A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28: Một Vấn Đề Kép
ại Paris và Chandernagor, người ta cho rằng tính chất quốc tế của vấn đề Đông Dương chi phối tất cả: trước hết, phải thương lượng với người Anh để họ cho phép người Pháp được đặt chân lên lại ở Nam Kỳ và cung cấp phương tiện vật chất cho họ thiết lập quyền bính trở lại ở phía Nam vĩ tuyến 16. Nhưng ở đây, sự ngờ vực của De Gaulle dường như không có căn cứ. Quân Anh chuyên chở các lực lượng vũ trang của Pháp và đặt vào tay họ những phương tiện mạnh. Họ tập trung, giải giáp rồi chuyển hết quân Nhật đi, nhưng không điều đình với người Việt Nam; cuộc ngưng bắn đã nhanh chóng bị phá vỡ. Leclerc đến Sài Gòn ngày 05/10, không mất thời giờ bàn luận. Những biến đổi của cuộc ngưng chiến ngắn ngủi ấy đã thuyết phục được ông ta rằng chừng nào người Việt Nam chưa ý thức được sức mạnh của Pháp thì sẽ chẳng có việc gì thành. Trong một bức thư gửi cho De Gaulle (ngày 13/10) ông ta đã viết:
“Sẽ là một điều sai lầm tuyệt đối nếu chúng ta điều đình với đại diện Việt Minh trước khi chỉ cho họ thấy sức mạnh của chúng ta”.
Và De Gaulle trả lời cho Leclerc (27/10):
“Bạn thân mến, chúng ta chẳng có gì để ký kết với người dân bản xứ, chừng nào chúng ta không có sức mạnh. Cho đến lúc đó, chúng ta có thể thận trọng và tùy thời cơ thuận lợi mà có vài cuộc tiếp xúc với họ; nhưng chỉ vậy thôi”.
Những nhóm đầu tiên của tập đoàn Massu thuộc sư đoàn 2 chiến xa đến ngày 23/10. Với đơn vị ấy, Leclerc sẽ có thể xông trận. Ngày 26, trong một bức thư gửi De Gaulle, d’Argenlieu, vẫn ở Chandernagor, viết:
“Leclerc đã hoàn toàn bị thu hút vào cái mộng “tái chinh phục” của ông ta. Nó mạnh hơn cả ông ta. Tôi nghĩ rằng cần phải gạt cái mộng ấy đi. Chúng ta đến đây không phải để phô trương những cành nguyệt quế mới nhờ những trận chiến đấu gay go chống lại quân thù. Chúng ta cần phải lập lại trật tự một cách quả quyết trong lòng những nhân dân bạn bè, mà chỉ một bộ phận quay lưng lại với chúng ta do sự đồng lõa không tốt của quân Nhật và những phần tử quốc gia chủ nghĩa cực đoan Việt Nam”...
o O o
Vấn đề ở miền Bắc Đông Dương một ngàn lần không đơn giản như ông đô đốc ngồi tại đại bản doanh của ông ta tại Chandernagor tưởng lầm. Dĩ nhiên phải điều đình với Trung Quốc để thuyết phục họ rút nhanh quân của họ ở Bắc Đông Dương về và để cho quân Pháp trở lại đó[31]. Nhưng lúc này tại Bắc Bộ đã hiện lên một mớ bòng bong khó mà tin là có thật. Trước hết, người ta thấy hình như Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia, muốn thực hiện một sự trả thù lại nước Pháp với hai duyên cớ: một là từ một thế kỷ nay, nước Pháp đã thành một đế quốc chiếm hữu thuộc địa, là điều mà Trung Quốc khó lòng chấp nhận. Hai là không những Trung Quốc muốn nước Pháp trả lại cho mình những đất đai của Trung Quốc đã nhượng cho Pháp trước đây (Thượng Hải, Hán Khẩu v.v...) và lãnh thổ Quảng Châu Loan, mà Trung Quốc còn muốn Pháp nhượng lại cho mình cả đoạn đường sắt Vân Nam, muốn hủy bỏ quyền lãnh ngoại của Pháp tại Trung Quốc (đặc quyền giảng đạo và tài phán), đòi quyền quá cảnh Bắc Bộ và một chế độ tối huệ quốc cho Trung Hoa tại Đông Dương. Sự có mặt của quân đội Trung Quốc tại Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam tăng sức nặng cho những yêu sách của chính phủ Trùng Khánh trong đó không phải không có những người nuối tiếc thời xa xưa cho rằng Trung Quốc có thể lập lại ở Việt Nam một hình thức bảo hộ theo kiểu nước chư hầu ngày trước. Các phần tử quốc gia chủ nghĩa Việt Nam (Đồng minh, Việt Nam quốc dân đảng) tỏ ra sẵn sàng thực hiện một sự liên kết chặt chẽ với Trung Quốc - tất nhiên với sự đồng tình của một vài cơ quan của Mỹ - nhằm tránh bất cứ một sự tiến công trở lại nào của “chủ nghĩa thực dân” Pháp.
Rắc rối hơn nữa là quân Trung Quốc tranh giành nhau chiếm đóng đất nước và chiến lợi phẩm. Trong khi Lư Hán - kẻ ngay từ đầu đã tuyên bố bác bỏ 14 điểm của Trùng Khánh - mong muốn có một “trusteeship” (độc quyền buôn bán) của Trung Quốc hay Vân Nam trên đất Việt Nam và Trung Quốc giúp Việt Nam giành lại độc lập, thì chính phủ trung ương chỉ đặt vấn đề kiểm soát, có nghĩa là có thể tống tiền điều cam kết của mình... Mặt khác, đối đầu với Mao Trạch Đông, Trùng Khánh không ưa gì thấy xuất hiện tại Bắc Bộ, ở hậu phương của mình, bất cứ một chính quyền cộng sản nào. Trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc đến chiếm đóng miền Bắc Đông Dương, có những tướng tá, thủ lĩnh và những đơn vị thuộc mọi cơ cấu (trừ cộng sản) rất phức tạp, nhưng tất cả đều nặng đầu óc quyền lợi vật chất. Làm sao người Pháp có thể vận động dễ dàng được trên một bàn cờ phức tạo như vậy?
Tuy vậy, một cuộc điều đình Pháp - Trung vẫn được mở ra ở cấp chính phủ vào tháng 10, tại Trùng Khánh. Cuộc điều đình tiến hành rất chậm chạp; các chi phí sẽ tùy thuộc vào những biện pháp tài chánh và tiền tệ của các nhà chức trách Pháp ở Sài Gòn[32] và phục thuộc vào quá trình diễn biến của tương quan lực lượng giữa các đảng phái Việt Nam. Tính chất “quy tụ đồng chiều” của các quyền lợi của Pháp và Việt Minh mà Sainteny đã nhấn mạnh ngày 03/10, sẽ bộc lộ ngày càng rõ ràng. Ở miền Bắc, ngoài những việc hằng ngày de dọa và xâm phạm đến tính mạng và tài sản của người Pháp, điều gì đang đe dọa Đông Dương đã hiện lên một cách rõ ràng, ai cũng trông thấy và cũng cảm nhận một cách cụ thể. Miền Nam không như vậy, yên tĩnh đã trở lại với Sài Gòn.
Ở miền Nam, Leclerc đã chuyển sang tấn công. Trước tiên, và ngay từ giữa tháng 10, ông ta đã nắm chắc được Campuchia, loại trừ ra khỏi Phnôm Pênh chính phủ Sơn Ngọc Thành thù địch, do đó bảo đảm được việc tiếp tế cho Sài Gòn. Với tập đoàn Massu, ông ta đã nhanh chóng làm tan rã bộ máy quân sự non trẻ của Việt Minh tại Nam Bộ và chiếm được tất cả các thành phố ở châu thổ sông Mêkông. Việt Minh bắt buộc phải thực hiện chiến tranh du kích. Chính sách “tiêu thổ kháng chiến” tai hại của họ đã ly gián lòng dân khá nhiều.
Ngày 30/10 đô đốc d’Argenlieu đến Sài Gòn. Tại đây, vài hôm sau, ông ta đặt ra “chính phủ liên bang” như đã dự định trong tuyên bố 24/3 mà chẳng cần phải nói là chính phủ “lâm thời” gì cả. Vậy nhưng cái “chính phủ” ấy chỉ gồm toàn những công chức người Pháp mà chẳng có lấy một mống nào người bản xứ.
Ông đô đốc vội vàng mở ngay những cuộc đàm phán với Canlpuchia của vua Sihanuc; cuộc đàm phán ngày 7/1/1946 đã dẫn tới một “tạm ước” thỏa thuận cho Campuchia được quyền tự trị nội tại.
Cuối tháng 1/1946, Nam Bộ và cả miền Nam Trung Bộ (với Đà Lạt, Ban Mê Thuột và Nha Trang) có vẻ như đã được bình định xong, hay ít ra cũng đã nằm dưới sự kiểm soát của quân Pháp. Người ta bàn chuyện khoác cho Nam Bộ, thuộc địa Pháp, một quy chế chính trị theo tinh thần bản tuyên bố ngày 24/3, nhưng với những người dân Nam Bộ nào?
Như vậy, việc lập lại chủ quyền Pháp trên đất Đông Dương có vẻ thuận chiều.
Tuy nhiên, ở miền Bắc, trái với những dự đoán u ám của Sainteny và Pignon, chính quyền của Việt Minh đã được củng cố. Sợ quân Trung Quốc, họ đã hết sức tránh những chuyện khiêu khích; họ còn tìm cách làm dịu các chỉ huy quân đội Trung Quốc bằng nhiều tặng vật. Để chạy đua thời gian với các đảng quốc gia kình địch và với ý định tạo cho mình một hình thức dân chủ hợp pháp càng sớm càng hay, Việt Minh đã quyết định ngay từ ngày 08/9, sẽ tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu một quốc hội lập hiến và bằng sắc lệnh ngày 17/10, quyết định tổng tuyển cử vào ngày 23/12. Việt Minh đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ chế độ của các giám mục công giáo và các giám mục đã đệ thì lên Giáo hoàng Pie XII xin cầu nguyện cho Việt Nam độc lập. Việt Minh đã xác định một chương trình cải cách chính trị và xã hội. Quả thật là họ đã kiệt quệ sức lực và các ngân khố quốc gia đều rỗng không. Nhưng họ cũng đã biết thực hiện với bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc những mối quan hệ tuy “hai mặt” nhưng mà rất bổ ích, và họ cũng đã biết khéo lợi dụng những “sáng kiến” của Pháp ở miền Nam. Bộ trưởng Chiến tranh Trung Quốc Hô Ying Chin đến thăm Hà Nội từ ngày 13/10 đã quyết định, sau khi đã xem xét cái cách thức quân Pháp tái chiếm Sài Gòn ngày 23/9, sẽ không cho phép quân đội Pháp - mà chỉ huy sẽ là tướng Salan thay chân tướng Alessandri - đặt chân trở lại Bắc Đông Dương, cho đến khi có lệnh mới; cũng không cho phép tái vũ trang những cựu tù nhân cũ của Pháp hiện đang có mặt tại Hà Nội.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)