Những lần thất bại chính là hạt giống gieo mầm cho thành công sau này. Bạn có thể buồn nhưng đừng tuyệt vọng.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Một Quan Niệm Đế Quốc Tự Do
hực ra, cái chính sách trong vùng ấy của Pháp xuất phát từ một quan niệm kỳ cục về thực tế và từ sự máy móc chính trị tại Đông Dương. Cái bề ngoài hào nhoáng, đôi khi dễ đãi và ít nhiều có tính chất lãng mạn được giới thiệu với dư luận Pháp và với dư luận thế giới, cả với giới trẻ Pháp nữa, che giấu một thực tế khác xa; thực tế đó từ nửa thế kỷ nay, chỉ duy nhất những nhà quan sát nào vừa có ý thức lịch sử vừa có một chút tối thiểu tinh thần độ lượng và văn hóa, có can đảm và cả lòng kiên trì để tìm kiếm bên ngoài những hình ảnh Epinal[9] của sự tuyên truyền thực dân và của chủ nghĩa vọng ngoại, mới phát hiện ra được.
Và trước hết, phải chăng cũng nên tự đặt một câu hỏi về giá trị của quan niệm đế quốc của nước Pháp? Kể từ cuộc cách mạng 1848 (có thể ngay từ cuộc cách mạng 1789) nước Pháp đã hoàn toàn chấp nhận, không một hạn chế nào, cái quan niệm mang tính tư tưởng hệ về một Đế quốc kiểu La Mã và theo tinh thần chỉ dụ Caracalla[10]. Trong cái ảo tưởng đó, nước Pháp đã thông báo với thế giới “những quyền con người và quyền công dân”, có một sứ mệnh vừa là giải phóng vừa là khai hóa văn minh. Nó là Tự do, theo định nghĩa. Kết quả là một khi hòa nhập vào đế quốc Pháp rồi, một dân tộc không thể nào có lý do chính đáng để mong muốn tách ra khỏi đế quốc, đòi hỏi độc lập dân tộc, bởi vì độc lập sẽ làm cho dân tộc ấy lại rơi vào “những bóng tối của bên ngoài”. Nó chỉ có thể tiến bộ bên trong hệ thống Pháp, ngày càng có nhiều tự do cá nhân, nhiều quyền chính trị, nhiều văn hóa và cuộc sống sung túc hơn. Mỗi cá nhân chỉ còn có thể ước vọng trở thành công dân sung mãn của cộng đồng chính trị Pháp - biểu hiện cao nhất của nền văn minh nhân loại, “Tân La Mã”.
Trong khuôn khổ ấy, sự “giải phóng” chỉ liên quan đến những cá nhân, hoặc những tập thể địa phương cơ sở (xã, tỉnh) mà loại trừ các dân tộc hoặc các quốc gia ra ngoài. Đối với các dân tộc, (người ta thường dùng chữ “các dân cư”) thì người ta chỉ có thể nghĩ tới một sự mở rộng “các quyền tự do” (dân chủ) và một sự “kết hợp” (với cái gì? quyền lực ư?) lại còn “trong những giới hạn sẽ quy định”. Kết quả là, trái với những sự kiện đã xảy ra tại Ấn Độ với người Anh, hoặc tại Philippines với người Mỹ, không có một triển vọng thay đổi hoặc diễn biến chính trị nào ở nước tự trị hoặc khối Liên hiệp... được mở ra tại Đông Dương: ở đây chưa bao giờ đặt ra vấn đề chế độ tự trị hoặc chỉ “quyền tự quyết chính trị” cho người Việt Nam hoặc cho người Campuchia cả. Nhiều lắm là khi cần thì cho họ tham gia vào việc hành chính của Pháp ở các nước Đông Dương và ban cho chính phủ này một ít quyền tự trị hải quan.
Nước Pháp không quy định một thời hạn nào cho “sứ mệnh khai hóa văn minh” của nó và người Annam có thể nếu không có chuyện gì đáng kể xảy ra, chịu đựng cái “sứ mệnh” đó suốt một nghìn năm như họ đã chịu đựng “sứ mệnh khai hóa văn minh” của Trung Hoa ngày xưa đối với họ vậy. Người ta đòi hỏi người Annam phải tin tưởng (một cách mù quáng) vào nước Pháp bởi vì nước Pháp, theo định nghĩa, là chính sự độ lượng, sự trật tự và sự tiến bộ, và người ta chỉ có thể ngưỡng mộ nước Pháp hơn tất cả các nước khác, có nghĩa là đi với Pháp mãi mãi.
Cũng dễ hiểu rằng, với một quan niệm như vậy, người Pháp rất ít chuẩn bị (và ít sẵn sàng) chờ đón những cuộc đổi thay... nhất là đổi thay chính trị.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)