Books are the bees which carry the quickening pollen from one to another mind.

James Russell Lowell

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4: Tuyên Bố Ngày 8 Tháng 12 Năm 1943
gày 8/12/1943, nhân kỷ niệm lần thứ hai ngày xảy ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, chính phủ Alger (CFLN - Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp) công bố một bản thông cáo chính phủ về Đông Dương. Bản thông cáo khẳng định những điểm chính sau đây:
“Mưu đồ chiến tranh và xâm lược do Nhật Bản tiến hành nhằm đặt nền thống trị của họ lên những vùng tự do của Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1940 đã đổ ập xuống Đông Dương Thiếu viện trợ từ bên ngoài..., Đông Dương buộc lòng phải chịu đựng các yêu sách của kẻ thù....Trước hành vi xâm chiếm và bạo lực đó, nước Pháp tự do đã không hề chịu cúi đầu. Ngày 8/12/1941, Ủy ban dân tộc Pháp tuyên bố ở trong tình trạng chiến tranh với Nhật sau ngày Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbour). Nước Pháp trịnh trọng bác bỏ mọi hành vi và mọi nhượng bộ đã được ký kết bất chấp các quyền và lợi ích của nó. Đoàn kết chặt chẽ với Liên hiệp quốc, nước Pháp sẽ tiếp tục chiến đấu bên cạnh Liên hiệp quốc cho đến ngày kẻ xâm lược thất bại và toàn bộ lãnh thổ Đông Dương được giải phóng.
“Đồng thời với việc luôn luôn ghi nhớ thái độ cao thượng và trung thực của các vị Quốc vương đương trị của Đông Dương, nước Pháp cũng sẽ ghi tạc mãi mãi thái độ kiên cường và thẳng thắng của các dân tộc Đông Dương, cuộc kháng chiến mà họ đã tiến hành bên cạnh chúng ta chống Nhật Bản và Thái Lan, cũng như tấm lòng thủy chung gắn bó của họ đối với cộng đồng Pháp. Với các dân tộc đã biết cùng một lúc biểu hiện tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm chính trị của mình, nước Pháp thỏa thuận ban hành, trong nội bộ khối cộng đồng Pháp, một quy chế chính trị mới theo đó, trong khuôn khổ của tổ chức liên bang, những quyền tự do của các nước trong Liên bang sẽ được nới rộng và khẳng định; tính chất tự do rộng rãi của các tổ chức sẽ được nổi bật mà không hề mất đi dấu hiệu của nền văn minh và truyền thống Đông Dương; những người Đông Dương có thể đi vào bất cứ công việc làm nào và chức vụ nào của Nhà nước.
“Phù hợp với sự cải cách quy chế chính trị ấy, sẽ có một cuộc cải cách quy chế kinh tế của cả Liên bang - cuộc cải cách này đặt trên cơ sở chế độ hải quan và thuế khóa tự trị, đảm bảo sự phồn vinh và góp phần vào sự phồn vinh của các nước láng giềng.
“Quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt với Trung Hoa và sự phát triển những quan hệ tinh thần và kinh tế của chúng ta cuối cùng cũng sẽ hứa hẹn cho Đông Dương, trong cái vai trò sẽ trở thành của nó, một tương lai vững chắc và thịnh vượng.
“Nước Pháp mong muốn theo đuổi bằng sự liên kết tự do và thân mật với các dân tộc Đông Dương, sứ mệnh mà nó phải gánh vác trong vùng Thái Bình Dương là như vậy”.
Gần như ngay lập tức sau đó, DFLN Alger đã gửi qua con đường Trung Quốc những chỉ thị cho mạng lưới quân sự kháng chiến tại Hà Nội. Nhưng trong bức thư ngày 29/2/1944 gửi tướng Mordant, chỉ huy tối cao quân đội Đông Dương, De Gaulle đã xử sự như thể Đông Dương cũng giống như nước Pháp chính quốc chỉ cách không bao xa những căn cứ Đồng minh và đầy dẫy những con người yêu nước. Những người theo phái De Gaulle, cũng như những người theo Chính phủ Vichy, tưởng đâu có thể đặt niềm tin tưởng trọn vẹn vào “sự trung thành của người dân Đông Dương”.
Vậy là cái điểm quán triệt trong toàn bộ các dự kiến “trở lại” Đông Dương, “khôi phục” chủ quyền, các quyền, toàn vẹn đất đai hay toàn vẹn đế quốc Pháp - chính là cái tư tưởng “Nước Pháp là Trung tâm” tuyệt đối, ít nhiều không thích hợp với bối cảnh châu Á. Vụ thuộc địa ở Alger làm việc về Đông Dương với những viên “quan cai trị dân sự” và các sĩ quan “quân đội thuộc địa”, đúng hệt cái mà sáu mươi năm qua, từng là chính sách “châu Á” của nước Pháp.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)