Love is like a glass door… sometimes you don’t see it, and it smacks you right in your face.

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần I: Việt Nam Một Nồi Hơi Không Có Xu-Pap (Cho Đến 1930) - Chương 1
ông Dương là bộ phận giàu có nhất, đẹp đẽ nhất và đông dân cư nhất của đế quốc thuộc địa Pháp, một trong những “đóa hoa diễm lệ” nhất của Pháp. Nếu về mặt đất đai, nó chỉ chiếm có 6% tổng diện tích thuộc địa, thì về mặt dân cư, vào năm 1939, nó chiếm khoảng trên dưới một phần ba dân số, với 24 triệu. Nó là xứ đông dân cư nhất trong “các thuộc địa của chúng ta”, trong sách người ta đã nói như vậy.
Vô số những kỷ niệm lịch sử, phần lớn liên quan đến “bản anh hùng ca thuộc địa” thoáng hiện lên trong tâm trí: Francis Garnier, đội trưởng Bobillot, Auguste Pavie, Galliéni, Lyautey (và “Những bức thư từ Bắc Kỳ” của họ), Paul Bert và Paul Doumer, Albert Sarraut, bao nhiêu nhân vật khác nữa... cả những hình ảnh thần tiên, gợi lại “những đêm ở tận cùng thế giới”, những cung đền Angkor với những nàng vũ nữ tươi duyên, nền dân ca Lào với cuộc sống vô tư thắm đẹp mà nó biểu hiện, những tà áo lụa dài tha thướt, những chiếc nón lá hình chóp và những vầng khăn đen của người Annam, chưa kể “Cô Ton-ki-ki - Cô gái Bắc Kỳ - của tôi”. Lúa gạo Đông Dương, chè (trà), hạt tiêu, cao su, than mỡ Bắc Kỳ, tấtcả đã đóng góp vào sức mạnh, cho sự vững bền kinh tế, cho sự tự cung cấp đầy đủ của cả đế quốc 100 triệu sinh linh. Nhờ đó mà nước Pháp có một “hành lang trên Thái Bình Dương”.
Người Pháp lấy làm tự hào về cách thức họ đã dùng để khai thác giá trị và phát triển xứ thuộc địa này. Họ đã xây dựng những thành phố xinh đẹp, thực hiện những công trình công cộng quy mô (hệ thống nông giang, công trình nghệ thuật, cảng...); họ đã thiết lập được một hệ thống y tế và trường học, khai hoang rừng núi và thành lập những đồn điền, mở rộng canh tác, khai thác hầm mỏ ngày càng nhiều, v.v… Hơn 40.000 người Pháp bao gồm công chức, quân nhân, thực dân và gia đình họ, sinh sống trên mảnh đất Đông Dương mà mua bán thì tại Pháp. Đông Dương chiếm khoảng 4% tổng sản lượng xuất khẩu của Pháp và cung cấp cho Pháp - tính bằng francs - những sản phẩm hoặc sản vật thuộc địa. Ngay trước Đại chiến thế giới thứ hai, Đông Dương là một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo - 1.500.000 tấn bán ra mỗi năm và cao su - 60.000 tấn mỗi năm - nhất hoàn cầu.
Cái xứ sở Đông Dương ấy! Nó đẹp và cũng đã được bình định, yên hòa. Người Pháp có thể đi dạo chơi một mình, không cần mang vũ khí, suốt từ đầu nọ đến cuối kia đất nước, ngủ một mình trên chiếc xe con đỗ lại ven đường, vào trong các thôn xóm. Hoàn toàn bảo đảm về an ninh.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)