Những ai dám làm, sẽ thắng.

Winston Churchill

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Nước Nhật Bước Vào Sân Khấu
háng 9/1939, chiến tranh nổ ra; rồi tháng 6/1940 là bại trận. Quả tình trong thời kỳ 1939-1940, cũng như trước đó trong những năm 1914-1918, người dân Đông Dương đã tỏ rõ ràng: trong những trường hợp như vậy, họ trung thành và gắn bó với nước Pháp. Nhưng từ 6/1940 người Nhật lợi dụng lúc Pháp đang suy yếu để đòi hỏi cắt đứt đường thông thương qua Vân Nam (và nước Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch). Pháp cự tuyệt. Tokyo làm áp lực và đe dọa, nếu Pháp không thỏa mãn những yêu cầu của họ và không để họ lập sân bay tại Bắc Bộ thì họ sẽ dùng lực lượng quân sự can thiệp vào Đông Dương. Pháp không thể đơn độc chống lại được. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là tướng Catroux được sự đồng ý của chính phủ Bordeaux, bèn kêu gọi Hoa Kỳ giúp. Nhưng Hoa Kỳ từ chối. Pháp đành phải cúi đầu chấp nhận: bằng một hiệp nghị giữa Tokyo và Vichy ngày 30/7/1940, Nhật thừa nhận chủ quyền của Pháp trên đất Đông Dương; nhưng được thiết lập các sân bay trên đất Bắc Bộ làm căn cứ đi ném bom Trung Hoa và dùng đất Bắc Bộ làm địa điểm chuyển quân qua cảng Hải Phòng. Tháng 7/1941, một hiệp định mới (Darlan-Kato) cho Nhật được quyền đóng quân và sử dụng các căn cứ và các hệ thống giao thông tại phía Nam Đông Dương, từ đó chỉ vài tháng sau họ sẽ hành quân chống lại đế quốc Anh. Như vậy, tuy chủ quyền của Pháp không thực sự bị xâm phạm, cả xứ Đông Dương đã nghiễm nhiên bị bao gồm vào bộ máy quân sự (và kinh tế) của Nhật Bản tại khu vực Đông Á.
Nhưng cái chuyện xứ Đông Dương năm 1940 rơi vào quỹ đạo của Nhật Bản trong khi vẫn nằm dưới sự quản lý hành chính của Pháp, đã góp phần tạo nên một hình ảnh khá giả dối về đất nước này và không thay đổi bao nhiêu về cách nhìn trước của các giới liên quan tại chính quốc (dưới Chính phủ Vichy) cũng như tại Luân Đôn dưới cái nhìn của tướng De Gaulle.
Lời kêu gọi của De Gaulle ngày 18/6/1940 không được hưởng ứng tại Đông Dương: Đông Dương vẫn trung thành với chính phủ của Thống chế Pétain. Tướng Catroux bị cách chức toàn quyền Đông Dương và thay chân ông là Đô đốc Decoux. Catroux qua Singapore và đứng về phía De Gaulle, phía “Nước Pháp tự do”. Vậy là ngay từ đầu, những người lãnh đạo của “Nước Pháp tự do” đã đặc biệt “quan tâm tới vấn đề Đông Dương”. Trong số họ, có một ủy viên trong những ủy viên lãnh đạo đầu tiên là ông Langlade, một nhà kinh doanh đồn điền ở Malaysia đã có thể thiết lập được một “đầu mối tiền tiêu” tại khu vực Đông Nam Á cho đến cuối năm 1941.
Tuy nhiên, nước Pháp tự do bị lôi cuốn vào những vấn đề khác cấp bách hơn đã hoãn mọi hoạt động cho Đông Dương một ngày sáng sủa hơn. Bởi vì vấn đề cần chú ý ưu tiên lúc này là các quan hệ với phe Đồng minh, việc thiết lập và vũ trang lực lượng quân sự Pháp tự do và việc thu hồi các lãnh thổ Phi châu có thể dùng làm căn cứ địa v.v... ở Thái Bình Dương, vấn đề là giữ vững cho được Nouvelle-Calédonie và Polynésie, còn đối với Đông Dương đang bị nguy cơ đe dọa thì nói chung là họ giữ một thái độ quan sát.
Nhưng De Gaulle có chỉ rõ rằng, nếu Nhật Bản tiến công nước Anh thì nước Pháp tự do sẽ tức thời đứng bên cạnh nước Anh[8]. Quả vậy, việc quân Nhật tiến công Pearl Harbour (Trân Châu Cảng) sắp tạo nên một khe hở cơ bản: ngày 8/12/1941 trong khi Đông Dương phải ký với Nhật một thỏa hiệp phòng thủ chung, thì nước Pháp tự do qua miệng tướng De Gaulle tuyên chiến với Nhật.
Tuy nhiên, chỉ trong ba tháng, Nhật đã xâm chiếm gọn cả miền Đông Nam Á và quét sạch hết các hệ thống cai trị của Mỹ (tại Philippines), Anh (tại Malaysia, Singapour, Bornéo, Miến Điện) và Hòa Lan (Ấn Độ thuộc Hòa Lan). Trong tất cả các thuộc địa của người da trắng chỉ còn sót lại một mình Đông Dương vẫn dưới quyền cai trị của Pháp.
Vậy là số phận Đông Dương từ đây phụ thuộc vào kết quả cuộc chiến tranh Anh - Nhật. Và, để giải phóng Đông Dương, chắc chắn là phải kết hợp với Anh trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Tân - Calédonie sắp sửa đóng một vai trò chủ chốt trong chiến lược của Đồng minh tại vùng Tây Nam Thái Bình Dương và cho phép dựng lên một hàng rào phòng thủ ven Australia chống lại quân Nhật.
Nhưng tại chỗ, ở Đông Dương, thì Chính phủ Vichy của đô đốc Decoux vẫn giữ nguyên mọi cơ cấu cai trị của Pháp (“chủ lại quyền”) trong những điều kiện hoàn toàn khác với những điều kiện người ta thấy ở chính quốc bị chiếm hoặc ngay cả ở những “vùng tự do”. Nhật Bản chỉ cần những “dịch vụ” mà bộ máy cai trị của Pháp làm giúp họ (giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, trưng thu sản phẩm cho họ...).
Họ không mấy can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Và người Pháp quen dần với sự có mặt của Nhật mà họ cho là có thể chấp nhận trong tình thế trước mắt.
Nhưng bước ngoặt của chiến tranh xảy ra trong mùa đông 1942-1943 (trận El-Alaméin và trận Stalingrat, cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên Bắc Phi và sự chiếm đóng toàn lãnh thổ Pháp) sẽ thay đổi tất cả. Ngay từ đầu năm 1943, Ủy ban Pháp tại Luân Đôn đã chuẩn bị tham gia vào mặt trận Thái Bình Dương. Và tháng 6/1943, khi tại Alger Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp thành lập, thì công cuộc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Một đường dây liên lạc bí mật được thiết lập với Hà Nội. Từ ngày 21/7, De Gaulle chỉ thị rõ trong một công văn: “Một cuộc vận động quân sự bên ngoài chính quốc nhưng được xếp ưu tiên trước mọi cuộc khác, đó là việc giải phóng Đông Dương”.
Tháng 8/1943, có quyết định xây dựng dần một đạo quận viễn chinh cho Viễn Đông tại Algérie, Madagasca và sau là tại Ceylan. Tướng Blaizot được chỉ định làm chỉ huy đạo quân ấy. Các căn cứ sẽ được thiết lập tại Ấn Độ (cùng với quân Anh) và ở Trung Quốc: tại Trùng Khánh đã có một “phái đoàn quân sự Pháp” với đầy đủ các phương tiện liên lạc. Có những cuộc tiếp xúc giữa các mạng lưới những người Pháp kháng chiến đã hình thành tại Đông Dương - nhất là trong quân đội - với hai mục tiêu hoạt động chính là vừa giúp đỡ Đồng minh tiến hành các cuộc vận động quân sự chống Nhật vừa thông tin với nước Pháp tự do về tình hình diễn biến ở Đông Dương.
Trong hoàn cảnh lúc này, đô đốc Decoux và những người cộng sự của ông dường như hy vọng rằng họ có thể giữ vững tình thế như vậy cho đến ngày kết thúc chiến tranh, với điều kiện là đừng có hành động khiêu khích Nhật Bản. Họ cử phái viên sang Alger qua con đường Trung Quốc để nắm được cần giữ thái độ như thế nào. Nhưng Alger không muốn xét đến những quan điểm ấy. Họ vững vàng trong niềm tin của họ: Nước Pháp chỉ có thể giữ được vai trò của mình và bảo vệ được lập trường của mình trước mặt các Đồng minh đang rình mò sơ hở của Pháp (những dự án bảo trợ của Mỹ, những thèm muốn của Trung Hoa...) nếu Pháp tham gia chiến tranh chống Nhật, lập lại chủ quyền toàn vẹn với tất cả quyền hành của mình trên đất Đông Dương bằng quân sự. Cái xứ Đông Dương xiết bao thân thiết với nó và giờ đây nó muốn lên mặt làm chủ.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)