A dirty book is rarely dusty.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần IV: Đối Đầu Và Đề Nghị (2/9 - 30/10/1945) - Chương 23
Ở phía Nam, tình hình đã trở nên xấu đi một cách trông thấy. Ngày 2/9, tại Sài Gòn người ta cũng tổ chức mừng Ngày Tuyên bố Độc lập; nhưng các cuộc biểu tình đã bị biến chất đi và do khiêu khích mà có một số người chết. Đại bản doanh Anh của Kandy yêu cầu quân Nhật giữ gìn trật tự và giải phóng tất cả các tù nhân và những người bị giam giữ. Lúc này, Cédile xuất hiện từ trong bí mật và mở đầu những cuộc đối thoại hết sức khó khăn với Ủy ban dân tộc giải phóng miền Nam, bởi vì, trong cái ngày này, tại Việt Nam, người Pháp không còn có một chỗ đứng nào nữa cả. Cédile đưa bản Tuyên bố ngày 24/3 ra “tặng” cho những người đối thoại của mình. Phía Việt Nam xét thấy lời đề nghị đáng buồn cười và chẳng chút nào thích đáng; họ bèn trả lời tóm tắt rằng nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập và nước Pháp trước hết phải thừa nhận nền độc lập của nó đã. Mọi sự sẽ tốt đẹp về sau. Một cuộc “đối thoại của những người câm” bắt đầu và kéo dài liền mấy ngày; trong lúc đó bao nhiêu đe dọa đối với người Pháp bộc lộ rõ ràng.
Giờ đây, Pháp đã cho lên đường Đạo quân viễn chinh của nó; những đơn vị đầu tiên của Xri-Lanca (CLI, hay là Đội quân khinh binh can thiệp) đang sắp sửa đến nơi. Ngày 5/9, một phái bộ Anh có vài ba nhân viên của DGER đi theo, đến Sài Gòn, rồi ngày 13, là những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 20 Ấn Độ. Tướng Anh Gracey, chỉ huy sư đoàn, đảm nhận những trách nhiệm “tối cao” của SACSEA (Suprême Allied Command, South-East Asia) (Bộ chỉ huy tối cao Đồng minh tại Đông Nam Á) tại phía Nam Đông Dương: ông ta trước tiên phải tập trung và giải giáp quân Nhật; nhưng ông ta nghĩ cũng có nhiệm vụ cố gắng dung hòa những nghĩa vụ của Luân Đôn đối với Pháp (chính phủ Nữ hoàng Anh vừa khẳng định việc Anh thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương) với những yêu cầu tất yếu của địa phương, tức là những quan hệ với người Việt Nam, chủ của đất nước. Chính phủ Luân Đôn muốn tránh những chuyện căng thẳng giữa Pháp và Anh kiểu như vấn đề Xyri - Libăng, nhưng cũng lại không muốn bị lôi kéo vào những chiến dịch quân sự tại Đông Dương. Sự diễn biến của Ấn Độ thu hút sự chú ý của ông. Những chỉ thị gửi cho Mountbatten vậy là hết sức cụ thể: không được dính líu vào những vấn đề Pháp - Đông Dương.
Ở phía Bắc, vấn đề ở một tầm cỡ khác. Sau khi, từ ngày 11/8, chấp nhận cho các lực lượng Pháp vào cùng với quân Trung Quốc ở miền Bắc Đông Dương, chính phủ Trùng Khánh đã thay đổi ý kiến và trì hoãn mọi quyết định. Trên thực tế, y hệt như Mỹ, Trùng Khánh muốn trước tiên là biết xem sau sáu tháng “độc lập” người đông Dương sẽ phản ứng như thế nào trước sự trở lại của quân Pháp. Chính cơ quan OSS Mỹ chịu trách nhiệm, như người ta đã thấy, về sự thăm dò chính trị này.
Tuy nhiên, từ ngày 24/8, thống chế Tưởng Giới Thạch khẳng định rằng “Trung Quốc không hề có một tham vọng đất đai nào tại việt Nam”, với hy vọng “dân tộc Việt Nam sẽ từng bước đi đến hoàn toàn độc lập đúng theo tinh thần của Hiến chương Đại Tây Dương”. Chính phủ Trung Quốc bèn công bố đường lối chính trị 14 điểm của mình.
Đường lối chính trị ấy bao gồm chủ yếu những điểm chính sau đây: duy trì một sự tiếp xúc chặt chẽ với các phái đoàn Mỹ và Pháp; duy trì sự hoạt động bình thường của công nghiệp và giao thông tại Việt Nam; ngăn cản không cho những người Pháp thù địch với Trung Quốc trở lại Việt Nam; giữ một thái độ hoàn toàn trung lập trong mối quan hệ Việt - Pháp.
Chính là Tập đoàn quân thứ nhất do tướng Lư Hán chỉ huy, chịu trách nhiệm thực hiện những công việc phân cho Trung Quốc tại miền Bắc Đông Dương theo hiệp ước Postdam. Tập đoàn quân thứ nhất gồm những đạo quân Vân Nam và những đạo quân trung ương. Để trợ lực cho Lư Hán, Chính phủ Trung ương cử một “Hội đồng tư vấn” (Vietnam Advisory Group) bao gồm đại biểu mỗi bộ lớn của Trùng Khánh (Ngoại giao, Tài chính, Kinh tế, Giao thông, Hành chính quân sự, Quốc dân đảng, Tiếp tế). Tướng Chao Pei-Chang đứng đầu hội đồng này. Hội đồng thực chất là đại diện của Chính phủ Trung ương tại Việt Nam. Hơn nữa, người ta chuyển cho Lư Hán, với tư cách là cố vấn về “các vấn đề Việt Nam”, tướng Giao Wen, một chuyên viên lâu nay là trợ lý của tư lệnh vùng 4, Chang Fa Kwei.
Lực lượng Trung Quốc kéo vào Việt Nam ngày 27/8 và tiến chậm rãi về vùng châu thổ Bắc Kỳ bằng ba trục đường: con đường bộ Lạng Sơn - Hà Nội, con đường sông Lô và con đường lưu vực sông Hồng (Lào Cai - Hà Nội). Ngày 9/9 thì về đến Hà Nội. Stainteny vẫn ở phủ Toàn quyền.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)