People say that life is the thing, but I prefer reading.

Logan Pearsall Smith, Trivia, 1917

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12: Sự Thay Đổi Của Đảng Cộng Sản Đông Dương
ã có “điều gì đó” xảy đến cho Việt Minh. Một đại hội do Quốc dân Đảng Trung Hoa tổ chức nhằm áp đặt sự kiểm soát của họ đối với tất cả những người quốc dân đảng Việt Nam, đã diễn ra tại Liễu Châu vào tháng 4/1944 và đã bắt buộc Việt Nam phải chịu những điều kiện Trung Hoa. Người ta có thể hình dung được, sau điều “bức chế” đó, Việt Minh (tức LII) đã thấy nếu tiếp xúc với người Pháp (Royère) để thăm dò thái độ họ và để xem có thể có cách nào đối phó với việc kiểm soát của Trung Hoa thì sẽ là điều bổ ích.
Có khả năng là sự tiếp xúc này đã bị mật thám Trung Hoa phát hiện cho phe quốc gia đối địch với Việt Minh (VNQDĐ và Đồng minh[12], phe này lập tức tố cáo Việt Minh có thiện ý với người Pháp. Những người cộng sản Việt Nam lại phải lập tức cứng rắn lên để chứng tỏ họ vẫn là những chiến sĩ chân chính của nền độc lập dân tộc. Do đó mà họ rải truyền đơn đề ngày 4/6/1944: “Vì nền độc lập trọn vẹn của Đông Dương”.
“Vậy là những người Pháp đang đấu tranh chống sự chiếm đóng của Đức lại đòi duy trì sự thống trị của chính họ lên các dân tộc khác! Chúng tôi, những người Cộng sản Đông Dương, chúng tôi phản đối một cách quyết liệt nhất sự thiếu thủy chung bất hợp lý của Ủy ban Alger. Trong khi vận động thành lập một mặt trận chống Phát xít rộng rãi ở Đông Dương, chúng tôi muốn tự giải phóng mình và giải phóng cho cả những người nước ngoài chống phát xít khỏi ách quân phiệt và phát xít Nhật Bản. Nhưng nói rằng như vậy là chúng tôi hy sinh độc lập dân tộc của chúng tôi cho sự thống trị của phe De Gaulle hoặc phe nào khác, thì đó là một điều ngụy biện hoàn toàn.
“Ủy ban giải phóng Alger đã nhầm khi nghĩ rằng các dân tộc Đông Dương tự bằng lòng với những lời nịnh nọt tâng bốc, cam kết, hứa hẹn. Tương lai đất nước chúng tôi là do bàn tay chúng tôi sắp đặt chuẩn bị. Tự do của chúng tôi, chúng tôi muốn nó phải hoàn toàn...
“Những người thuộc phe phái De Gaulle hy vọng sẽ giải quyết gọn vấn đề với sự can thiệp của lực lượng Đồng minh. Nhưng những cường quốc đồng minh vừa tuyên bố tại Téhéran rằng họ là những lực lượng giải phóng không có quyền áp đặt bất cứ một ách thống trị nào lên cổ các dân tộc khác dù cho cái ách ấy có được “nhân đạo hóa” và được giảm nhẹ đi bởi những người theo phái De Gaulle!”
Nhìn bề ngoài thì dường như tờ truyền đơn nhằm phản ứng lại bản tuyên bố ngày 8/12/1943 của Pháp. Tuy nhiên, công việc của Ủy ban Alger trở thành minh bạch hơn trong khi diễn ra trận Normandie - Trong bức điện ngày 16/6/1944 gửi tướng Pechkoff, ông Pleven đã xác định rõ ràng những điều kiện để mở cuộc đàm phán có thể diễn ra với các đảng phái Đông Dương. Các đảng phái này phải:
“1. Chống lại một cách công khai mọi thứ độc lập Annam hoặc Campuchia do người Nhật “ban” cho. [...] Phải ghi rõ là mọi vấn đề Đông Dương chỉ có thể được thảo luận với Pháp.
2. Tham gia cụ thể vào cuộc kháng chiến nội địa”..
Những quan niệm chính trị của Alger vẫn thiếu mạnh dạn. Nếu như trong khuôn khổ châu Phi những khuyến cáo của Brazzaville có tỏ ra mạnh dạn đôi chút, thì tại châu Á trường hợp không phải như vậy.
Trong chỉ thị của ông ta, quả thực Laurentie có nói là “SA cơ quan hành động - DGER (cơ quan tổng chỉ đạo nghiên cứu và tìm tòi) - vừa mới được thành lập ở Ấn Độ] sẽ có thể và phải tiếp xúc với đại diện những đảng phái ấy, nhưng phải hết sức thận trọng trong lời lẽ mà các nhân viên của nó bắt buộc phải nói lên”. Laurentie còn nói thêm rằng điều quan tâm lớn nhất của Ủy ban Alger là mang ra thực thi “một chương trình xã hội và kinh tế đầy sức sống, trong khi một quy chế dân chủ được ban hành rộng rãi sẽ đưa lại cho các đảng phái chính trị sức mạnh và sức cố kết và buộc chúng ta phải uốn mình theo những đòi hỏi của một chế độ đại nghị... trong các cuộc đối thoại có thể diễn ra. Một điểm cơ bản sẽ dùng làm cột mốc, là Đông Dương sẽ được hưởng một nền tự trị rộng rãi nhất, nhưng nền tự trị ấy sẽ thực hiện trong khuôn khổ một Liên hiệp Pháp thống nhất tất cả các nước thuộc Pháp lại với nhau trên nguyên tắc bình đẳng”.
Vậy là giờ đây, khi “nước mẹ” đang sắp sửa được giải phóng, vấn đề đặt ra là phải chuẩn bị chờ đón cái thời điểm quyết định và trước tiên là đảm bảo quyền lực của “nước Pháp tự do” được tồn tại trên đất Đông Dương bằng cách đưa ông toàn quyền gia nhập vào khối liên hiệp và nắm lấy quyền kiểm soát quân đội và chính phủ. Tư lệnh tối cao quân đội Đông Dương, tướng Mordant, đã được thông báo qua bức thư ngày 29/2/1944 (tới tay người nhận rất chậm trễ) về những quan niệm của Alger. Chỉ cần gửi cho ông ta những chỉ thị cụ thể của chính phủ (CFLN) và nhận được từ phía toàn quyền Decoux (người của Chính phủ Vichy) và là người chịu trách nhiệm về toàn bộ lãnh thổ (Đông Dương) hoặc là một sự buông lỏng (bí mật) hoặc ít nhất là một bề ngoài như vậy. Đây là mục tiêu của chuyến công cán của F. De Langlade (ngày 5-22/7/1944). Langlade nhảy dù xuống Bắc Kỳ, sẽ có thể tìm hiểu và “đo trọng tải” Mordant (Mordant sẽ được cử làm tổng đại diện của “Ủy ban Hành động vì Đông Dương” ngày 3/9), nhưng sẽ không có thể gặp được Decoux. Lúc này, Decoux ý thức được rất rõ mối nguy cơ lớn mà tình thế mới có thể đem lại cho ông. Nếu Nhật Bảu lâu nay vẫn tôn trọng chủ quyền của Pháp ở Đông Dương là vì có những thỏa thuận ký với Vichy năm 1940-1941 và vì quan hệ giữa hai bên được ổn định nhờ những thỏa thuận đó. Nhưng nay thì nước Pháp của Vichy đang sụp đổ, thống chế Péteain đã sang Đức, Paris sắp sửa vào tay De Gaulle lúc này đã tuyên chiến với Nhật. Đông Dương từ đây không thể được Nhật nhân nhượng nữa trừ khi nó giữ lập trường “tự trị” đối với chính quyền mới của Pháp, nói cách khác là nếu về phía Pháp không có một “Chính phủ thống nhất”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)