Mỗi con người có 03 loại tính cách: tính cách anh ta phô bày, tính cách anh ta có, và tính cách anh ta nghĩ anh ta có.

Alphonse Karr

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Nước Việt Nam “Giành Lại Quyền Độc Lập Của Mình”
áng ngày 10/3, nước Việt Nam đã thức dậy “không có người Pháp”. Một cảm giác lạ lùng: chỉ trong vài giờ, cái quyền lực của nước Pháp tồn tại đã gần một thế kỷ nay, bỗng bị vài ngàn người lính Nhật quét sạch, ai mà tưởng tượng được chuyện ấy có thể xảy ra. Ngay từ ngày 11, theo lời mời của người Nhật, Vua nước Annam, Bảo Đại, đã phát đi một bản tuyên ngôn bắt đầu bằng những câu sau đây:
“Căn cứ trên tình hình thế giới và đặc biệt trên tình hình châu Á, Chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công khai rằng kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký kết với nước Pháp bị xóa bỏ và đất nước Việt Nam khôi phục lại quyền độc lập của mình...”.
Nếu tất cả các quân nhân và công chức cao cấp Pháp đều bị bắt giam tức khắc thì đại bộ phận công chức Pháp lúc bấy giờ đều ở lại nguyên tại vị trí của họ. Nhưng các phong trào quốc gia dân tộc được người Nhật khuyến khích, đòi hỏi ngay việc cụ thể hóa quyền độc lập và chuyển sang tay người Việt Nam tất cả các cơ quan. Đồng thời, một chiến dịch tuyên truyền phẫn nộ nổ bùng ra chống lại “chủ nghĩa thực dân Pháp” cùng những công cụ thoái hóa đồi bại của nó, là chế độ quan liêu và bọn cường hào chức sắc, bọn đầy tớ và tay sai của Pháp mà nhất thiết phải nhổ tận gốc ra khỏi tổ chức quốc dân. Một bộ máy truyền thông mạnh mẽ (báo chí, phát thanh, biểu ngữ, v.v…) được người Nhật trang bị cho các phong trào quốc gia chủ nghĩa trong cả “ba nước Annam”.
Việt Nam từ đây đã “độc lập” thì phải có một “Chính phủ Quốc gia xứng đáng với danh nghĩa này”. Phạm Quỳnh, con người thân Pháp không được thừa nhận đã sớm cáo lui rồi, con người số một mà người ta nhắc đến lúc này là Ngô Đình Diệm. Người ta đi tìm kiếm ông, thăm dò ông, nhưng ông đã lẩn tránh. Cuối cùng, không chờ đợi nữa, Bảo Đại đã chọn làm Thủ tướng, ngày 17/4, một trí thức quốc gia chủ nghĩa, Trần Trọng Kim. Trần Trọng Kim thành lập một nội các gồm những nhân vật trẻ, từng được giáo dục đào tạo theo kiểu phương Tây, và có tài năng.
Chính phủ này tự đặt cho mình ba nhiệm vụ: Nhanh chóng nhận từ tay người Nhật sự chuyển giao quyền lực chính trị và hành chính và thanh toán bộ máy chính quyền thực dân Pháp, trước tiên là bộ máy Phủ Toàn quyền; sau đó là thực hiện sự thống nhất nước Việt Nam, có nghĩa là đặt dưới quyền chính phủ Huế trước hết là Bắc Bộ và sau là Nam Bộ. Từng giai đoạn một, chính phủ sẽ nhận được từ tay người Nhật tất cả những điều họ yêu cầu.
Sau đó, Chính phủ sẽ tìm cách khơi dậy trong toàn dân tinh thần dân tộc, một chủ nghĩa yêu nước xây dựng trên nền tảng một nền giáo dục hoàn toàn mới mẻ.
Những con người ấy, thực tình, rất biết rằng cuộc chiến tranh đã đi tới một bước ngoặt quyết định và nước Nhật chắc chắn không lâu nữa sẽ tự thú nhận thất bại của mình. Phải làm sao trước khi chiến tranh kết thúc, tạo ra được một tình thế “không thể nào đảo ngược”, hồi sinh một nước Việt Nam thống nhất có sẵn trong tay, vào thời điểm giải quyết, những phương tiện đầy đủ để buộc Liên Hiệp Quốc phải tán thành và chấp nhận tiếng nói của mình.
Tuy nhiên, sự tan rã của đất nước về hành chính, chính trị, kinh tế đã bắt đầu. Sự kiểm soát của Chính phủ đối với các miền nông thôn bị xói mòn. Về những sự kiện xảy ra trong nội địa Việt Nam (và ở Campuchia nữa), người Pháp hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không nắm được chút gì ngoài những điều họ nghe được ở Calcutta qua những buổi phát thanh của Nhật tại Đông Dương. Rõ ràng là bản tuyên bố ngày 24 tháng 3 không có gì phù hợp với tình hình đang tiến triển ở Việt Nam từ ngày 11/3.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)