A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint.... What I began by reading, I must finish by acting.

Henry David Thoreau

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24: Sự Phủ Nhận Thực Tế
rong thời gian này, Paris đã gây ra một ấn tượng kỳ quặc lạ lùng, vừa quả quyết vừa không thức thời. Mặc dù đã biết trước, từ cuối tháng 7, về sự phân chia xứ Đông Dương thành 2 vùng và sự đầu hàng sắp sửa đến nơi của quân Nhật,. chính phủ vẫn quá muộn màng trong việc thành lập bộ tham mưu “giải phóng”. D’Argenlieu và Leclerc mãi đến 15/8 mới được cử làm Cao ủy và Tư lệnh tối cao các lực lượng Pháp. Những chỉ thị của De Gaulle gửi d’Argenlieu ngày 16/8 có tính chất rộng rãi:
“1. Cao ủy Pháp tại Đông Dương sử dụng những quyền hạn của mình là Toàn quyền Đông Dương và là Tổng tư lệnh các lực lượng thủy, lục, không quân có căn cứ trên đất Đông Dương hoặc đã được chỉ định để đến đóng ở Đông Dương.
“Sứ mệnh đầu tiên của Cao ủy là khôi phục lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương.
“2. Tướng chỉ huy tối cao của các lực lượng quân sự tại Viễn Đông chịu trách nhiệm, dưới quyền của Cao ủy, thi hành mọi biện pháp quân sự cần thiết nhằm khôi phục chủ quyền đó”.
Trong khi Leclerc lên đường từ ngày 18, với một toán quân nhỏ để đi qua Viễn Đông, thì De Gaulle bay sang Washington. Tại đây, De Gaulle sẽ hội đàm với Tổng thống Truman và các cộng sự của ông về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Đông Dương. Cũng tại đây, ông ta sẽ được tin về lời kêu gọi của Bảo Đại gửi cho bốn trong năm vị đứng đầu các cường quốc và đặc biệt hơn, là lời kêu gọi của vua Việt Nam gửi cho chính bản thân ông. Các cố vấn của ông bình luận bức thông điệp như là thủ đoạn cuối cùng của một trong các nhân vật do Nhật Bản dựng lên. Nhưng chẳng phải là Calcutta đã có phúc đáp lại những thông điệp này sao? Điều mà De Gaulle sợ là những thủ đoạn của Đồng minh nhằm ngăn cản sự khôi phục chủ quyền của Pháp trên đất Đông Dương. Vì vậy mà ông giục Leclerc phải cấp tốc sang ngay tại Sài Gòn; nhưng muốn đi được, phải đợi Mountbatten cung cấp cho phương tiện.
Dù sao thì về phần đô đốc Thierry d’Argenlieu ông đã rời Paris chiều tối ngày 5/9 và đi, trên chiếc máy bay đưa ông đến Kandy, thành lập “chính phủ Liên bang Đông Dương” đầu tiên dự kiến trong tuyên bố ngày 24/3, và thảo ra những chỉ thị đầu tiên của ông, những chỉ thị vừa mang sắc thái văn chương vừa không thực tế. Người ta có thể thấy chủ yếu những điểm sau đây:
“1. Việc tái lập chính quyền của Pháp trên đất Đông Dương phải được tiến hành bằng cách duy nhất là đi sâu vào thực tế. Chúng ta phải xuất phát từ những căn cứ vững chắc mà ở đó sự hiện diện của chúng ta không bị phản đối.
“2. Những căn cứ ấy theo ý ông ta là Campuchia và Lào một phía, và Nam Kỳ cùng miền Nam Việt Nam một phía khác.
“3. Chúng ta phải... thẳng thắn thảo luận với các đại diện chính thức của nhân dân Đông Dương, miễn là trong không khí yên tĩnh và ngoài mọi áp lực hoặc đe dọa... Chính là chúng ta phải tiếp xúc với Đảng Việt Minh với tinh thần như vậy thông qua những đại diện của nước Pháp; những người đại diện này phải được coi không phải như những đại sứ toàn quyền mà như những người phát ngôn có nhiệm vụ diễn đạt trung thành những tư tưởng của Chính phủ Pháp cũng như của những người đối thoại với họ. Vả lại chúng ta chỉ có thể hội đàm với một chính phủ, mà Việt Minh chỉ là một đảng phái chứ không phải một chính phủ.
“Có thể được là chúng ta cũng sẽ tiếp xúc trong cùng những điều kiện ấy, với các đảng phái chính trị Annam khác mà tổ chức tuy chắc chắn không được chặt chẽ hệ thống cho bằng Việt Minh, nhưng có thể ít ra là đại diện cho nguyện vọng của một số bộ phận quan trọng trong nhân dân”...
Ông đô đốc tìm cách xác định cho cái “chủ nghĩa” sẽ làm kim chỉ nam cho các cuộc đàm phán sau này:
“Vấn đề là thiết lập lại một nền bảo hộ chân chính của nước Pháp đối với nhân dân Đông Dương, tức cho phép nhân dân Đông Dương được chín mùi về chính trị và phát triển về kinh tế bằng cách dựa vào nước Pháp trong sự tôn trọng truyền thống và nguyện vọng riêng của mình. Chế độ đó chính là chế độ bảo hộ. Rủi thay, bản thân chữ “chế độ bảo hộ” sẽ cần phải gạt đi, bởi vì trước mắt nhân dân Đông Dương cái chữ đó đã mất hết nội dung của nó và bị gắn liền vào với chế độ thực dân hay chế độ đồng hóa khiến cho nó mang một ý nghĩa không mấy gì là tốt đẹp.
“Chúng ta cũng không thể nói đến vấn đề độc lập. Vả chăng chúng ta không được chính phủ cho phép nói về vấn đề này. Hơn nữa, độc lập chỉ có thể có khi chính trị đã chín mùi và những phương tiện hoạt động mà chúng ta đang phải tạo ra cho có, đã được thực hiện. Vậy chúng ta phải thi hành một chính sách “giải phóng về mặt hành chính và chính trị”. Chữ thứ nhất (hành chính) chuẩn bị cho việc thực hiện chữ thứ hai (chính trị)...
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)