There are very few people who are not ashamed of having been in love when they no longer love each other.

Francois

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Một Sứ Mệnh Khai Hóa Văn Minh
ước Pháp ý thức rất đúng đắn về vấn đề Đông Dương. Dĩ nhiên không phải mọi mặt đều hoàn hảo cả. Chắc chắn có nhiều khó khăn về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng (nghèo khổ, nợ nần, tăng dân số quá nhanh, v.v...), và cả những vấn đề thực phẩm, những mối đe dọa chính trị, quân sự nữa. Nước Pháp nghĩ rằng mình có bổn phận giải quyết những vấn đề trên, bởi nó nằm trong sứ mệnh khai hóa văn minh mà nó đảm nhiệm, ở châu Á, cũng như ở những nơi khác.
Ở Paris, người ta luôn luôn lấy làm thỏa mãn về lòng trung thực của các vua chúa được bảo hộ và lòng trung thành của nhân dân - những người dân thường ngày “dưới bóng cờ ba sắc” đi về chăm lo công việc của mình một cách êm ả trong sự an toàn của nền hòa bình nước Pháp. Nước Pháp có nhiệm vụ lãnh đạo những dân cư đó một cách khôn ngoan, để dần dần tiến tới một quy chế chính trị dân chủ hơn, nhưng cũng có nhiệm vụ bảo hộ họ chống những kẻ “chăn chiên” không tốt. Nhưng nếu như còn phải làm nhiều nữa để nâng cao và bảo vệ các “quyền con người” (như một cánh tả duy tâm chủ nghĩa đòi hỏi), thì chính là bộ máy hành chính Pháp - và chỉ một mình nó - phải gánh vác công việc này và trách nhiệm này.
Dĩ nhiên là xứ thuộc địa này, trong thập niên vừa qua, đã có một vài vụ lộn xộn nghiêm trọng, như cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những cuộc “bạo động”[7] cộng sản năm 1930, nhưng những vụ đó đã bị dập tắt nhanh chóng; chẳng có gì đáng lo ngại, người ta đánh giá như vậy. Nói chung dư luận công chúng ở Pháp cũng y hệt như trong phần lớn các giới chính trị và báo chí, người ta nghĩ rằng ở Đông Dương chỉ có một nhóm trí thức bất mãn và bị tước đoạt quyền lợi là căm ghét (có lẽ) người Pháp; trái lại quần chúng lao động tử tế thì yêu mến người Pháp và sống hạnh phúc dưới bàn tay đỡ đầu của họ (bởi họ bảo vệ cho dân chống lại bọn quan lại tham nhũng), tin tưởng và phó thác cho công cuộc cải thiện điều kiện vật chất cũng như quy chế chính trị, xã hội cho mình. Đối với những lớp người nhỏ bé ấy, người Pháp có một bổn phận tinh thần: họ không thể bỏ mặc những người dân bảo hộ của họ cho bọn cầm đầu lỗ mãng, cũng như không thể không bảo đảm cho những dân tộc ít người (Lào, Miên, người Thượng...) chống lại sự bành trướng của người Annam - là những người cần cù lao động thật, nhưng mà thiếu thốn đói khổ, sinh đẻ nhiều và tham lam.
Dù thế nào đi chăng nữa thì những “cuộc vận động chống Pháp” (như người ta nói) bao giờ cũng được quy vào những nguyên nhân ngoại lai, chẳng hạn như là “hoạt động của tình báo” Đức, Trung Quốc, Nga hay Nhật. Năm 1938-1939, cái nguy cơ chính ở châu Á cũng như châu Âu đã được bộc lộ rõ ràng: đó là sự bành trướng của ba cường quốc đã ký hiệp định chống Quốc tế Cộng sản năm 1937, tức là nước Đức quốc xã, nước Ý phát xít và nước Nhật quân phiệt. Từ 1937, Nhật lao vào cuộc chiến tranh chinh phục Trung Hoa; không đạt được một chiến thắng chớp nhoáng, nó đã cố gắng làm cho Trung Hoa chết ngạt bằng cách cắt các con đường tiếp tế. Về mặt này, Tokyo nhìn bằng con mắt không thiện cảm chút nào cái đường dây buôn bán giữa cảng Hải Phòng và Bắc Kỳ với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)