This will never be a civilized country until we expend more money for books than we do for chewing gum.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Kết
ôi (tác giả) lại đến trò chuyện với chị Phạm Thị Thoa. Chị đã vào tuổi bảy mươi (năm 1993), đã trở thành bà lão phúc hậu. Thật khó mà nhận ra cô gái trẻ đẹp, mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ trong an-bom ảnh là chị. Chị chụp ảnh này năm 1953, khi đang bán rau quả ở chợ Bắc Qua; khi đang sắm vai người tình vụng trộm của anh. Thời gian trôi nhanh quá và những gì chị đã làm thật là đẹp tuyệt vời. Bao nhiêu năm mơ ước viết về người phụ nữ Việt Nam sống xa chồng nhiều hơn gấp hai lần xa cách giữa Tống Trân - Cúc Hoa, bây giờ tôi mới "bắt" được chị. Tôi đã "vẽ" những nét chính về chị. Chị không bị đọa đầy, lưu lạc suốt mười lăm năm như nàng Kiều, song chị xa chồng tới hai mốt năm và những gì đã đến với chị trong mười tám năm tiếp theo. Từ 1975 đến 1993 này? Tôi muốn viết vì đời chị đẹp quá, chị giầu đức tính vị tha và cao cả quá. Tôi cố viết sao cho thật truyền cảm, vẽ lại được chân dung chị. Tôi chủ động thay đổi mối quan hệ:
- Chị Thoa! Em kém chị bảy tuổi, chị đừng xưng em với em nữa.
- Tùy cậu.
- Chị Thoa này! Những năm tháng qua lại Cục Tình báo có nghe chuyện một nữ đồng chí cưới vợ cho chồng ở lại miền Bắc để mình vào Sài Gòn hoạt động tình báo không?
- Chị có nghe chuyện đó. Mãi sau này chị mới biết người đó là chị Đinh Thị Vân.
Tôi thốt ra câu hỏi ngớ ngẩn:
- Tại sao chị không làm như chị Vân?
- Vì chị đâu có quyền lựa chọn?
- Em tính sau khi cưới vợ cho chồng, chị Đinh Thị Vân rảnh rang, không vấn vương tới người chồng cũ và chị ấy có toàn quyền đi lấy chồng khác. Em khâm phục chị Vân vì chị đã hy sinh tuổi thanh xuân để làm chiến sĩ tình báo nên đến nay chị Vân đã già vẫn sống độc thân.
- Chị khác với chị Vân vì chị đã có cháu Hạnh và cháu Thanh. Hơn nữa, chị hèn kém, chị đâu được tài giỏi như chị Vân?
- Chị không thua kém chị Vân đâu! Theo em thì chị Đinh Thị Vân đã được đền bù, đãi ngộ tương xứng. Chị Vân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được phong cấp đại tá và nhận huy hiệu bốn mươi năm tuổi Đảng, còn chị thì nhận mức lương mất sức, là người ngoài Đảng.
- Chị hết sức hài lòng với cuộc sống hiện tại. Cục Tình báo đã nhận cháu Thanh và vợ cháu về cục công tác, lo cho các cháu có hộ khẩu Hà Nội và chia cho các cháu căn hộ này.
- Chị sống với vợ chồng cháu Thanh, hàng tháng nộp tiền lương hưu cho các cháu?
Chị Thoa hướng cặp mắt về phía tôi, cười:
- "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", các cụ tổ tiên chúng ta đúc kết như vậy. Cậu tính, chị nhận mỗi tháng bốn mươi ngàn đồng vì lương mất sức không được bù tiền điện, tiền nhà. Giao cho con dâu khoản tiền chưa đủ mua hai mươi ki-lô-gam gạo mỗi tháng mà gọi là đóng góp sẽ tủi cho cả đôi bên. Chị có cách nói riêng: mẹ già rồi, các con có trách nhiệm phụng dưỡng mẹ. Hàng tháng, mẹ cho các cháu tiền để mua sách vở.
- Chị Thoa! Sau khi tiễn chị Cẩm Nhung, nguyện vọng của cụ Hòa có được thực hiện không?
- Năm 1978, anh Hai Lâm được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nên cuộc gặp mặt toàn thể gia đình sau đó rất có ý nghĩa.
Tôi thở phào khoan khoái:
- Như vậy là việc gia đình chị rất suôn sẻ!
- Đâu có đơn giản như thế, em. Các cháu nhà chị muốn vào thăm ba và các em theo lời mời của mợ Cẩm Nhung, song vì sĩ diện, không đứa nào chịu lệ thuộc vào kinh tế. Tất nhiên, anh Hai Lâm phải lo không để cháu Hạnh, cháu Thanh biến thành những thằng ngốc, từ nhà quê ta tỉnh thất học, không đồng xu dính túi. Các cháu quê gốc ở Hà Nội nhưng từ nhỏ tới lớn đều sống ở vùng rừng núi, không có điện chỉ có loa truyền thanh công cộng, nên các cháu sẽ bỡ ngỡ với vô tuyến truyền hình, máy giặt, máy sấy tóc. Các cháu luôn mặc áo vải xoàng, ăn cơm với rau muống luộc, muối vừng, dưa cà..v.v... thì làm sao địch nổi với những đứa em quần là, áo lượt; tuần nào cũng thưởng thức đủ các món cao lương mỹ vị ở các nhà hàng và đứa nào cũng lọt vào đại học, nói tiếng Anh như gió?
Chị tâm sự:
- Những điều chị lo ngại đã không xảy ra. Anh chị em chúng nó hòa với nhau rất nhanh, không chút gượng gạo. Thanh đọc thơ của chị cho mấy đứa em cùng cha khác mẹ nghe. Các con mới của chị đã khóc. Cho đến hôm nay, vào thời điểm giữa năm 1993 này, chị dám khẳng định với cậu là các cháu yêu chị không dám nói là hơn thì cũng bằng má ruột Cẩm Nhung của chúng.
Chị kể tiếp:
- Cuối năm 1978, khi vợ chồng cháu Hạnh được chuyển về Hà Nội, chị vẫn ở với cháu trong căn hộ mới thuê được rộng hơn mười hai mét vuông. Để chuẩn bị đón ba, các cháu sắm cho chị chiếc giường một, có kê thêm tấm ván cho rộng ra lấy đủ chỗ cho làm buồng hạnh phúc của hai "cụ".
- Sao anh ấy không đưa tiền về cho chị mua nhà?
Chị Thoa ngước cặp mắt đen láy nhìn tôi. Chị đưa ra một câu hỏi chả ăn nhập gì với chủ đề mà chúng tôi đang trò chuyện:
- Tháng này cậu nhận bao nhiêu tiền lương?
- Em chả quan tâm đến điều đó. Nhà em nhận lương của cả hai vợ chồng ở tổ hưu. Em không nghiện cà phê, thuốc lá, rượu bia, nên hàng tháng chỉ cần tiền cắt tóc thôi!
Chị Thoa cười:
- Thiếu tướng Hai Lâm và nhiều cỡ trung tá, đại tá thuộc lứa tuổi các cậu đều "ngoan", có đồng lương nào đều nộp hết cho vợ. Anh Hai Lâm không nắm kinh tế của gia đình. Chị không thích và các cháu sẽ rất tự ái nếu ba của chúng ngửa tay xin tiền của mợ Cẩm Nhung để cuộc sống của chị được cải thiện.
- Rắc rối nhỉ!
- Chưa hết đâu cậu - năm 1979, 1980 anh Hai Lâm không về phép; cũng không gửi thư khiến chị buồn lắm. Một năm, anh chỉ về với mẹ con chị mươi ngày phép năm, lẽ nào anh ngại cả viết mấy chữ? Biết chị không hài lòng, anh Hai Lâm đã viết thư xin lỗi chị. Chị không ở gần nên không rõ là anh được điều động sang Cam-pu-chia trong lúc má con cô Cẩm Nhung ngại bí mật quân sự nên không thông báo cho chị.
Ngừng lại, đắn đo giây lát, chị Thoa mới quyết định tiết lộ bí mật riêng của gia đình với khách lạ:
- Cách đây mấy năm, anh Hai Lâm và Cẩm Nhung có chuyện hiểu lầm nhau, đôi bên xích mích găng tới mức anh phải bỏ vào đơn vị ăn cơm tập thể. Anh Hai Lâm viết thư nhờ chị khuyên nhủ cô Cẩm Nhung. Đọc thư anh, chị vừa thương anh, vừa buồn cười. Anh đơn giản quá: ai đời lại bắt vợ cả hạ mình để phân tích phải trái cho vợ hai trong lúc anh thừa lý lẽ và quyền hạn để làm việc đó. Chị không tự ái vì chị và Cẩm Nhung đã khá thân nhau. Mâu thuẫn nảy sinh chủ yếu vì lý do kinh tế. Anh tuy là cấp tướng, song đồng lương chả đủ nuôi bản thân anh, trong lúc các con cần tiền và giá cả đắt đỏ ở đất Sài Gòn đòi hỏi các khoản chi khá lớn. Cô Cẩm Nhung có kêu ca, phàn nàn song anh không thông cảm với cô, anh đã dùng mẹ con chị làm ví dụ để phân tích. Anh đã dại dột chọc vào tổ kiến lửa. Sao anh lại níu kéo những người có cuộc sống vương giả xuống ngang hàng với cuộc sống của mẹ con chị, những người chẳng có thu nhập gì ngoài tiền lương hàng tháng. Chị viết thư riêng cho cô Cẩm Nhung. Không có hồi âm. Chị gửi tiếp lá thư thứ hai, thứ ba, lá thứ tư. Vẫn không có tiếng vọng lời khuyên của chị. Cô ấy “giận cá, chém thớt" hay khinh chị? Không, chị không nên tự ái vì như thế sẽ hỏng việc lớn. Chị xử nhũn, viết tiếp cho cô lá thư thứ năm. Việc làm kiên nhẫn của chị đã có kết quả. Các con ở trong Nam báo ngay tin vui cho chị: "Ba và má Cẩm Nhung chúng con đã xử huề rồi. Mọi công lao vun đắp đoàn kết trong gia đình ta thuộc về mẹ".
- Chị Thoa! Em mới vào thành phố Hồ Chí Minh. Em có gặp anh Hai Lâm và chị Cẩm Nhung.
- Anh Hai có khỏe không, cậu?
- Anh Hai trông vẫn đường bệ. Anh và chị Cẩm Nhung nuôi chó để tăng thêm thu nhập.
- Tội nghiệp Cẩm Nhung. Cố ấy không thể sang Pháp làm đám tang cho ông Giô-dép và cũng không đưa bà Cẩm Loan về nơi an nghỉ cuối cùng được.
- Chị Thoa! Mối tình tay ba giữa anh và chị tuy có sóng gió nhưng rất đẹp. Chị định "viết" đoạn kết như thế nào? Chị có dự định vào thành phố Hồ Chí Minh sống chung với anh và chị Cẩm Nhung không?
Chị Thoa thổ lộ:
- Chị mãn nguyện lắm rồi. Chị có gia đình đoàn kết, được con trai, con gái, các cháu nội ngoại, hai đứa chắt (chắt của chị Túy - chị ruột chị) và họ hàng nội ngoại đôi bên quý mến. Điều đặc biệt hài lòng là vợ hai và bốn con của Cẩm Nhung đều rất yêu mến chị. Chị già rồi. Chị không định đi đâu cả.
- Còn anh, anh có định về quê thay cụ Hòa làm trưởng tộc không?
Chị Thoa cười rất tươi:
- Việc đó do anh Hai quyết định. Theo chị, mọi việc đã an bài rồi. Anh, chị và Cẩm Nhung đã giữ trọn mối tình tay ba của mình.
Tôi tán thành chị, người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu nhất mà tôi chọn để viết nên tác phẩm này với lòng biết ơn, khâm phục và ngưỡng mộ.
HẾT
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ