"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
iám đốc nông trường Nguyễn Thắng to, cao trạc ngoài bốn mươi tuổi nguyên là đại úy bộ binh. Khi tổ chức gợi ý ông về nông trường, ông đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi:
- Tôi không muốn xa rời đội ngũ. Đúng là tôi có nhược điểm ăn hai suất mỗi bữa mới đủ no, tôi bị thương phải bốn người khiêng mới nổi nhưng tôi không ốm, tôi chiến đấu dũng cảm, có hai huân chương Chiến công.
Chính ủy trung đoàn chỉ cao tới vai ông, cân nặng được nửa trọng lượng cơ thể của ông, đã phân tích:
- Nước ta đã có hòa bình. Chính đôi tay của chúng ta phải xây dựng nông trường, nhà máy. Đồng chí là nông dân nên về nông trường rất hợp.
Nguyễn Thắng xỏ đôi dép lốp vào chân, khoác ba lô lên vai, cuốc bộ ba mươi ki-lô-mét đến địa điểm được chỉ định. Quân của ông lần lượt kéo về. Hơn một năm qua, ông và gần năm trăm nông trường viên tương lai - chủ yếu là bộ đội chuyển ngành và nam nữ thanh niên xung phong hoặc dân công từ mặt trận trở về - đã biến vùng rừng rậm hoang vu thành đất trồng trọt.
Hơn một năm qua, ông Nguyễn Thắng chú ý đặc biệt đến cô Thoa ở đội phát hoang. Cô ấy thật khác người. Tại sao một phụ nữ phải nuôi hai con nhỏ lại luôn đạt năng suất cao nhất đội? Cô ta không khỏe bằng nam giới song cô rất cần cù siêng năng, lao động quần quận suốt ngày không biết mệt. Cô còn giỏi tính toán, thu xếp việc nhà. Ở nông trường đất rộng, ai muốn chiếm bao nhiêu cũng được, nên cô Thoa đã khoanh cho mình mảnh vườn. Cô trồng rau, trồng sắn, nuôi gà. Ba mẹ con cô ăn cơm ở bếp tập thể nên cô có thừa rau nhượng lại cho nhà bếp. Cô đổi trứng, đổi gà lấy cá hoặc thịt lợn để thêm món cho các con trong từng bữa ăn. Cô thường khao các bạn cùng đội bữa sắn luộc, sắn nướng ăn thả cửa.
Hai tháng trước, nông trường ông chỉ có một chi bộ và số đảng viên còn ít, vì nhiệm vụ chính của nông trường chỉ là khai hoang. Gần đây, bí thư chi bộ Kiều Văn Trọng được chỉ định làm Bí thư đảng ủy, gồm năm chi bộ khác nhau: nông trường bộ, phát hoang và các đội sản xuất. Ông sẽ cho trồng chè. Tương lai, ông sẽ cho lập đội chăn nuôi, tăng gia sản xuất, vườn trẻ, nuôi quân. Thoa có văn hóa, có khả năng, lại đóng góp công sức xây dựng nông trường từ những ngày đầu nên ông sẽ cất nhắc chị, đề bạt chị vào cương vị xứng đáng. Ông đưa ý định của mình trao đổi với ông Kiều Văn Trọng. Đồng chí bí thư đảng ủy sốt sắng:
- Hơn một năm qua chúng ta chưa chú ý đến phát triển đảng vì anh quá bận công tác chuyên môn và cả nông trường mới là một chi bộ. Từ nay, nông trường chúng ta đã là đảng bộ. Tôi hy vọng, cô Thoa sẽ là người đảng viên mới đầu tiên của đảng bộ ta.
- Nếu vậy, anh cần lo xúc tiến thủ tục đi. Tôi sẽ là người giới thiệu.
- Ai sẽ là người giới thiệu thứ hai?
Giám đốc nông trường có tâm tư thầm kín riêng. Ông là một lực điền đi ở cho địa chủ. Cách mạng tháng Tám thành công, ông bỏ chủ trốn đi bộ đội. Ông thất học. Các bạn đồng ngũ dạy ông biết đọc, biết viết. Ông chăm học, giỏi lao động và chiến đấu rất dũng cảm. Ở chiến dịch Biên Giới, tiểu đội trưởng Nguyễn Thắng được thưởng huân chương Chiến công hạng ba. Chiến dịch Hòa Bình rồi Tây Bắc, ông chỉ nhận được bằng khen. Anh em không muốn để ông xung trận vì không ai đủ sức kéo khối thịt nặng tới 80 ki-lô-gam từ hàng rào bùng nhùng đưa về hậu phương. Cái lý do tưởng như vu vơ đó đã đẩy ông về tuyến sau làm đại đội trưởng dân công.
Trước ngày đơn vị hành quân lên Điện Biên Phủ, ông phải nắn nót viết một lá đơn ghi rõ: "Nếu tôi bị thương nhẹ, tôi còn chiến đấu; bị thương nặng, tự tôi bò ra. Nếu tôi chết, xin cứ để xác tôi lại trận địa” rồi trao tận tay cho chính ủy. Chính ủy cười, vỗ vai ông:
- Anh em đùa như vậy mà cậu cũng tin à?
Chính ủy xé lá đơn, dúi vào tay ông những mảnh giấy vụn, tuyên bố:
- Cậu được chính thức đề bạt là đại đội trưởng. Trung đoàn giao cho cậu chỉ huy đại đội chủ công.
Sau ngày Đờ Cát-tơ-ri đầu hàng, ông được lên chức tiểu đoàn phó, nhận huân chương Chiến công hạng Nhất. Tháng 12 năm 1958, ông được phong cấp bậc đại úy. Cho tới ngày được điều động về nông trường, ông chưa quen người con gái nào, chưa nghĩ tới lấy vợ. Những tháng gần đây, ông chú ý tới Thoa. Cô ấy góa chồng hay bỏ chồng? Ông không có gan hỏi cô điều này. Ông đề xuất với Bí thư đảng ủy:
- Ta giao cho cô Nhiên, tổ trưởng cấp dưỡng làm người giới thiệu thứ hai. Cô Nhiên sẽ hướng dẫn cô Thoa học điều lệ Đảng, làm đơn và kê khai lý lịch...
- Ta không nên quá nóng vội mà phải tiến hành dứt điểm từng bước. Trước hết, chi bộ phải công nhận cô Thoa là đối tượng kết nạp Đảng. Tiếp đó, ta phải cử người về địa phương xác minh lý lịch cô Thoa..
Giám đốc cười ngượng:
- Tôi được kết nạp tại mặt trận nên không biết phải làm những thủ tục trên. Có anh về cộng tác, tôi vui lắm.
Ba tháng sau ngày này, Thoa được đồng chí phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy nông trường gọi lên văn phòng giao nhiệm vụ mới:
- Từ mai cô không ở đội phát hoang nữa. Cô về giữ trẻ. Cô đã có con, lại là người Hà Nội, có học nên các ông bố, bà mẹ sẽ vui lòng giao con cho cô.
Thoa tưởng rằng mình đang rất được tín nhiệm, rằng các đồng chí trong chi bộ đang thử thách chị; rằng chả bao lâu nữa chị được đứng cùng hàng ngũ với anh, nên vui vẻ nhận lời. Chị đâu ngờ cuộc đời chị gặp bước ngoặt, chị đang xuống dốc không phanh.
Chị Nguyễn Thị Nhiên, người luôn đề cao và rất có tình cảm với Thoa đã báo cáo riêng với bí thư đảng ủy và giám đốc nông trường:
- Thưa các anh! Em không ngờ là con Thoa rất xảo quyệt. Nó đã lừa các anh, lừa em, lừa nông trường, lừa tổ chức.
Nhiên rút trong hồ sơ giấy chứng nhận:
- Đồng chí trưởng phòng tổ chức nhà máy in Tiến Bộ đã ký tên, đóng dấu bảo đảm cho lời phê: "Cô Phạm Thị Thoa đã bỏ vùng kháng chiến Thanh Hóa dinh tê. Từ năm 1951, cô Thoa sống trong lòng địch. Chồng cô Thoa là Việt gian, phản động đã theo địch vào Sài Gòn".
Giám đốc Nguyễn Thắng đập bàn:
- Thế mà trong tờ khai lý lịch nó dám viết là chồng nó bị địch bắt. Ngoan cố thật.
- Báo cáo các anh, em rất thương Thoa. Thú thật là em không tin vào cái giấy này đâu. Thoa là bạn em. Em phải có chứng cớ để minh oan cho bạn, không để sinh mạng chính trị của bạn mình bị ảnh hưởng. Em đã tìm đến nhà vợ chồng chị Loan. Chị Loan kể mọi chuyện về cậu Đạo, chồng cô Thoa. Đúng là cậu ấy làm việc cho nhà binh Pháp, ở trong thành. Cô Thoa muốn giữ chồng ở lại nhưng không được. Cô Thoa đã khóc nhiều ngày khi chồng bỏ cô, đi theo địch.
Bí thư đảng ủy trầm ngâm. Anh quyết định:
- Cô Thoa không có hành vi xấu, phá hoại nhưng ta phải cảnh giác. Cũng may là chúng ta chưa kết nạp cô Thoa và quyết định điều động cô ấy về làm cán bộ phòng kế hoạch chưa công bố. Dù sao, ta cũng không nên để cô Thoa ở gần nông trường bộ.
- Đồng ý. Tôi nghĩ là nên giao cho cô Thoa trông trẻ.
Nhiên định phản đối. Cô thương Thoa. Trông 14 đứa trẻ từ ba tháng tới 5 tuổi sẽ là một cực hình. Tuy vậy, cô đành im lặng nghe kết luận của bí thư đảng ủy:
- Lý lịch cô Thoa "có vấn đề” chỉ có ba chúng ta biết, ta cùng giữ bí mật, không ai nói với ai - kể cả cô Thoa - về chuyện này.
- Vâng ạ!
- Đồng ý!
Thoa đến chỗ ở mới. Chị lại dựng lên túp lều lấy chỗ che mưa, che nắng cho ba mẹ con. Chị tiếc vườn rau, nương sắn song chị tự an ủi vì được giao nhiệm vụ đặc biệt, được thử thách trước khi chị trở thành đảng viên.
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ