When they asked me what I loved most about life, I smiled and said you.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
hạm Thị Thoa đoán được tâm trạng của chồng. Có chuyện gì buộc anh suy nghĩ nhiều lắm. Từ ngày quen nhau, chưa bao giờ chị thấy anh khó hiểu như mấy ngày gần đây. Anh ít nói hơn và rất dè xẻn nụ cười. Tối hôm trước anh đến chơi với cu Thanh, đòi nằm cùng con suốt một giờ. Tối hôm sau, anh mua cho con trai bốn bộ quần áo, bế con, hôn hít con vô cùng âu yếm. Anh trao cho chị chiếc túi xách:
- Anh mua quà biếu mẹ và bốn bộ váy áo cho bé Hạnh. Anh rất muốn gặp con. Em nói với mẹ đưa bé Hạnh đi hội Chùa Thầy. Khoảng mười giờ sáng ngày kia, anh sẽ đến Chùa Thầy gặp con.
Gặp bé Hạnh về, anh lại đến với chị và bé Thanh. Suốt buổi tối, anh chỉ kể về con gái, con trai, nhắc lại những kỷ niệm ngày cưới, niềm vui khi chị có thai, khi anh được lên chức bố.
- Có gì xảy ra với anh vậy? - Chị thăm dò. - Pháp sắp rút quân khỏi nước ta. Chính phủ ta sẽ về tiếp quản thủ đô, anh khuyên em nên chọn việc gì?
Anh im lặng, thoáng buồn. Một phút sau anh mới nói sau tiếng thở dài:
- Đến lúc đó hãy hay em ạ.
Chợt anh đứng dậy kéo hai mẹ con chị vào lòng:
- Thoa này! Anh có việc hết sức quan trọng cần trao đổi riêng với em. Tối mai, em chờ anh ở trước cổng đền Quán Thánh.
Như thường lệ, chị khẽ gật đầu. Chị không cật vấn anh. Đã đến giờ anh về rồi, chị không nài anh ở lại. Chị cũng không hỏi lý đo vì sao anh phải gặp chị ở ngoài phố mà không trò chuyện trong "nhà riêng” của mình. Chị chỉ hỏi anh:
- Em có cần cải trang không?
Anh nhìn vào đáy mắt chị, đắm đuối, nhắc lại kỷ niệm quá khứ:
- Cải trang thành cô gái dân tộc Thái à?
Chỉ còn lại một mình trong phòng, chị ôm bé Thanh vào lòng cố phán đoán về thái độ lạ lùng của anh. Có phải anh bị lộ, địch đang theo dõi anh không? Chắc là không đúng vì một khi anh gặp chuyện rủi ro, anh không dại gì kéo theo chị vào cuộc và không cần có cuộc hẹn tối mai. Mặt khác, anh có đủ điều kiện để "lặn". Thời điểm này, anh ra vùng kháng chiến cũng chẳng có gì đáng trách vì sứ mạng của anh sắp hoàn thành rồi. Hay là... Chị thoáng nghĩ tới Tâm Trinh và nàng quận chúa nào đó. Sau lần đầu gặp gỡ, anh không còn nhắc đến tên hai người con gái này lần nào và chị cũng không hỏi anh. Chắc là họ đã lấy chồng. Hơn hai năm kể từ khi gặp anh là thời gian quá dài cho những cô gái con nhà giàu tính chuyện lên xe hoa. Suốt đêm đó, chị trằn trọc không sao chợp mắt nổi. Linh tính đã mách chị nhưng chị không sao đoán nổi chuyện gì đã xảy ra với anh. Anh đến với chị ba tối liên tiếp và dành mọi thời gian để chơi đùa, bế ẵm bé Thanh. Anh đã vi phạm quy tắc bảo mật để đến Chùa Thầy gặp gỡ con gái. Và điều gì thúc đẩy anh kéo chị ra khỏi tổ ấm để tâm sự riêng với nhau?
Tối hôm sau, chị đến điểm hẹn rất đúng giờ. Anh đi xe đạp đèo chị đến chiếc ghế đá, dưới gốc cây hoa lan. Chị chưa kịp ngồi xuống, anh đã kéo chị vào lòng, hôn chị tới tấp lên tóc, lên má, lên môi chị. Cách biểu lộ tình yêu nồng nhiệt, thái quá của anh chứng tỏ tâm trạng anh hết sức xáo động. Chị kéo anh ngồi xuống ghế, nắm chặt bàn tay anh:
- Có chuyện gì anh nói đi! Em nghe đây!
Anh ngồi tựa lưng vào thành ghế, đầu ngả về sau. Một phút, hai phút, ba phút trôi qua. Chị nhìn anh. Anh gần gũi và xa lạ. Anh yêu thương và cách biệt. Điều gì đang dằn vặt anh? Anh quay về phía chị:
- Em! Em có yêu anh không?
- Yêu vô cùng!
- Em có tin anh không?
- Rất tin!
- Anh gặp chuyện rất khó xử. Anh không thể lừa dối em. Sau ngày cưới em, anh không gần gũi bất cứ người con gái nào thậm chí trong tư tưởng cũng không nghĩ tới ai. Ai ngờ...
Anh kể cho chị nghe không bỏ sót một chi tiết nào trong lần đến thăm Cẩm Nhung, gặp đại tá Giô-dép và bác Ba Sơn. Anh kết luận:
- Vấn đề đặt ra là anh phải cưới Cẩm Nhung, vào Sài Gòn làm tình báo hay từ chối.
- Cô Cẩm Nhung có đẹp không anh?
- Rất đẹp!
Chị chua chát:
- Sao anh không từ chối? Anh tiếp xúc với cô ta làm gì?
- Anh nuôi ý định vun vào cho Trần Hảo hoặc khuyên cô ta kết hôn với Giắc. Xin thề với em là anh chưa nói nửa lời yêu thương với cô ta, anh không bộc lộ tình cảm với cô ấy qua ánh mắt hay nụ cười.
- Nếu vậy sao cô ấy đòi lấy anh?
- Cô ấy chủ quan cho rằng mình hội tụ đủ mọi điều kiện, thừa sức quyến rũ đàn ông: đẹp, giầu, có địa vị, có học thức... Kỹ sư Trần Hảo đẹp trai, giầu có vô cùng, là mục tiêu mơ ước của mọi cô gái Hà Nội lại bám theo Cẩm Nhung, bị cô ta cho ra rìa. Cẩm Nhung tưởng rằng một khi cô ấy chủ động tỏ tình với anh, anh sẽ vồ vập ngay. Cô ấy đã nhầm.
Anh không đóng kịch, khuôn mặt anh rắn đanh, hai hàm răng mím chặt. Anh kéo chị vào lòng:
- Anh yêu em. Không ai ở trên đời này sánh kịp em. Anh không thể mất em, mất các con. Làm cách nào bây giờ, Thoa?
Chị đón nhận hơi thở hổn hển của anh. Anh đang cố ghìm để không khóc trước chị. Chị hỏi lại:
- Tại sao anh ghét Cẩm Nhung? Cô ấy chưa làm điều gì phật ý anh?
- Anh với em cùng là cán bộ của Nha Công an. Em chịu bán hoa quả, chịu mang tiếng chửa hoang là vì ai? Anh ở gần vợ, gần con mà phái lén lút khi đến với người thân nhất của mình là vì cái gì? Vì cách mạng, vì lý tưởng của chúng ta nên vợ chồng mình đã vượt qua tất cả.
Chị gật đầu xác nhận. Anh xoay người chị về phía mình:
- Lý tưởng của Cẩm Nhung ngược với chúng ta. Cô ấy, hay nói chính xác hơn là bố đẻ cô ấy, mẹ ruột và bố dượng cô ấy đều là kẻ thù của cách mạng. Anh làm sao sống chung nổi với Cẩm Nhung trong một mái nhà? Lại còn phải ân ái nữa!
Chị lại gật đầu tỏ ý thông cảm. Anh hỏi lại:
- Em có định đánh đổi cuộc sống hiện tại để có cuộc sống vương giả mà phản bội lại Tổ quốc không? Nếu bắt buộc phải là vợ Trần Hảo hay Giắc em có đồng ý không?
Chị lắc đầu khẳng định:
- Không bao giờ!
- Vậy em khuyên anh như thế nào? Anh vẫn còn đủ thời gian để trả lời bác Ba Sơn. Cưới Cẩm Nhung là hình phạt đối với anh song anh sợ nhất là phụ lòng tin của tổ chức.
Ngừng một lát, anh thú nhận:
- Anh đã hứa với bác Ba Sơn là sẽ chui vào hàng ngũ địch ở Sài Gòn. Giây phút đó anh chỉ nghĩ tới lợi dụng Cẩm Nhung làm tấm bình phong. Theo hiệp định Giơ-ne-vơ thì sẽ có Tổng tuyển cử. Khi nước nhà thống nhất rồi, anh sẽ hất "tấm bình phong" ra rìa, anh sẽ trở về với em và các con. Thế nhưng anh không có gan, không đủ can đảm làm điều đó nếu không được em đồng ý. Hơn một tuần qua, anh mất ăn, mất ngủ, không biết em nghĩ sao về anh. Anh đâu phải kẻ phụ tình. Nếu có lệnh, anh sẵn sàng nổ súng vào đại tá Giô- dép, đại úy Giắc không chút run tay.
Chị ôm anh, kéo đầu anh vào ngực mình, vuốt ve mái tóc khuôn mặt anh. Chị hiểu là mọi lời anh nói đều xuất phát từ trái tim. Chị đã đo được tình yêu của anh đối với mình và các con. Chị thông cảm nỗi khổ tâm của anh song chị biết nói gì với anh? Mơ ước được sống chung một mái nhà với anh và hai con đã trở thành chuyện xa vời. Chị phải tiễn anh vào Sài Gòn, đồng ý cho anh cưới Cẩm Nhung ư? Không đời nào! Chỉ có ai bị bệnh tâm thần mới dại dột nhường chồng cho người khác.
- Ta về chứ anh? Anh không phải đèo em nữa. Chúng ta không nên đi sánh đôi ngoài đường. Em về trước nhé. Ba ngày sau em sẽ trả lời anh.
Anh gật đầu, ôm ghì lấy chị. Chị không nhìn rõ mặt anh song cảm thấy giọt nước mắt của anh rơi xuống má mình. Từ ngày lấy nhau, đây là lần đầu tiên anh khóc. Về đến nhà, chị đi cửa ngách vào phòng riêng của mình. Chị Loan đã ủ bé Thanh. Chị không bật đèn, không cởi quần áo, nằm lăn ra giường. Nhận được hơi mẹ, bé Thanh cựa quậy. Chị áp bầu vú vào miệng con. Tội nghiệp con tôi! Con còn bé quá đã phải xa bố rồi. Sài Gòn ở mãi đâu nhỉ? Chắc là xa lắm! Chị không thể vào Sài Gòn để gần anh được. Để bé Thanh, bé Hạnh ở lại Hà Nội, chị đi sao nổi. Chỉ có cách duy nhất là giữ anh ở lại để vợ chồng con cái đoàn tụ, để hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Con chị còn nhỏ quá và chị cũng phải có quyền sống chung cùng một mái nhà với chị chứ? Chị không cho phép anh đi nữa không chỉ nhân danh người vợ mà còn thay mặt cho các con chị. Anh phải nghe lời chị.
Đêm đó chị lại thức trắng. Sáng hôm sau chị nghỉ bán hàng. Chị nằm ôm con, đầu nặng trĩu, miệng đắng ngắt, không thiết ăn uống gì. Chị không muốn khóc song nước mắt cứ trào ra khỏi mi. Chị sụt sùi. Lạ thay, tiếng khóc càng to, nỗi đau càng giảm. Chị thổn thức. Chị Loan nằm cạnh, ôm lấy chị:
- Em giấu chị điều gì phải không, Thoa?
Chị khóc to hơn, ôm lấy chị Loan:
- Em khổ quá chị ơi!
Chị đang cần thổ lộ tâm tình song chị còn đủ tỉnh táo để giữ bí mật cho anh.
- Anh ấy sẽ đi Sài Gòn với người ta.
Chị Loan bỗng nổi máu tam bành:
- Đi là thế nào? Không thể như thế được?
- Làm cách nào được chị? Mình lấy quyền gì để giữ anh ấy?
- Lành làm gáo, vỡ làm muôi. Anh cố tình bỏ rơi tôi, tôi cóc cần đến anh nữa. Tôi phá anh.
- Em không đang tâm chị ạ!
- Ơ hay, cái cô này. Tôi tiếp cậu ấy trong nhà này, để cô cậu tự do là do cậu ấy có trách nhiệm với cô, với thằng chó con này. Nếu cậu ấy trở mặt, bỏ cô bơ vơ, cô phải trị thẳng tay. Cô biết chỗ ở của cậu ấy chưa?
- Anh ấy ở trong thành, chị ạ!
- Nếu vậy, cậu ấy làm việc với nhà binh Pháp?
- Vâng ạ.
- Không lo. Cô bế thằng Thanh đến vọng gác cửa Nam, cửa Đông hoặc cửa Bắc. Cô cứ trả con cho cậu ấy để vợ cậu ấy biết, làm cho gia đình thằng Sở Khanh ấy tan nát cho bõ tức.
- Anh ấy ngỏ ý với em muốn đón cháu Thanh theo. Anh ấy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cháu.
- Cô đồng ý không?
- Em khó nghĩ quá.
- Dứt khoát không cho. Hừ! Cái quân lật lọng, tính chuyện “cơm no, bò cưỡi", giờ lại muốn bắt nốt thằng bé. Đừng hòng!
Chị Loan hận anh Bình lắm rồi nên không còn tỉnh táo nữa. Mới nửa phút trước, chị ấy khuyên Thoa trả con, giờ đây chị ấy muốn làm ngược lại. Tiếc rằng Thoa không dám thổ lộ tâm tư thật của mình với chị. Thoa chợt nhớ đến mẹ. Chị có nên về Phượng Vũ xin ý kiến của mẹ không? Chị rất hiểu mẹ. Mẹ không quyết đoán, thường dựa theo ý chị. Hơn nữa mẹ chưa là cán bộ tình báo, mẹ không lường nổi thời cơ có một không hai đã đến với anh. Anh cứ đi Sài Gòn, chị không giữ. Chị hứa sẽ nuôi hai con khôn lớn, dậy dỗ các con nên người vì anh, để anh yên tâm hoạt động trong lòng địch nhưng chị không thể ly hôn với anh, nên Cẩm Nhung và chị sẽ có chung một chồng. "Chồng chung", cái âm thanh nghe não nùng, đau xót quá.
Đêm thứ hai rồi đêm tiếp theo, chị mệt rã rời song không sao chợp mắt nổi. Chị Loan ép chị ăn được nửa bát cháo gà song không thể dỗ nổi giấc ngủ giúp chị. Chị thương bé Thanh. Thằng bé rất ngoan, háu ăn, đã cắn đầu vú mẹ vì nó bú không ra sữa. Chị mua bát phở về, gượng ăn vì con song chị không sao nuốt trôi xuống cổ. Tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ? Chị không thể trả lời nước đôi, gạt trách nhiệm về cho anh, cho tổ chức. Chị không ngăn cản anh ra đi mà chỉ băn khoăn về câu trả lời: “Có bằng lòng cho anh cưới Cẩm Nhung không?". Chị không nghi ngờ anh. Bắt anh buộc phải cưới nàng quận chúa, lợi dụng cô ta làm tấm bình phong che chở cho anh. Anh hết sức khổ tâm vì phải chung sống với người không cùng chí hướng, nhất cử, nhất động phải đề phòng người ta phản lại mình. Cũng may là thời gian tra tấn anh không kéo dài. Hai năm sau, nước nhà có tổng tuyển cử, anh sẽ rũ bỏ “tấm bình phong" để về với chị. Đành vậy thôi. Đúng là không ai thay thế nổi anh. Chị đã quyết định. Câu trả lời của chị là đồng ý. Đồng ý để anh đi Sài Gòn. Đồng ý để anh cưới Cẩm Nhung...
Đúng giờ hẹn, chị gặp anh. Anh cũng gầy rạc hẳn. Anh ôm chị, hôn chị, hỏi chuyện về bé Thanh, bé Hạnh. Anh cố tình đánh trống lảng để kéo dài giây phút hạnh phúc bên chị. Có lẽ đây là phút chia tay giữa anh, chị và cũng có khả năng là cái mốc đánh dấu ngày anh trở thành kẻ đào ngũ. Anh hồi hộp lắm. Anh nóng lòng chờ đợi câu trả lời của chị và giờ đây anh thích chậm nghe chị nói phút nào sẽ hay phút ấy. Chị đoán được tâm lý anh. Anh không tin chị đồng ý để anh cưới Cẩm Nhung và anh sẽ dựa vào ý chị làm cái cớ để anh không phải lấy vợ hai. Anh vẫn có thể vào Sài Gòn hoạt động trong lòng địch theo hướng khác, không cần tới Cẩm Nhung.
Phạm Thị Thoa chủ động kéo anh nhìn thẳng vào sự thật. Chị lấy trong túi ra một hộp nhỏ:
- Đố anh biết vật kỷ niệm này ở đâu ra?
Anh mở hộp lấy đôi hoa tai đặt lên lòng bàn tay mình:
- Anh quên sao được. Bà ngoại đã cho mẹ đôi hoa tai này trong ngày cưới. Mẹ đã tặng lại em. Em đã đeo hoa tai trong ngày cưới của chúng ta.
- Anh! Đây là kỷ vật vô giá của đời em. Anh giữ lấy.
- Sao vậy em?
- Em đồng ý để anh cưới Cẩm Nhung với một điều kiện.
- …
- Em tin anh. Ngày gặp nhau trở lại, nếu anh không thực hiện điều kiện của em, em sẽ không nhận anh và em không cho phép các con nhận bố nữa.
- Anh nghe đây. Em nói đi!
- Bằng bất cứ giá nào cô Cẩm Nhung cũng không được là vợ cả. Cô ấy phải biết là anh đã có vợ rồi. Anh có thể nói với cô ấy trước hoặc sau ngày cưới. Nhưng phải thực hiện trước khi anh gặp lại em.
Anh nhận thức được điều chị nói là bất di bất dịch nên anh gật đầu chấp nhận:
- Nếu anh không thực hiện được như ý của em, anh sẽ không còn xứng đáng là chồng em, là bố của Hạnh, Thanh.
Giây phút này, chị bình tĩnh, thanh thản lạ thường. Chị kể cho anh nghe mọi chi tiết trong ba ngày khắc khoải của chị.
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ