A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3226 / 60
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30
rích Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, từ trang 92 đến trang 98.
Kiên Trinh và số anh em trong đội của mình đã kiệt kê một danh sách 21 tên tàn quân của đội biệt kích văn hóa - tư tưởng của Mỹ có thể là thành viên của cái "tòa soạn bí mật tại chỗ" mà Tư Tuân đã gợi ra. Công việc ấy không mấy khó khăn vì chỉ cần lật ra các tập tài liệu, trao đổi với một số người am hiểu giới nhà văn, nhà báo cũ ở Sàigòn thì có thể lòi ra từng tên rằn ri đang núp ở xó xỉnh nào đó. Hầu hết, số người này quen thói lêu bêu, tối ngày la cà, bù khú với nhau ở quán cóc, cà phê cà pháo với nhau. Chỉ cần liếc qua là biết họ đang sống thế nào. Đó là những con ngựa quen đường cũ, chuyên gieo rắc nọc độc hòng gây tác hại về mặt chính trị tư tưởng. Sự tiêu xài vung vít mỗi khi được chủ trả tiền công cũng góp phần tự tố cáo chúng.
Căn phòng của Kiên Trinh nhỏ nhưng khá náo nhiệt. Chuông điện thoại reo từng chặp, mấy chiếc máy đánh chữ hiệu Remington mổ lốc cốc liên hồi. Chỗ này, một anh trinh sát trẻ hí hoáy viết, chỗ khác mấy anh đang hăng hái tranh luận với nhau, không khí giống hệt tòa soạn một nhật báo trước giờ báo lên khuôn, chỉ thiếu mùi mực in và dĩ nhiên không thiếu khói thuốc mù mịt. Kiên Trinh quen thuộc với khung cảnh và nhịp điệu sinh hoạt này đến nỗi mỗi khi ngồi viết một mình trong căn phòng vắng lặng, anh cảm thấy dường như thiếu một cái gì đó kích thích tính năng động của bộ óc. Các nhà khoa học cho rằng tiếng ồn ào ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động tinh thần, nhưng với anh, loại tiếng ồn thân thương này là một chất liệu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Trông bề ngoài, Kiên Trinh ốm yếu: người dong dỏng cao gầy, mặt thon, lúc nào cũng không rời cặp kính trắng. Nhưng anh dẻo dai như một sợi mây rừng. Anh có thể ngồi lì suốt ngày xem tài liệu như một tu sĩ khổ hạnh, nhưng khi hành động thì anh lại rất nhanh nhẹn. Anh em kháo nhau rằng Trinh giỏi vũ thuật. Anh không hề nhận điều này nhưng thường lấy một trong những phương châm của vũ thuật cổ truyền vận dụng cho người trinh sát để tự rèn luyện mình: "Đi như lá, trụ như đá" Nghĩa là khi hành động thì nhẹ nhàng, linh hoạt như chiếc lá bay trong gió và khi tập trung nghiên cứu vấn đề gì hoặc trước mặt kẻ thù thì kiên trì vững vàng như tảng đá đầu non. Thật ra, anh không khỏe hơn ai về mặt sức vóc, nhưng có lẽ nhờ vận dụng phương châm ấy cộng với ý chí được tôi luyện trong chiến đấu, trong gian khổ, đã giúp anh nhân sức lực và trí tuệ của mình lên.
Đồng đội của anh mỗi khi thấy anh bù đầu ở phòng làm việc trong mấy ngày liền là đoán được sắp có cú "làm ăn lớn". Anh em vẫn thường nói đùa với nhau: đó là sự im lặng trước giờ nổ súng.
Thật tình mà nói, Kiên Trinh cũng không tránh khỏi những lúc "bí rì rị" như hôm nay. Có những việc tưởng như sự thật đã phơi bày ra đó nhưng khi bắt tay vào mới thấy khó. Những lúc ấy anh cần có trí tuệ tập thể của đồng đội, nhưng hoàn toàn không ỷ lại vào tập thể. Chừng nào bản thân đã cố hết sức xoay xở vẫn không xong, lúc ấy anh mới yêu cầu đồng đội tiếp tay.
Vấn đề của anh hôm nay là trước mớ sự kiện ngổn ngang đã thu thập được, trước hàng tá đối tượng với hàng trăm trang tài liệu ấy, anh nên bắt đầu từ chỗ nào. Thế mà ngày mai anh đã phải trình chỉ huy trưởng bản kế hoạch rồi. Chỉ còn ngày và đêm nay nửa thôi.
Mười giờ sáng, Trinh tìm một bàn vắng người dưới gốc cây trứng cá đằng sau căng tin của đơn vị. Cái dạ dầy hay giở chứng của anh không ưa cà phê, nhất là cà phê đá. Đến giờ này, chén cơm chiên ăn lúc sáng đã tan biến từ lâu rồi, không cho phép anh thưởng thức chất cà-phê-in.
Nhưng anh vẫn cảm thấy không cưỡng nổi, gọi một ly cà phê đen, nếu như Hồng Sơn, một đồng đội trẻ của anh không kịp thời mang đến cho anh một chai xá xị. Anh thầm cảm ơn sự chăm sóc của bạn, nhưng trong mắt thoáng đôi chút thất vọng.
Sau khi châm điếu thuốc Đà Lạt, nhấp một ngụm nước ngọt, Kiên Trinh lên tiếng trước.
- Thế nào?
- Anh hỏi tôi? Hồng Sơn ngước lên nhìn Kiên Trinh thăm dò.
- Ừ. Chả lẽ mình lại nói chuyện với đầu gối của mình. Việc của cậu đi đến đâu rồi?
- Việc nào? Bọn tôi đang chờ bật đèn xanh đấy, sao anh lại hỏi tôi?
- Chờ mình là thế nào? Việc ai nấy làm chớ?
- Nhưng anh đã phân công cụ thể cho tôi làm gì đâu? Ngày mai mấy "cụ" mới duyệt kế hoạch của anh kia mà. Đến đâu rồi?
Kiên Trinh chột dạ, mặc dầu hơn ai hết, anh biết rõ thế nào Hồng Sơn cũng hỏi anh câu ấy. Năm phút trước đó, anh quyết định rủ Hồng Sơn đi uống nước để xả hơi đôi chút. Anh tin rằng Hồng Sơn sẽ giúp anh những ý kiến hay như bao nhiêu lần trước để anh bổ sung, củng cố những "tư duy chiến thuật" của mình. Vì thế, anh không do dự đặt ván đề với Hồng Sơn:
- Theo cậu, ta nên bắt đầu từ đâu?
- Tôi biết mà - Hồng Sơn cười khoái trá - Anh cần lính tráng "hiến kế" mới chịu rủ anh em xuống đây chớ dễ gì?
- Ừ. Hiểu thế cũng được. Nhhung cậu nhớ cậu cũng có trách nhiệm trong vụ này đấy, lại phải chịu phần "mũi nhọn" nữa là khác.
- Thôi được. Hồng Sơn làm ra vẻ long trọng. Thưa đồng chí đại úy, tôi xin được hiến kế…
- Nói đại đi, đừng kiểu cách "dỏm" nữa. "Vạn sự khởi đầu nan". Nói đi, ta nên khởi đầu chỗ nào? - Kiên Trinh dục bạn.
Hồng Sơn xoa xoa mái tóc ngắn cắt đúng điều lệnh nội vụ và nói thẳng vào vấn đề mà đội trưởng mình đang quan tâm, dường như chính anh đã chuẩn bị trước. Anh bắt đầu trình bày:
- Đến nay, tài liệu chúng ta có trong tay khẳng định một điều là bọn phản động trong nước và số lưu vong ở nước ngoài đã thiết lập sự liên lạc thường xuyên với nhau. Nhưng chúng liên lạc với nhau bằng con đường nào, với phương tiện gì thì ta chưa rõ. Đây là vấn đề sống chết của bất cứ tổ chức gián điệp nào. Về mặt lý luận, liên lạc là khâu trọng yếu nhất và cũng dễ bộc lộ nhất, có phải vậy không? Đánh vào đó là trúng yết hầu của địch.
- Đúng. Bài bản của bất kỳ trường huấn luyện tình báo và phản gián nào trên thế giới đều thống nhất điều đó. Nhưng trong vụ này thì thế nào? Vấn đề là ở chỗ đó! Xin lỗi, mình không làm cậu mất hứng đấy chứ? Tiếp tục đi!
- Anh yên tâm. Dù sao tôi cũng tiêu hóa được ít nhiều bài học lý thuyết ở nhà trường để "hiến kế" với anh. Nhưng điều tôi vừa nói là đặc điểm chung nhất của bất kỳ tổ chức gián điệp nào. Nhưng những điều rất thông thường, ai cũng biết, không có nghĩa là điều dễ dàng giải quyết.
- Cậu vào vấn đề chính đi. Nhập đề như thế là bài bản lắm rồi! Thú thật với cậu, tôi thấy bọn này làm ăn nửa kín nửa hở, nếu không muốn nói là hơi bầy hầy. Cậu xem cái gã Trần Tam Tiệp ấy dám quảng cáo trên báo truyện "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" do "một tác giả còn kẹt trong nước gửi ra". Và cũng lúc đó, nhà xuất bản Nam Á cũng quảng cáo sắp phát hành tập "Bình thơ Nguyễn Du" do một tên quỷ quái nào đó có bút hiệu Dương Hồng Ngọc, từ trong nước gửi ra. Bọn chúng tung hỏa mù chăng?
- Cũng có thể đây là thủ đoạn "gây nhiễu" để che dấu một hoạt động khác nguy hiểm hơn, nhưng cũng không loại trừ cái trò "lộng giả thành chân". Điều đó ta có thể khẳng định qua công trình xét nghiệm "văn phong" của anh. Tôi hoàn toàn nhất trí với anh "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" dứt khoát do một tên nào đó trong nhóm "Hòa Bình, Độc Lập" cũ viết thì kẻ "Bình thơ Nguyễn Du" chắc chắn không ai khác ngoài tay Hoàng Hải. Cái giọng bình thơ xỏ lá ấy chỉ có hắn thôi.
- Chuyện đó để hồi sau phân giải. Cậu trở lại vấn đề đi: Làm thế nào bọn Trần Tam Tiệp nhận được bài vở của những tên biệt kích văn hóa ấy? Và đổi lại, bọn biệt kích ở đây được trả công như thế nào? Nếu không có xơ múi gì, tôi cam đoan chẳng tên nào chịu viết một chữ. Chúng căm thù chế độ cộng sản, chống đối một cách có ý thức và quyết liệt, nhưng đồng thời cũng là những tên rất hám tiền và háo danh.
- Vì vậy, anh đã nắm được chân lý của Archimède đã tìm ra nguyên lý về sức đẩy của nước. Đúng, tiền, tiền phải đóng vai trò nào đó trong vụ này. Nói khái quát, không chỉ là tiền mà là "lợi ích vật chất". Đương nhiên cái ấy phải đi đôi với ý thức phản cách mạng.
- Tiền! Không loại trừ. Nhưng bằng hình thức nào khác?
- Hàng, chẳng hạn? Hồng Sơn trả lời ngay.
Kiên Trinh vụt đứng dậy. Anh thấy lóe ra một dấu hiệu rất đáng phấn khởi. Trong truyện "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" có nói đến việc Trọng Thủy lần theo vết lông ngỗng mà Mỵ Châu đã rắc trên đường bôn tẩu với cha. Phải chăng trong vụ này, tiền, hàng - chứ không thể gì khác - là dấu chân ngỗng để phăng ra mối liên hệ trong ngoài của địch thủ.
- Hay! Kiên Trinh kêu lên.
- Đề nghị đại úy hãy bình tĩnh. Nếu có reo lên tiếng "Euréka" như Archimède cũng được nhưng chớ bắt chước nhà bác học ấy để tồng ngồng mà chạy từ sông về nhà giữa ban ngày khi ông tìm ra nguyên lý về sức đẩy của nước phải không, thưa đại úy?
Cả hai cười phấn chấn hẳn lên, cất tiếng cười sảng khoái.
Ta thấy đồng chấy Thủ trưởng, tức Giám đốc Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh quang vinh rực rỡ tên vàng giả, giao công tác đi bắt bỏ tù mút chỉ cà tha mấy tên văn nghệ sĩ Sàigòn kẹt giỏ bỏ của, bỏ nước chạy lấy người không thoát, dám liều mạng viết những bài tố cáo, châm biếm xã hội chủ nghĩa ưu việt ác ôn côn đồ, gửi ra nước ngoài đăng trên những tờ báo Việt hải ngoại, cho đồng rận Tư Tuân, trưởng cái gọi là Ban Công tác chống phá hoại tư tưởng. Đồng rận Tư Tuân lãnh công tác về nhà nghiên kíu, điều cha, điều mẹ năm bẩy ngày đêm, người ngợm phờ phạc, mất ăn bỏ ngủ với vợ. Chị vợ phiền não phải chạy sang nhờ đồng bọn bên Nhà Đẻ Nhân Dân cung cấp một số thuốc bổ thận Nhân cao chế tạo bằng thai nhi xã hội chủ nghĩa để anh chồng tẩm bổ. Thế rồi qua những trang sau đó, ta thấy - dù ta có căm thù cộng sản đến mấy ta cũng phải nhìn nhận: dường như đồng rận Tư Tuân trên thực tế chẳng có làm cái mẹ gì cả- Đồng rận giao toàn bộ công tác bắt bỏ tù bọn bị gọi là Những tên biệt kích cầm bút cho đồng rệp Kiên Trinh.
Buổi sáng trước khi tới sở làm công tác bắt bớ nhân dân, đồng rận Tư Tuân đớp nhẹ có "mấy chén cơm chiên". Đến đây ta lại thấy tả đồng rệp Kiên Trinh ở vào cảnh "đến giờ này, chén cơm chiên ăn lúc sáng đã tan biến tự lâu rồi…" Cớm cộng đớp toàn cơm chiên thôi ư? Cũng chẳng có gì để ta phải théc méc. Cộng sản chuyên lấy máu nhân dân nhuộm cờ đỏ, lấy mỡ nhân dân chiên cơm đảng viên đớp ngon lành. Dzì dzậy nhân dân ta mới có câu: "Đừng có no. Để đảng no…"
Đồng chấy Thủ trưởng giao công tác cho đồng rận Tư Tuân, đồng rận Tư Tuân giao cho đồng rệp Kiên Trinh. Đến đây, người đọc ngây thơ lương thiện tưởng các cớm đẩy công tác xuống hạ tầng đến đồng rệp Kiên Trinh là hết, nhưng đồng rệp Kiên Trinh lại đẩy công tác bắt bớ, bỏ tù nhân dân xuống một tầng thấp hơn nữa. Nhân vật thứ tư xuất hiện là đồng xám xây cọoc Hồng Sơn.
- Theo cậu, ta nên bắt đầu từ đâu?
- Tôi biết mà - Hồng Sơn cười khoái trá - Anh cần lính tráng "hiến kế" mới chịu rủ anh em xuống đây chớ dễ gì?
- Ừ. Hiểu thế cũng được. Nhhung cậu nhố cậu cũng có trách nhiệm trong vụ này đấy, lại phải chịu phần "mũi nhọn" nữa là khác.
Tiếp đó Đồng xám xây cọoc Hồng Sơn long trọng thuyết trình:
- Đến nay, tài liệu chúng ta có trong tay khẳng định một điều là bọn phản động trong nước và số lưu vong ở nước ngoài đã thiết lập sự liên lạc thường xuyên với nhau. Nhưng chúng liên lạc với nhau bằng con đường nào, với phương tiện gì thì ta chưa rõ. Đây là vấn đề sống chết của bất cứ tổ chức gián điệp nào. Về mặt lý luận, liên lạc là khâu trọng yếu nhất và cũng dễ bộc lộ nhất, có phải vậy không? Đánh vào đó là trúng yết hầu của địch.
Ný nuận ba hoa chích chòe nghe chơi dzậy thôi. Ở Thành Hồ, em nhỏ lên ba, cụ già chín bó đều biết nhân dân thành Hồ muốn niên nạc, niên mỡ với người nước ngoài chỉ cần tình thư con cá oong đưa toa lét mang ra bưu điện chi tiền cò gửi đi là xong. Nói theo ngôn từ cộng sản những cuộc niên nạc kiểu này đều là tự phát. Nhân dân Sàigòn trước năm 1975 có cuộc sống tương đối an ninh và sung túc nhất nước. Rất đông người Sàigòn mần lương tháng, kiếm được bao nhiêu sài hết bấy nhiêu, tháng sau lại có lương, chẳng mấy người tính chuyện để dành, để sọt. Bởi dzậy nên nón cối, dép râu, mông đít bự chỉ ngơ ngáo kéo vào Sàigòn có năm bữa, nửa tháng là một số đông cư dân Sàigòn đẹp lắm Sàigòn ơi đã thấy cái đói lù lù đứng trước chân giường nát. Các anh con trai bà Cả Đọi ngẩn ngơ thấy những anh con trai bà Cả cũng như mình được trực thăng Mỹ bốc đi thoát, được đưa sang Mẽo quốc xứ thần tiên no đủ bơ sữa thịt bò vứt bỏ đầy đường, whisky tràn ống cống, đô la nhiều như lá Rừng Phong. Mấy ảnh lúc đầu chỉ gửi thư đi với mục đích đau thương và cao thượng là hy vọng mấy anh con trai bà Cả đẻ bọc điều sang được Mẽo quốc giầu đẹp thương tình bớt đớp, bớt xài chi cho vài chịch đô cứu đói. Những bức thư đầu tiên gửi ra nước ngoài - do đó - đều là những lá thư "Con cá nó sống vì nước. Dzợ chồng, bố con em sống nhờ quý ông, quý bà…"
Nhưng lẽ tự nhiên, tất nhiên, kiêm thiên nhiên, nhân nhiên là muốn gợi lòng thương hại của quý ông, quý bà để quý ông, quý bà đẻ bọc điều, tu mười kiếp, được Thủy Quân Lục Chiến Mẽo nó bốc lên trực thăng bay ra biển, chi về cho ít đô, những lá thư con cá bắt buộc phải kể khổ. Ngoài những nhớ thương biệt ly, nhớ nhung từ đây, chiếc lá trôi theo heo may… Người sang Mẽo có hay… rồi nỗi sầu tử biệt, sinh ly, kẻ ở người đi, lệ rơi thấâm đá, tơ chia rũ áo lụa Hà Đông, rách luôn cả áo lông Hà Nội, thư con cá phải kể về cuộc sống u tì, đen sì, đen sịt, đen hơn cái lá đa ca dao, đen hơn mõm chó mực của nhân dân Thành Hồ. Trong số đó, đời sống của các anh con trai bà Cả Đọi chiếm giải quán quân về mặt đen tối, rách nát và bi đát.
Từ kể khổ sang kể oán chẳng có mấy hồi. Kể khổ với kể oán liền nhau như hai mặt của lưỡi lame Gillette. Điều nguy hiểm là sống trong gông cùm cộng sản người dân có cả một triệu nguyên nhân để căm hận chế độ. Và bọn cộng sản ác ôn khi nắm được quyền ở nước nào cũng vậy, đều bắt nhân dân phải nhận chế độ của chúng là trong sạch, công bằng, nhân ái, đầy tình người một trăm một ngàn lần tốt đẹp hơn chế độ tư sản cũ. Chúng bắt nhân dân phải tỏ ra "phấn khởi, hồ hởi", phải nói mình sung sướng, mình được giải phóng. Người dân nào than sầu khổ - chỉ cần than thở thôi, chưa nói đến chuyện tố cáo cộng sản ác độc, bóc lột, ăn cắp, nói dối - là đã bị coi là phản động, phải bắt cất đi để khỏi làm "nhiễm độc sầu buồn" lây lan người khác.
Những Tên Biệt Kích Cầm Bút Những Tên Biệt Kích Cầm Bút - Hoàng Hải Thủy Những Tên Biệt Kích Cầm Bút