However rare true love may be, it is less so than true friendship.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30: Sự Bất Khả Thống Nhất Các Phe Đối Lập
gày 02/11, Nguyễn Hải Thần tự thấy mình “bị lu mờ” bèn tố cáo thỏa hiệp 23/10, rồi cùng với lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng vừa tới Hà Nội, ông ta quyết định tăng cường cuộc đấu tranh chống lại Việt Minh. Cả hai đảng (Đồng Minh Hội và Việt Nam quốc dân đảng) ra sức lên án sự bất lực hoàn toàn của Chính phủ Việt Minh cũng như tính chất cộng sản của chính phủ đó. Họ nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể chấp nhận cho thành lập sát sườn mình một nước cộng hòa cộng sản. Ngày 08/11, Nguyễn Hải Thần đòi Việt Minh phải nhường chỗ cho những “phần tử quốc gia chủ nghĩa thật sự”.
Ngày 10/11, từ miền Nam, hai lãnh tụ Việt Minh ở Sài Gòn Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch ra Hà Nội. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của mình, hai người thừa nhận lực lượng quân Pháp hiện đại mạnh lắm, đến mức độ người ta chỉ có thể làm cuộc chiến tranh trường kỳ dưới hình thức du kích. Nhưng muốn thực hiện được du kích chiến (và cuộc “kháng chiến trường kỳ”), cần thiết phải có nền móng vững vàng. Có nghĩa là tuyệt đối phải cứu lấy Hà Nội và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 10 và 11 tháng 11, quyết định giải tán đảng - mà các mục tiêu đều được tuyên bố “thực hiện hoàn thành” và các đảng viên nào muốn tiếp tục theo đuổi việc học tập lý luận thì xin mời gia nhập một “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác”. Sự việc này chắc chắn đã trấn an Trung Quốc; ông Hồ đã không ngớt nhắc đi nhắc lại với người Trung Quốc rằng: ông không phải là cộng sản mà ông chỉ theo đuổi thực hiện những lý tưởng và chương trình của Tôn Dật Tiên. Đồng thời, ông Hồ Chí Minh, qua trung gian ông Hoàng Minh Giám, tổng thư ký Chính phủ, đã tiếp xúc với người Pháp. Trong một bản giác thư ngày 12/11, lập trường của Việt Nam được xác định như sau:
“1. Nước Pháp sẽ thừa nhận không chậm trễ nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam.
“2. Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi những biện pháp nhằm bảo vệ uy tín nước Pháp và sẽ có những nhượng bộ với Pháp về phương diện kinh tế và văn hóa.
“3. Nhằm tạo ra được một không khí thuận lợi cho việc đàm phán, các nhà chức trách Pháp sẽ cho chấm dứt ngay những chiến sự ở Nam Bộ và trong suốt thời gian của cuộc đàm phán, ngưng vận chuyển đến Đông Dương quân đội và vũ khí”.
Pignon cho rằng văn kiện này không có cơ sở, không chấp nhận được. Nhưng người ta quyết định vẫn duy trì sự tiếp xúc.
Phía đối lập giờ đây đã kết thành một khối “quốc gia” và tăng cường hoạt động chống Việt Minh. Họ tính toán sẽ dựa thế quân Trung Quốc, đe dọa dùng vũ lực trục xuất những người cộng sản ra khỏi chính quyền. Việt Minh lúc này đã nhận đàm phán; cuộc đàm phán bắt đầu ngày 17/11.
Nhưng cũng ngày hôm đó, với mục đích làm cho tình hình tiền tệ trở nên lành mạnh sáng sủa hơn, (nó trở nên quá tồi tệ vì lạm phát trong thời kỳ Nhật chiếm đóng), Chính phủ Liên bang Sài Gòn đã quyết định hủy bỏ tất cả các tờ giấy bạc 500 đồng - phần lớn, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, đang nằm trong tay người Hoa. Biện pháp này gây ra một cuộc khủng hoảng ngay giữa lúc tại Hà Nội, Pháp và Trung Hoa vừa khó khăn lắm mới đạt được một thỏa thuận về “chi phí lưu trú” và “bảo dưỡng” của quân đội Trung Quốc. Quả nhiên quân Trung Quốc không chấp nhận quyết định, yêu cầu Pháp phải đổi nguyên xi những giấy bạc năm trăm đồng lấy những giấy bạc nhỏ hơn. Ngân hàng, nhận chỉ thị của Sài Gòn, từ chối! Thế là, tại Hà Nội, hết chuyện ám sát đến chuyện rối ren bất trắc liên tục xảy ra làm cho người Pháp bị hăm vào tình thế hoàn toàn thiếu an ninh. Quan hệ Pháp - Trung đồng thời căng thẳng đến cực độ. Việt Minh tạm thời đoàn kết với quân Trung Quốc và ủng hộ chiến dịch chống Pháp quyết liệt đang diễn biến tại miền Bắc. Một lần nữa, người ta đòi hỏi phải thống nhất mọi đảng phái với nhau. Ngày 19/11, Siao Wen triệu tập lãnh tụ các đảng họp và ký kết với nhau một cuộc ngừng bắn và một thỏa ước chính trị. Việt Minh từ chối không chịu bỏ dự án tổng tuyển cử đã chuẩn bị cho ngày 23/12. Nhưng Việt Minh nhận thành lập ngay tức thời một “chính phủ thống nhất quốc gia” và đề xuất nghiên cứu một đường lối chính trị chung và một quân đội chung. Giải pháp này vẫn chưa thỏa mãn được phe chống đối: họ dòi hoãn cuộc bỏ phiếu vô thời hạn. Được tin biết một vụ bạo động đang được chuẩn bị chống lại mình, Việt Minh quyết tâm chiến đấu, vận chuyển về nông thôn các tài liệu lưu trữ của mình và chuẩn bị phát động chiến tranh du kích, dự liệu cả một chiến lược tiêu thổ kháng chiến.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)