"We will be more successful in all our endeavors if we can let go of the habit of running all the time, and take little pauses to relax and re-center ourselves. And we'll also have a lot more joy in living.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 31: Một Cuộc Tiếp Xúc Mới
hính trong hoàn cảnh đó, Việt Minh đã chủ động tiếp xúc một lần nữa với người Pháp. Ngày 01/12, ông Hồ Chí Minh, ông Giám, và ông Giáp bí mật gặp Sainteny, Pignon và Caput[34]. Vấn đề đặt ra là nước Pháp đồng ý thừa nhận hay không nền độc lập của Việt Nam. Chính phủ cách mạng Việt Nam không muốn đoạn tuyệt với Pháp mà họ còn mong có sự giúp đỡ. Ông Hồ còn nói ông mong muốn sẽ sớm được gặp đô đốc d’Argenlieu. Hai bên hẹn sẽ gặp lại nhau, sẽ dự thảo một đề án hiệp định mà hai bên sẽ cùng thảo luận. Ngày 04, ông Giám nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa cuộc đàm phán đến hiệu quả thực tế vì Trung Quốc đang đe dọa dồn dập và bí mật khó mà giữ kín lâu được, do chính phủ đang bị kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, khó lòng bố trí được một cuộc tiếp xúc chính thức giữa ông Hồ Chí Minh và d’Argenlieu. Ngày 07/12, phía Pháp trao cho phía Việt Nam một bản dự án. Người Pháp nói họ sẵn sàng “trao cho dân tộc Việt Nam một nền độc lập tương hợp với Việt Nam một mặt có chân trong Liên bang Đông Dương mặt khác vẫn nằm trong Liên hiệp Pháp”. Chính phủ cách mạng Việt Nam nói rằng “Những giải pháp đưa ra phải vừa đáp ứng nguyện vọng độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam vừa thừa nhận những quyền cũng như những lợi ích chính đáng của nước Pháp”.
Tóm lại, sẵn sàng thừa nhận một nền độc lập thực tế nào đó chứ không phải là đồng ý một cách tổng quát. Pignon không giấu giếm rằng, nếu Chính phủ cách mạng Việt Nam không cố gắng lên chút ít, một cách nghiêm túc, để xích quan điểm hai bên lại gần nhau hơn, thì những cuộc đàm phán nhất định sẽ thất bại. Nhưng ông Giám thì nói rằng: vấn đề cơ bản là “mở” những cuộc đàm phán, và công bố cho mọi người, chẳng hạn bằng một lời tuyên bố của Cao ủy thông báo rằng ông có ý định tìm một giải pháp hòa bình và mong muốn nối lại những quan hệ hữu nghị truyền thống với dân tộc Việt Nam, bằng cách đề nghị mở ngay những cuộc hội đàm trên cơ sở nền độc lập dân tộc. Hà Nội sẽ trả lời ngay tức khắc. Pignon đáp lại: Sài Gòn không thể cam kết khi không có gì làm bảo đảm và cần phải có sự thỏa thuận của Paris trước. Ông Giám thú nhận rằng Chính phủ cách mạng Việt Nam đang sợ một vụ bạo lực từ phía đối lập và quân đội Trung Quốc, rằng muốn tránh vụ bạo lực thì lại phải có những nhượng bộ mới nữa; nhưng ông muốn biết trong trường hợp đó ông có thể tin cậy vào sự ủng hộ của Pháp hay không? Pignon vẫn lẩn tránh câu trả lời, nên ngày 09/12 ông Giám báo cho Pignon biết cuộc đàm phán không thể tiếp tục, tuy nhiên ông vẫn hy vọng có thể đi đến một thỏa hiệp với Pháp miễn có ghi nhận “nguyên lý độc lập”. Lúc này tiếng đồn “đang có những cuộc đàm phán với Pháp” được lan truyền ra tại Hà Nội làm cho mọi người ai ai cũng đều vui mừng, dĩ nhiên trừ những kẻ đối lập. Kể từ ngày 08/12, Caput đã gửi thư cho đô đốc d’Argenlieu trình bày rằng chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh và Việt Minh là có đủ tư cách đại diện cho dân tộc Việt Nam; rằng “họ vẫn là những người có đủ khả năng hơn cả để lôi cuốn được mọi người theo một hiệp định Pháp - Việt”; vậy Pháp sẽ có lợi nếu “giúp” Chính phủ cách mạng Việt Nam chống lại phe phái đối lập và quân Trung Quốc – “là những kẻ thù chung của chúng ta”. Những cuộc điều đình có thể nhanh chóng đi đến kết quả - Caput nói - với điều kiện là Pháp chấp nhận “nguyên lý độc lập” - Bằng không, Hà Nội sẽ quay trở lại với Trung Quốc, vì người Việt Nam mong muốn có “độc lập từ tay Pháp”, nhưng nếu không thể như vậy được thì họ sẽ nhận độc lập từ tay Trung Quốc đã, sau đó có thế nào sẽ liệu.
Về phía mình, Pignon cũng gửi báo cáo cho ông đô đốc.
“Liệu người ta có nên mong cho Việt Minh bị lật đổ dưới sức ép của quân Trung Quốc và sự phân tán của các đảng phái đối lập? Câu hỏi dường như không mang sẵn một câu trả lời chắc chắc. Có điều không ai nghi ngờ nữa là Việt Minh bao gồm những nhân vật nổi bật nhất và vô tư nhất, và như vậy, có thể coi như những nhân vật nguy hiểm nhất nhưng cũng là những kẻ kiên định nhất, do đó, đối với chúng ta, có khả năng sẽ tôn trọng những lời cam kết của họ hơn cả.
“Không ai chối cãi được rằng cái tính cách chân chính duy nhất là tính cách ông Hồ Chí Minh. Một giải pháp cho ông Hồ đưa ra và đi đúng hướng dư luận quần chúng thì chắc chắn được quần chúng chấp nhận ngay. Không một lãnh tụ của một đảng phái nào có khả năng làm như vậy.
“Nhưng điều cần ghi nhớ luôn luôn và mặc dù rất quan trọng, vấn đề Việt Nam vẫn là thứ yếu mà vấn đề Trung Quốc vẫn là vấn đề chủ yếu. Chính là tùy thuộc những giải pháp áp dụng cho vấn đề Trung Quốc mà chúng ta sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề Việt Nam”...
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)