Những ai dám làm, sẽ thắng.

Winston Churchill

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II: Một Chính Quyền Mong Manh, Những Kẻ Kế Thừa Sốt Ruột (2/1930 - 9/3/1945) - Chương 9
ản chất chính quyền thuộc địa Pháp khiến cho không một đảng phái quốc dân nào có thể tham gia đời sống chính trị hoặc có một hoạt động hợp pháp tại Đông Dương. Vì vậy mà những lực lượng chống đối đã phát triển trong bí mật, với nhiều khó khăn lớn. Hai lực lượng chính được xác định là Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) - một đảng quốc dân, ra đời năm 1927 do một giáo viên, Nguyễn Thái Học, sáng lập theo khuôn mẫu một chính đảng Trung Quốc và đảng Cộng sản. Đảng này xuất thân từ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Đông năm 1925. Sau khi tham gia vào đảng Cộng sản Pháp, ông sang Mạc Tư Khoa năm 1923. Từ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, năm 1930, Đảng Cộng sản (CSĐ) ra đời; trước là Đảng Cộng sản Việt Nam rồi sau là Đảng Cộng sản Đông Dương (PCI). Ngay năm đầu tiên, Đảng đã tập hợp được những người mà tên tuổi sẽ được nhiều người biết đến: Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Đặng Xuân Khu.
Hai Đảng bắt đầu hoạt động từ 1930: VNQDĐ mưu toan thực hiện cuộc khởi nghĩa của các đơn vị lính khố đỏ tại Yên Bái. Đảng Cộng sản thì huy động quần chúng nông dân đang bị nạn đói đe dọa, thành lập tại một vài huyện cái mà người ta sẽ gọi là “những Sôviết Annam”. Các cuộc đàn áp hết sức đã man. Có hàng trăm cuộc bắt bớ. Các trại giam, các nhà tù khổ sai đều chật ních. Nguyễn Thái Học bị bắt và lên máy chém ngày 12/6/1931. Về phía mình, Nguyễn Ái Quốc cũng bị người Anh bắt tại Hồng Kông ngày 6/6/1931, và sẽ bí mật rời khỏi Hồng Kông trong năm 1933 trước khi bị coi là đã chết năm 1934. Trong ba năm, những vụ án các nhà cách mạng trẻ đã thành trò cười cho dư luận. Nhưng rồi chính phủ đã thắng trên toàn tuyến. Trật tự lại trở về trên đất Đông Dương. Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa lúc này là Paul Reynaud, đã thực hiện một chuyến đi nghiên cứu vào mùa thu 1931 (năm Triển lãm thuộc địa tại Vincennes) và đã có thể xác nhận là tình hình đã hoàn toàn trở lại ổn định.
Tuy nhiên ông bộ trưởng cũng kết luận về sự cần thiết phải có một vài cải cách chính trị và đặc biệt phải đổi mới chế độ bảo hộ ở Annam. Tháng 9/1932, ông vua trẻ Bảo Đại trở về nước và được đăng quang một cách long trọng. Quả thực, điều đó có mở đường cho một vài cải cách bề mặt. Nhưng quan thượng thư Bộ lại mà nhà Vua đã chọn nhằm thực hiện những cải cách ấy cho đến nơi đến chốn, là Ngô Đình Diệm, một ông quan trẻ thanh liêm, bỗng từ chức một cách đột ngột, gây một tiếng vang lớn. Rõ ràng là chế độ hiện hành không thể phù hợp với bất cứ một thay đổi nào.
Một số người Pháp sáng suốt linh cảm được những điều nguy hiểm mà chính sách đàn áp hoặc sự mù quáng kia sắp sửa gây nên.
Một trong những luật sư bào chữa cho các bị cáo cộng sản tại vụ xử án ở Sài Gòn - luật sư Cancellieri - đã nêu lên hồi tháng 5/1933: “Nếu các người muốn tránh khỏi một sự bùng nổ thì hãy ban bố các quyền tự do, hãy lập những chính đảng, hãy tổ chức những công đoàn (các người vẫn nắm họ trong tay mà!). Nếu các người nhất định đàn áp bằng mọi giá thì cách mạng sẽ nổ ra dữ dội”.
Bình luận về tình hình và vụ xử án, André Malraux lúc đó có viết trong tờ Tuần báo Marianne ngày 11/10/1933: “Khó quan niệm nổi một người Annam dũng cảm là một cái gì khác ngoài một con người cách mạng?”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)