt đứt quan hệ với Chính phủ Cộng hòa (Pháp). Chính phủ cách mạng Việt Nam biết rõ rằng mối cảm tình tích cực của một số nhân viên Hoa Kỳ cũng sẽ không đi tới mức độ khiến Hoa Kỳ gửi lực lượng vũ trang tới Đông Dương đâu. Chính phủ đó có tính chất chống Trung Quốc nhưng chưa đến nỗi bài ngoại. Mặc dù họ đả kích mạnh mẽ những người Pháp thực dân đế quốc (lập trường độc đoán của đảng), họ vẫn giữ những mối liên hệ sâu sắc với Pháp. Họ thú nhận trong những cuộc hội đàm không chính thức rằng, để tồn tại, họ cần có sự nâng đỡ của một cường quốc và xét cho cùng thì họ thấy nước Pháp xứng đáng nhất với vai trò cường quốc đó.
“3. Sau nữa, Chính phủ Cách mạng Việt Nam chắc chắn mong muốn tránh một hành động quân sự mãnh liệt và đi đến một hiệp định với nước Pháp mà giờ đây - tôi nói: giờ đây - đã bắt đầu được nhìn bằng một con mắt thiện cảm của một phần nhân dân Bắc Bộ. Do đó mà họ đang tăng cường những cuộc tiếp xúc với người của chúng ta. Nhưng các thành viên của Chính phủ cách mạng Việt Nam đang bị theo dõi sát sao bởi những phần tử cực đoan và những phần tử đối lập. Họ buộc phải hành động giấu giếm. Đó là lý do vì sao trước đây và ngay trong hiện tại vẫn cần giữ hoàn toàn bí mật những quan hệ của họ với các đại diện của Chính phủ Pháp...
“4. Có một chữ “nhưng” khác nhấn mạnh về điều cản trở chúng ta trên con đường tiến tới một thỏa thuận:
“Nếu như, theo bản tính người châu Á, để khỏi mất thể diện, các lãnh tụ Việt Minh sẵn sàng chấp nhận một tạm ước với người Pháp, thì mặt khác họ càng thấy không thể nào bỏ qua được chữ “độc lập”... Chữ “độc lập” mang một ý nghĩa rất rõ ràng - người ta tuyên bố vậy - cái nghĩa đó là “làm chủ tại nhà mình”...
“Dĩ nhiên sẽ rất có lợi cho chúng ta về bình diện quốc gia cũng như quốc tế nếu ký được một hiệp nghị hoặc một cuộc ngưng chiến với các đảng phái chống đối chúng ta tại Bắc Bộ hoặc với đảng mạnh nhất chống lại các đảng phái đối lập bởi vì các đảng phái này chống nhau một cách trắng trợn vô liêm sỉ lắm...
“Nếu khi quân đội ta đến Bắc Bộ mà xảy ra một cuộc xung đột vũ trang đẫm máu nghiêm trọng thì sẽ mang lại một hiệu quả tai hại đối với dư luận nhân dân thế giới và ngay cả đối với dư luận nhân dân Pháp, tôi đoán trước như vậy.
“Để thoát ra khỏi mê cung này một cách xứng đáng, để kết thúc một cách có danh dự những cuộc thương nghị dài dòng, hoặc chúng ta phải tìm ra một công thức mới mẻ, hoặc chúng ta phải tạo ra sự kiện mới để cùng với cái bốc do sự kiện mới gây ra mà tạo nên một sự hòa hoãn bên trong thì sẽ làm dễ dàng cho việc ký kết một tạm ước hay một cuộc ngưng chiến và bên ngoài thì sẽ xoa dịu dư luận quần chúng”.
D’Argenlieu kể ra một vài công thức, ví dụ: “độc lập trong lòng Liên bang Đông Dương”, “độc lập trong lòng Liên hiệp Pháp”, “độc lập tương hợp với sự duy trì Liên bang Đông Dương một bên và Liên hiệp Pháp một bên”, “tự trị trong Liên bang Đông Dương mà Đông Dương lại hưởng nền độc lập rộng rãi nhất trong Liên hiệp Pháp”; và ông tự hỏi: “Liệu những từ ngữ như vậy có bị tiên thiên bác bỏ bởi Chính phủ Pháp hay không?” và ông nói thêm ngay: “Ta hãy nhấn mạnh rằng: không một công thức nào trong các công thức trên đây, dù gần dù xa, có dính dáng gì tới cái thuyết về nước Việt Nam vĩ đại cả”. Ông ta nói tiếp:
“Sự chống đối của nhiều người và không phải là những người bé nhỏ nhất – là: một khi chữ “độc lập” đã buông ra rồi, thì những kẻ ủng hộ sẽ lợi dụng ngay tức khắc bằng cách giả vờ không biết những giới hạn đã được ghi nhận rõ ràng. Chúng ta có thể bác bỏ lập luận này rằng: “Hãy coi chừng, cái cử chỉ bộc lộ quá muộn màng thì như vậy có vẻ không chân thực, không tự nguyện và như vậy các người sẽ mất đi bao nhiêu cái lợi đấy”.
Còn về “sự việc mới, thì đó có thể là sự xuất hiện trên chính trường của một nhân vật Việt Nam có khả năng thay thế cho lãnh tụ Việt Minh mà không làm mất uy tín của Việt Minh - lúc đó đã bị mất tín nhiệm - và, ngoài cái đạo quân cổ điển ô hợp gồm những tên bất mãn, tham lam và ti tiện còn lôi cuốn cả một nhóm, tuy ít mà rất cơ động, những nhân vật lỗi lạc và cuồng tín”. Ông ta không muốn “nhắc đến tên tuổi một ai” (vì lộ một chút xíu bí mật là có thể làm cho mưu đồ này thất bại)[35].
Ông đô đốc gửi kèm theo bản “thông báo tin tức” ấy một bức ủy nhiệm thư gửi cho De Gaulle đề ngày 2/1/1946 trong đó ông ta vừa báo tin rằng có thể ông tạt về Paris vào cuối tháng 1, vừa nhấn mạnh:
“1. Đọc xong bản tin tôi gửi cho Ngài, Ngài sẽ thấy rằng chúng ta đang đi đến một bước ngoặt quan trọng: hoặc những cố gắng kết hợp của chúng ta bên cạnh Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Trùng Khánh và tại Hà Nội và bên cạnh các lãnh tụ Việt Nam tại Bắc Kỳ cho phép chúng ta thay thế quân đội Trung Quốc mà không có vấp váp gì đáng kể, hoặc chúng ta sẽ phải dùng vũ lực để đưa quân chúng ta vào...
“2. Tôi dự đoán rằng ý định đi thăm Đông Dương của Ngài vẫn nằm trong kế hoạch những công việc Ngài phải quan tâm. Ngài biết chúng tôi sẽ đón tiếp Ngài với một tấm lòng như thế nào. Tuy nhiên, tôi thấy cũng cần lưu ý Ngài rằng một vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp đến Đông Dương mà không có một cuộc đón tiếp chính thức tại Hà Nội thì không nên. Hà Nội là trung tâm thực thi chủ quyền của chúng ta. Nếu như người ta có thể hy vọng, chúng ta lại trở về đặt nhiệm sở chúng ta vào cuối tháng 2 tại Hà Nội, thì cái thời điểm thuận lợi nhất cho chuyến đi thăm của Ngài là trong khoảng tháng tư....
Bức thư và bản tin được giao cho thiếu tá Mus[36] (rời Sài Gòn đi Paris ngày 3/1). Mus phải đưa tận tay cho De Gaulle, nhưng có bản sao gửi cho Soustelle, Bidault và Michelet. Nhưng trước khi Mus đến Paris thì ở Sài Gòn ngày 5/1, người ta được tin ông hoàng Vĩnh San bị thiệt mạng ngày 28/12 trong một tai nạn máy bay tại AEF (Châu Phi xích đạo thuộc Pháp) (Oubanghi – Chari) trên đường bay về đảo Réunion. D’Argenlieu sẽ ghi: “Sự việc mới vậy là tan tành mây khói, như một giấc mơ”.
Cuối cùng, Mus đã trao tài liệu cho De Gaulle[37], đang rất buồn phiền vì cái chết của Vĩnh San. Sau này, ông ta kể lại rằng sau khi đã xem các tài liệu ông mang đến, “De Gaulle đã đứng thẳng người lên và tuyên bố giọng rất quả quyết:
Chúng ta sẽ trở lại Đông Dương, vì chúng ta là những kẻ mạnh nhất”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)