A lot of parents will do anything for their kids except let them be themselves.

Bansky

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ác Ba Sơn ngồi phân tích về A18. Thanh Bình mới vào làng tình báo. Anh chưa tốt nghiệp trường nghiệp vụ nào. Kinh nghiệm của năm đầu công tác ở Nha Công an chỉ đủ sử dụng Bình là điệp viên bình thường, giao cho cậu ta từng việc.
Khi quyết định tung Bình vào Sài Gòn, bác Ba Sơn và các cán bộ lãnh đạo tình báo chỉ dám nuôi hy vọng Bình có vị trí nào đó trong hàng ngũ địch. Nói theo danh từ quân sự, Bình không còn là tình báo viên lo từng trận chiến đấu mà đã nâng lên tầm cỡ điệp viên lo phục vụ thắng lợi các chiến dịch. Gần đây, các anh nâng Bình lên mức tình báo chiến lược. Bình đã lọt vào Tổng nha An ninh quốc gia ngụy, giữ vị trí quan trọng đặc biệt. Anh được tiếp xúc với tài liệu tuyệt mật của địch. Chỉ cần anh gửi những bí mật quốc gia của đối phương cho ta sẽ giúp ta cách đối phó lại sao cho có hiệu quả nhất.
Từ ngày Nguyễn Thanh Bình vào Sài Gòn, đổi tên là Hai Lâm, bác Ba Sơn chủ trương không động tới anh. Cứ để anh luồn thật cao, luồn thật sâu, tạo được lớp vỏ bọc kín trong lòng địch. Càng ít người biết về Hai Lâm càng tốt.
Sau ngày Ngô Đình Diệm phá hoại tuyển cử, rồi Hai Lâm cưới Cẩm Nhung, bác Ba Sơn nghĩ cách liên lạc với A18. Có hàng chục chiến sĩ giao liên nội thành đủ sức đảm đương việc này, nhưng bác Ba Sơn không chấm ai cả. Chọn một thanh niên ư? Hai người lấy cớ gì để gặp nhau? Giao việc cho ông già, bà già ư? Không ổn, vì đầu mối liên lạc với Hai Lâm phải duy trì trong nhiều năm. Liệu các bà, các má có đủ sức khỏe, đủ minh mẫn đối phó với tình huống bất trắc không? Sử dụng các cô gái trẻ, đẹp hoặc cô nữ sinh Sài Gòn nào đó cũng dễ dẫn đến hậu quả tai hại vì tình cảm đôi bên sẽ phát triển và dễ có sơ hở đáng tiếc xảy ra.
Anh Tư Chi, một cán bộ lãnh đạo tình báo của Nam Bộ đề xuất:
- Ta nên dùng chị Ba. Chị Ba hiện đang ở Sài Gòn. Chị Ba là liên lạc xứ ủy Nam Kỳ từ 1936, năm nay trạc bốn mươi tuổi. Chị có chồng là tỉnh ủy viên. Theo tiêu chuẩn và quy định, chị sẽ cùng chồng và hai con tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơ-ne-vơ. Lúc đó, nhiều đồng chí trong xứ ủy muốn giữ lại để tương lai hoạt động trong lòng địch nhưng rất phân vân về hai con của chị. Các cháu còn quá nhỏ, đứa 5 tuổi, đứa 3 tuổi nên anh không thể đem theo ra miền Bắc được và chị không thể đèo bồng cả hai con để hoạt động bí mật. Đón được ý này của tồ chức, anh chị đề ra phương án giải quyết. Sau khi tiễn chồng đi Bắc tập kết, chị sẽ mang hai con về quê ngoại ở Bến Tre. Chị sẽ khai với chính quyền mới là chị góa chồng vì ba của hai đứa trẻ là trung sĩ, bị chết trận trong lần chạm chán với du kích Việt Minh ở Khu 5, gần đèo An Khê.
Năm 1955 chị gửi con lại cho bà ngoại (tất nhiên bà ngoại biết rõ sự thật về ba lũ nhỏ và lý do chị xa con). Với tấm căn cước thứ thiệt do chính quyền địa phương cấp, với tấm ảnh "chồng đeo lon trung sĩ có viền đen" kèm theo giấy thông lệ công trạng (giấy báo tử), chị lọt vào Sài Gòn. Chị tình nguyện không nhận một xu trợ cấp nào của tổ chức mà chọn nghề buôn bán lặt vặt để kiếm kế sinh nhai. Chị không có nhà riêng. Chị thuê góc bếp của một gia đình nghèo để đặt cái chõng tre, dưới gầm chõng xếp nồi, xoong, bát đĩa, gói quần áo và ở đầu chõng là bàn thờ "chồng". Những người hàng xóm thương chị nết na, có nhan sắc, khỏe mạnh, lâm vào cảnh góa chồng sớm, không có con nên đã đánh tiếng mối mai cho chị đám này, đám khác song chị luôn từ chối vì: "Em không thể nào quên anh ấy. Anh ấy đã thương yêu em hết lòng. Em thề sẽ ở vậy suốt đời để thờ phụng anh ấy". Chị Ba rất có nghị lực. Là đảng viên lâu năm, đạt trình độ cỡ huyện ủy viên, chị có kinh nghiệm hoạt động trong lòng địch. Tuy rất buồn vì phải sống thui thủi một mình, xa chồng, xa con, xa ba má và các đồng chí thân thương song chưa bao giờ chị vi phạm nguyên tắc: bỏ về Bến Tre thăm con.
Anh Ba Sơn hoàn toàn hài lòng về nhân vật mà anh Tư Chi tiến cử. Không thể tìm đâu ra một giao liên hội đủ mọi điều kiện cần thiết như chị Ba. Anh hỏi anh Tư Chi:
- Ta có cách nào liên hệ với chị Ba không?
- Có chứ! Ngoài việc cử giao liên lọt vào Sài Gòn trao chỉ thị cho chị Ba, ta có thể gọi chị Ba về P.
- Tôi muốn trò chuyện trực tiếp với chị Ba. Xin anh cho gọi chị ấy về đây. Chị Ba có tên gì kèm theo không?
Anh Ba Sơn chỉ hơn chị Ba vài tuổi nên cả hai trò chuyện hết sức thân tình, cởi mở. Anh nói với chị:
- Một cơ sở khác của ta ở Sài Gòn đã báo cáo với tổ chức rằng A18 có biệt thự mới, xe hơi riêng và đã cưới vợ. Ông bà ta có câu "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" nên mọi việc làm của A18 đều hợp lý. Về Sài Gòn, chị đến nhà thờ chú ý đến người thanh niên cao, rất đẹp trai, miệng luôn ngậm tẩu. Anh trạc ngoài ba mươi tuổi, thường ngồi ở vị trí thứ hai ở hàng ghế thứ bẩy. Sau hai tuần quan sát, đến tuần thứ ba, chị sẽ sử dụng ám hiệu này để liên lạc với A18 lần đầu, ta hãy dừng ở mức đó. Những lần sau, tổ chức sẽ giao nhiệm vụ cho A18.
Chị Ba đến nhà thờ Đức Bà. Như một con chiên ngoan đạo, chị lặng lẽ tìm chỗ ngồi. Đây là lần đầu tiên trong đời chị, chị dự lễ cầu nguyện đức chúa Giê-su. Chị không thuộc câu kinh nào. Điều đó chả sao, vì xung quanh chị có khá nhiều người không theo đạo Thiên Chúa đã tạt vào đây xem lễ. Không một khán giả nào dám mỉm cười báng bổ hoặc trò chuyện râm ran. Một không khí trang nghiêm, thành kính bao trùm cả hơn nghìn người có mặt. Chị Ba ngồi vào hàng ghế, khoanh tay đặt trên bàn, tai lắng nghe lời cha giảng đạo nhưng cặp mắt hướng về vị trí đã được thông báo trước. Ngay phút đầu tiên, chị nhận ra người cần gặp vì anh cao lớn hơn những người khác gần một cái đầu, vì anh có thân hình nở nang, cân đối và rất đẹp trai.
Giữ vững nguyên tắc, chờ khi tan buổi lễ cuối tuần thứ ba, chị Ba ngậm ở miệng điếu thuốc lá quấn theo kiểu sâu kèn đến gặp Hai Lâm:
- Thầy cảm phiền cho tôi mồi chút lửa.
Cái cớ vin ra để chặn người đối thoại lại rất tự nhiên nên chả gây một chút chú ý nào cho người xung quanh và cả Hai Lâm. Anh bật lửa cho chị mồi thuốc. Chị đã đi vào nội dung:
- Phiền thầy Hai xem dùm mấy giờ. Đồng hồ của tôi bị chết lúc năm giờ bốn phút rồi mà tôi không hay.
Hai Lâm thoáng giật mình. Vật cũ đây rồi. Cái đồng hồ anh đã dùng trong những năm kháng chiến chống Pháp, anh đã gửi lại bác Ba Sơn trước phút chia tay để làm ám hiệu nhận ra nhau mà anh chờ đợi suốt bốn năm qua giờ mới gặp lại. Người của ta đây rồi. Đồng hồ của chị bị chết lúc 5 giờ 4 phút để nói lại phút chia tay năm 1954 nên anh đã mỉm cười đáp lại: "Rất tiếc là đồng hồ tôi cũng chết hồi 0 giờ 18 phút sáng nay".
Bước trở ngại ban đầu đã vượt qua. Anh hỏi chị:
- Chị về xa không?
Trước đông đảo con chiên ngoan đạo đang rời nhà thờ, chị trả lời để không ai chú ý đến:
- Tôi về Lăng Cha Cả.
- Chị đi bằng phương tiện gì?
- Tôi ngồi xích lô.
- Tôi có xe riêng, tôi sẽ đưa chị về.
- Cảm ơn thầy Hai.
Ngồi chung xe, chị Ba truyền đạt lại cho A18 chỉ thị của bác Ba Sơn. Chị chuyển cách xưng hô trước lúc xuống xe:
- Trước sáu giờ chiều thứ hai tới, cậu sẽ nhận chỉ thị ở hộp thư chết ta quy ước là chỗ kia và để báo cáo tại đó. Cậu nhớ sắm máy ảnh và học giỏi nghề này.
- Nếu cần, em sẽ liên lạc với chị bằng cách nào?
- Tôi sẽ chủ động tìm gặp cậu. Tôi chỉ đi xe của cậu hôm nay thôi. Sau lần này, tôi với cậu coi như không quen biết nhau.
- Em xin nghe lời chị.
- Cậu cho tôi xuống đây.
Hai Lâm ngập ngừng:
- Chị!
Hai Lâm lưu luyến phút giây và khi trông thấy cái lừ mắt ngụ ý trách móc của chị Ba, anh vội nhấn ga cho xe lao vút đi với tâm trạng lâng lâng, sảng khoái.
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ