Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10: Đảng Cộng Sản, Người Làm Chủ Phong Trào Hoạt Động Bí Mật
ự kiện “mới mẻ” là việc xâm nhập của Chủ nghĩa cộng sản vào chính trị ở Đông Dương. Sự có mặt tại Quảng Đông của những cán bộ Quốc tế cộng sản, sự phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (PCI) đã tạo nên một tâm lý mới trong xã hội thuộc địa. Từ 1920, chính quyền và bọn thực dân không ngừng lặp đi lặp lại rằng Mạc Tư Khoa và Quốc Tế Cộng sản, thông qua những điệp viên tay sai của họ, đang tìm cách xúi giục các thuộc địa nổi dậy chống lại nước Pháp và như vậy làm yếu phương Tây đi như Lénine đã dặn bảo. Vậy là những người cộng sản được liệt vào hàng những kẻ thù chính của chế độ thực dân, điều này không khỏi có tác dụng thu hút về họ tất cả những người lâu nay tự thấy không biết dựa vào đâu để chống với “chế độ thực dân Pháp”. Những cuộc đàn áp mà đối tượng là Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ có tác dụng làm tăng thêm uy tín của Đảng dưới con mắt của nhiều thanh niên. Cuộc đàn áp ấy và cái cách mà Đảng đã đối phó, cái cách mà Đảng đã dùng để nắm chắc trong tay cả quần chúng tù nhân, thông qua các cán bộ của Đảng, đã khiến cho, từ 1933, Đảng Cộng sản đã trở thành người làm chủ của phong trào hoạt động bí mật, vị lãnh tụ thực sự của phe chống đối và là lực lượng chính trị bản xứ quan trọng nhất về tiềm năng của cả đất nước. Đó là điều sẽ mang lại những hậu quả vô cùng lớn lao cho tương lai.
Người Pháp cố gieo rắc trong dân chúng sự kinh sợ đối với chủ nghĩa cộng sản, họ nhắc đi nhắc lại rằng “không có nước Pháp, chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng”. Nhưng luận điệu này chỉ tác động đến tầng lớp tư sản hoặc đặc quyền đặc lợi thôi, chứ không mảy may tác động gì đến quần chúng nông dân. Càng tìm cách thuyết phục họ rằng nếu không có chính quyền thuộc địa thì duy nhất chỉ còn có chủ nghĩa cộng sản, họ càng củng cố thêm trong ý thức quần chúng nông dân niềm tin ở sự chiến thắng tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Thực tế là Chính phủ Pháp, bằng lối tuyên truyền ngu ngốc đó đã “trải giường” cho chủ nghĩa cộng sản.
Một vài hoạt động chính trị đã có thể phát triển trong vùng được gọi về mặt pháp lý là “thuộc địa Pháp” (tức Nam Kỳ và ba “nhượng địa”), ở đó các công dân Pháp, kể cả những người được chuyển sang quốc tịch Pháp, được hưởng khá nhiều quyền, chẳng hạn quyền ngôn luận, hội họp và bầu cử. Sài Gòn có dịp trở thành cái sân khấu cạnh tranh giữa những người Việt Nam cánh tả và cánh hữu, trong đó những người Trotskystes đóng một vai trò quan trọng. Trong các xứ “bảo hộ”, tình hình có khác. Từ tháng 7/1936, sau thắng lợi của Mặt trận Bình dân trong tổng tuyển cử, luôn luôn trong những khu vực ấy và mặc dầu vẫn cần nói đến chuyện độc lập, chuyện mở rộng các quyền tự do dân chủ, được bổ sung bằng một lệnh ân xá, đã đưa lại cho một số hình thức - kể cả hình thức tôn giáo - của chủ nghĩa quốc gia cái khả năng được phát biểu công khai và người ta thấy những đảng viên cộng sản, trở thành hợp pháp, hoạt động hết sức mình để thành lập một “Mặt trận dân chủ Đông Dương” với sự tham gia của những người Pháp dân chủ và tiến bộ. Nhưng đến tháng 9/1939 thì mọi sự lại đổ vỡ, sau hiệp định Đức - Xôviết, với một lệnh mới cấm mọi hoạt động cộng sản và sự rút lui hoàn toàn của họ một lần nữa vào phong trào bí mật.
• Sự mong manh về quyền lực của Pháp
Chế độ thuộc địa chỉ mở ra có vài cái nút xả hơi không đáng kể cho những nguyện vọng chính trị và xã hội của nhân dân Việt Nam. Người ta thấy rõ rằng, rất lâu trước chiến tranh thế giới thứ hai, nền độc lập - mục tiêu của tất cả mọi đảng phái quốc gia không trừ đảng phái nào - chỉ có thể giành lại được bằng một sự bùng nổ, một cuộc khủng hoảng có tính chất cách mạng. Hệ thống thuộc địa không dành một chỗ cỏn con nào cho một quá trình diễn biến hòa bình đáng gọi bằng cái tên đó. Bất chấp những thành tựu đáng kể của Chính phủ Pháp (nhất là trong lĩnh vực công chính và công trình đô thị), một vực thẳm thực sự đã tồn tại giữa nhân dân Việt Nam và chính quyền Pháp và người ta chỉ có thể kết luận là do sự quá mong manh của chính quyền này.
Dĩ nhiên trong những năm 1938-1939, chưa có một lực lượng nào có thể làm cho nó bị lung lay hoặc bị lật đổ từ bên trong. Nhưng vì thiếu hẳn một nền tảng nhân dân hoặc dân chủ nên nó có thể bị lật đổ bởi một sự bất ổn quốc tế, một cuộc khủng hoảng hoặc một cuộc chiến tranh bên ngoài mà một cường quốc khác nào đó như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức có thể khai thác và lợi dụng trên đất Đông Dương. Vì nước Pháp tưởng mình sẽ vĩnh viễn là ông chủ của đất nước này, nên đã không nghĩ đến chuyện đào tạo một lớp người bản xứ có khả năng kế tiếp mình và nắm quyền quản lý hành chính cũng như kinh tế, nên rõ ràng là trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng những người kế tục họ chỉ có thể là những phần tử quốc gia chủ nghĩa thân Nhật, thân Trung Quốc, hoặc những người cộng sản. Tất cả đều chống Pháp. Tất cả đều chỉ đợi chờ một cơ hội thuận lợi để ra khỏi vòng bí mật và với sự ủng hộ của ngoại bang, lật đổ quyền thuộc địa.
Thất bại của Pháp tháng 6/1940, tại châu Âu, dường như có tạo được những điều kiện cho một sự thay đổi. Nhưng người ta đã thấy Tokyo chọn một thái độ - ít nhất cũng là tạrn thời - tôn trọng chủ quyền của Pháp trên đất Đông Dương; và thế là những người cộng sản đã hoàn toàn thất bại trong cuộc nổi dậy ở miền Nam, mà họ tưởng có thể phát động từ tháng 11/1940.
Tuy cuộc nổi dậy đã bị đàn áp rất nặng nề này đã khiến cho người ta suy nghĩ, nhưng mọi người vẫn tin là không bao giờ nó có thể tái diễn một lần nữa. Chính phủ Decoux lại còn tăng cường thêm công tác kiểm tra của cảnh sát. Nhiều và khéo đến nỗi suốt trong gần năm năm, cái bề ngoài có vẻ vững vàng của chính quyền Pháp đối với lãnh thổ Đông Dương ấy đã có thể tạm thời che giấu được sự mong manh của một chính quyền đang mặt đối mặt với một nước Nhật Bản đầy sinh lực, và gây cho người Pháp một sự đánh giá sai về lực lượng so sánh và cũng duy trì được một số ảo tưởng về tương lai Đông Dương sau chiến thắng của Đồng minh. Ngay cả ở Alger, dường như người ta không hiểu rằng ở Đông Á, ngày mai đây sẽ không còn cái gì có thể giống như trước ngày người Nhật tới.
Ủy ban Alger biết khi công bố bản “Tuyên ngôn của chính phủ” ngày 8/12/1943, rằng Washington rất dè dặt về vấn đề duy trì một chính quyền Pháp tại Đông Dương (ai cũng rõ những tư tưởng và ý đồ của tổng thống Roosevelt) và rằng người Trung Quốc đã tổ chức những người Quốc dân đảng Việt Nam làm tay sai cho họ hoặc nằm trong vòng ảnh hưởng của họ và như vậy gieo rắc nhiều hoài nghi về thái độ của họ nếu có ngày nào đó Đông Dương lại bị lôi cuốn vào chiến tranh. Mặt khác, những người cộng sản Việt Nam lui vào bí mật năm 1939, đã tập họp lại thành một bộ phận ở Hoa Nam, ở sát biên giới Đông Dương và tháng 5/1941 đã lập nên một Mặt trận độc lập Đồng minh (Việt Minh).
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)