The man who does not read good books has no advantage over the man who can't read them.

Mark Twain, attributed

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3226 / 60
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25
ời nhận xét và kết tội ấy áp dụng cho chủ nghĩa cộng sản mới đúng. Cũng như câu tiên đoán của Mác trong tuyên ngôn của đảng cộng sản năm 1884.
Chủ nghĩa tư bản có đặc tính ăm bám, thối nát và đang giẫy chết.
Đến giờ này mà còn lải nhải kể chuyện cộng sản chuyên môn lừa bịp nhiều Cố Hồng chắc chắn sẽ kêu: "Biết rồi… Khổ lắm… Nói mãi…" Vì vậy chỉ kể sơ thôi. Thuốc men Nga cộng, Tầu cộng là thứ dở ẹt nhất thế giới. Nga cộng, Tàu cộng chỉ chi viện súng đạn, mìn, hỏa tiễn cho đàn em. Nhưng Tầu cộng có phương thuốc tễ thần sầu quỷ khốc bổ dưỡng cho các lãnh tụ, những bạo chúa cuối thế kỷ hai mươi.
Tầu cộng truyền phương thuốc bí truyền lãnh tụ cộng sản chi bảo ấy cho đàn em Việt cộng. Cũng rất có thể đàn anh khoảnh độc, giữ bí mật chỉ cho đàn em thuốc sực thôi, không chỉ cách mần. Nhưng đàn em ma lanh, ma bùn, học lén được bí kíp chế tạo mật phương. Nhờ bí phương này có thể nói tất cả lãnh tụ cao cấp thế giới cộng sản đều béo tốt, hồng hào, phương phi trông no đủ hơn hẳn những nhân vật lãnh đạo các nước tư bản.
Phương thuốc bổ dưỡng đại quý Việt cộng học lén được của đàn anh Tầu cộng là Nhân Cao. So với Nhân cao, thì cao hổ cốt, cao ban long, cao xương khiếu, cao khỉ đột không đi đến đâu. Nhân cao, hay cao nhân, như tên gọi, là cao người, được cộng sản làm bằng thịt và xương người. Không phải thịt và xương những người tầm thường đã mất nguyên khí hay nguyên trinh mà là xương thịt thai nhi. Trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa dài lòng thòng việc con gái - những cháu ngoan bác Hồ mười sáu, mười bẩy tuổi, con gái còn trinh chứ không phải đàn bà - chửa hoang đi nạo thai là việc được chế độ khuyến khích, bảo vệ. Thai nhi được lấy ra bất chấp sự an nguy của người mang thai. Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thiên hạ lấy thai ra khỏi bụng mẹ như thiến gà, thiến chó.
Ở những xưởng đẻ Xã hội Chủ nghĩa thai con nít nhiều đến nỗi được lấy đi nuôi lợn. Một số thai được dược học Xã hội Chủ nghĩa làm thành Nhân cao. Những cái tên gọi là Viện Y Học Dân Tộc Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ có mỗi một thứ thuốc khốn nạn gọi là Xuyên Tâm Liên. Nhân cao chỉ để dành cho cán bộ đảng viên. Thứ thuốc vợ Tư Tuân nhờ mấy đồng chí bên cái gọi là Viện Y học Dân tộc đặc chế đưa cho chồng chính là một trong những dược phẩm nhân cao ác ôn. Nhân cao được làm bằng xương, thịt, máu bào thai, bất cứ người nào ngửi cũng thấy tanh tưởi. Bọn công an cộng sản không giống người thường, như Tư Tuân chẳng hạn, y ngửi thấy thơm thơm.
Theo như chi tiết được tả Cớm Tư Tuân phải làm việc ngày đêm, ăn thì chỉ ăn sáng qua loa có mấy chén cơm chiên - Cớm mà đớp thật tình chắc phải hết cả chảo - mà Cớm mần việc chi mà dữ quá dzậy? Ngôn từ Việt cộng gọi là "khẩn trương". Cớm ngày đêm đọc "sách báo của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài" tìm xem những tên gan cóc tía nào sống dưới gông cùm cộng sản mà dám viết những bài tố cáo tội ác cộng sản, mô tả đời sống cực khổ của nhân dân, cười khóc thay cho nhân dân, nguyền rủa cộng sản thay cho nhân dân. Tìm ra những tên mật lớn này để tóm cổ chúng nhốt vào tù mút mùa Đỗ Đít.
Việc làm này dễ ợt, dễ hơn đớp cơm sườn. Những năm 81, 82 ở Thành Hồ, bọn văn sĩ Sàigòn viết được và dám viết bài gửi ra ngoại quốc có thể đếm được trên mấy đầu ngón tay. Để có thể có những bài viết, gọi là bài viết thôi, đừng nói đến "tác phẩm" đao to búa lớn - để có thể có được những bài viết tả đời sống thật của nhân dân Thành Hồ gửi ra nước ngoài, điều kiện cần nhất và quan trọng nhất là người viết "dám viết, dám gửi đi, nhận chịu nguy hiểm". Nhiều ông ra được nước ngoài viết vung xích chó, viết loạn cào cài châu chấu, nhưng trong khi còn ở trong nước thì thủ khẩu như bình, một chữ cũng không viết đi. Mấy ông như dzậy là mấy ông khôn. Chỉ có những thằng ngu sống dưới ách Việt cộng chưa biết chết lúc nào mà còn ngứa ngáy viết bậy viết bạ gửi ra nước ngoài. Bị tù mút chỉ cà tha, bị bỏ mạng trong tù là đáng kiếp.
Nhưng đến đoạn này ta lại thấy lòi ra anh Cớm cộng Kiên Trinh. Vậy là thủ trưởng giao việc điều tra tóm bọn văn nghệ sĩ Sàigòn viết bài gửi ra nước ngoài cho Tư Tuân, Tư Tuân trao việc này cho Kiên Trinh. Vậy mà vừa mới đoạn trên ta thấy tả Tư Tuân nghiên kíu điều cha, điều mẹ ngày đêm, chị vợ phải đi kiếm nhân cao cho đương sự tẩm bổ. Đây là lời báo cáo của anh cớm cộng có cái tên không hợp với cớm cộng chút nào là Kiên Trinh:
- Trong số 15 bài ấy có hai truyện ngắn, bốn bài thơ, ba bài phóng sự, hai bài nghị luận chính trị, văn học và bốn bài phiếm luận. Tất cả đều là những loại chống cộng "có cỡ" cả. Tôi xin trình bày từng loại dễ "nhận diện" nhất. Đó là loại phiếm luận như bài tựa "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" chắc chắn tác giả của nó trước đây thuộc nhóm "nồi niêu xoong chảo" của báo Hòa Bình do Anh Quân chủ trương. Anh Quân bỏ báo Hòa Bình đem theo cả nhóm này về báo Độc Lập. Hiện nay ở thành phố ta chỉ còn vài ba tên trong cái nhóm đó thôi. Còn những bài ký tên Công tử Hà Đông tôi nghĩ đến Hoàng Hải vì tên này quê quán ở Hà Đông, vốn công tử bột, con thầy Thông phán, cháu ruột quan tri huyện.
Chàng Công tử Hà Đông sướng rên mé đìu hiu - chữ của Duyên Anh Tuổi Ngọc những năm tháng xa xưa - khi được Cớm cộng gọi là "Công tử bột". Dân Bắc kỳ ngày xưa - ngày xưa tức là phần đầu nửa thế kỷ Hai mươi Trần ai khoai củ - có câu "Công tử Bột, Tiểu thư Vôi" để gọi những cô cậu cũng ăn diện đấy nhưng không được thanh lịch, không sang, rẻ tiền. Đúng vậy, Công tử Hà Đông đúng là một thứ Công tử Bột Bắc kỳ điển hình và chính cống. Nhưng mà Công tử Bột cũng là, vẫn là công tử. Đời trước, đời này, đời sau không biết ra sao, có thật ít người dám nhận mình là công tử. Vài ba anh tự phong mình là công tử ăn diện đúng mác thường bị người đời chê là rởm, khoác lác hoặc phét lác. Khi Công tử Hà Đông tự nhận là Công tử Hà Đông tức là chàng muốn nhận chàng chỉ là một thứ công tử bột "… Công tử bột con thầy thông phán, cháu ruột quan tri huyện…". Ní nịch trích ngang, trích dọc không có gì nhiều, không nặng mà cũng không nhẹ, song nghe cũng không không đến nỗi quá ư hạ cấp.
Có điều cần viết cho đúng về câu nói của anh Cớm cộng Kiên Trinh trên đây: "… như bài tựa đề "Nếu chàng Trương Phi đẹp trai" chắc chắn tác giả nó trước đây thuộc nhóm "nồi niêu soong chảo" của báo Hòa Bình do Anh Quân chủ trương..". Bài được đăng dưới bút hiệu "Lão Dương". Con nít lên ba, cụ già chín bó cũng biết "Lão Dương" là Dương Hùng Cường Dê Húc Càn. Thứ hai, nhóm "nồi niêu soong chảo" là nhóm ký giả trẻ chủ lực của tòa soạn báo Sống của anh Chu Tử Chu Văn Bình từ những ngày đầu ho hen kèn cựa, chết đi sống lại của báo Sống đầu năm 1965. Sau ngày ba anh em ông Diệm, Nhu, Cẩn bị bắn chết, đảng Cách Mạng Quốc Gia, đảng Cần Lao Nhân Vị, Lực lượng Thanh Niên Cộng Hòa xẹp nhanh hơn bong bóng xà bông, nguyên thủ Ngô Đình Diệm bị bể đầu, Big Minh lên thay chức nguyên thủ chưa đầy ba tháng thì bị Nguyễn Khánh chỉnh lý hạ bệ, cho ngồi chơi xơi nước mút chỉ. Những cuộc binh biến theo nhau xảy ra, những thủ tướng theo nhau rớt đài, anh Chu Tử không ra được báo nên phải mướn "măng xét" của báo người khác để làm. Làng báo Sàigòn - và toàn thể làng báo Bắc Kỳ, Nam Vang, Viên Chiên do quan thầy Phú Lang Sa truyền nghề. Vì vậy báo Sàigòn dùng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn tiếng Phú Lang Sa. "Măng xét: Manchette" là tên tờ báo có giấy xuất bản. Nhiều anh viết cái biên lai giặt ủi cũng ướt mồ hôi trán nhờ những thế lực nào đó xin được giấy phép ra báo. Mấy ảnh mà báo bổ ký gì. Mấy ảnh mướn ký giả chuyên nghiệp hoặc cho ký giả chuyên nghiệp mướn giấy phép ra báo của mình. Việc làm đó được giới trong nghề gọi tắt và giản dị là "Mướn măng xét". Mỗi lần báo bị đóng cửa, anh Chu Tử mô tả nhóm anh em ký giả của anh "lêu bêu như chó mất chủ". Khi mướn được một măng xét nào đó trong bài trình làng anh viết: "Nhóm chủ trương báo Sống sẽ đua hết nồi niêu soong chảo sang tờ báo này vv.." Từ đó thành cái tên Nhóm Nồi Niêu Soong Chảo. Toàn Nhóm Nồi Niêu Soong Chảo sẽ tái ngộ với bạn đọc thân mến trên tờ báo X v.v…"
Nhóm "Nồi niêu soong chảo" không bao giờ là "của Anh Quân". Anh Quân có thời làm ký giả báo Sống, nhưng chính Anh Quân không ở trong nhóm "Nồi niêu xoong chảo" của báo Sống những ngày đầu. Sau khi anh Chu Tử bị bắn mà không chết vào giữa năm 1965, báo Sống sống vững, mấy tiếng "Nồi niêu xoong chảo" không được dùng đến nữa và bị quên dần. Năm 1970, nhân báo Sống đăng phóng sự làm lớn vụ PM Mẽo dẹp khu lều dân Việt nghèo dựng lên ngoài hàng rào căn cứ quân sự Mỹ trên bán đảo Cam Ranh để bán sì ke cho GI Mỹ, cho đó là vụ lính Mỹ xâm phạm, đi bốt đờ sô lên chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, báo Sống bị đóng cửa. Ký giả báo Sống mới tản đi kiếm sống ở những báo khác.
Nhóm "Nồi niêu soong chảo" chính cống gồm có Trần Dạ Từ, Đằng Giao, Tú Kếu, Trần Tử, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Anh Hợp. "Hiện nay tại thành phố ta còn vài ba tên trong nhóm đó thôi." Khi Cớm cộng nói câu đó thì ở cái gọi là "thành phố ta" chỉ còn có hai tay cựu "nồi niêu soong chảo" là Nguyễn Thụy Long và Nhã Ca là còn lạng quạng vất vưởng ở ngoài nhà tù. Ký giả Trần Tử, Anh Hợp đã chết, Nguyễn Văn Đông sang Mỹ, Trần Dạ Từ, Đằng Giao, Tú Kếu đang ở trong những trại tù khổ sai. Dê Húc Càn Dương Hùng Cường và tôi, người viết những dòng này, không ở trong nhóm ký giả gọi là nhóm "Nồi niêu xoong chảo" do anh Chu Tử đứng đầu.
- Dĩ nhiên không có tên nào dại dột dùng bút hiệu cũ. Trong một chế độ mà người viết văn, làm thơ không dám ký tên thật dưới những tác phẩm của mình, bọn cầm quyền, bọn đầu sỏ của chế độ đó phải thấy xấu hổ, thấy nhục nhã hơn những người viết không dám ký tên thật. Người viết không dám ký tên thật can tội hèn nhát. Đúng vậy. Nhưng họ còn có lý do chạy tội là họ muốn giữ bí mật tên tuổi để không bị bọn đầu trâu mặt ngựa nửa đêm ập đến nhà còng tay đưa đi năm bảy mùa thu lá rụng chưa nhìn thấy mơ hồ bóng dáng đường trở về mái nhà xưa. Họ mong họ không bị bắt để họ còn có thể viết được nhiều nữa.
Đời nào cũng vậy thôi, rất nhiều người làm văn nghệ nhưng chỉ có rất ít người được nổi tiếng. Nổi tiếng và được đời công nhận là văn nghệ sĩ. Nổi tiếng cũng là thành công. Như Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, không cần có hai tiếng thi sĩ đứng trước tên. Phạm Duy, Văn Cao, Hoài Bắc không cần có hai tiếng nhạc sĩ, như Thái Thanh không cần được giới thiệu là nữ ca sĩ. Có rất nhiều người viết rất nhiều truyện ngắn, truyện vừa, làm nhiều bài thơ nhưng vẫn chẳng được ai nhìn nhận là văn sĩ hay thi sĩ. Người viết tạo được một văn phong riêng, bút pháo riêng - nôm na là giọng văn riêng, cách viết riêng, lối nhận xét cuộc đời trần ai khoai củ riêng - lại rất khó và hiếm.
Cớm Kiên Trinh báo cáo với cớm Tư Tuân:
- Trong số 15 bài ấy có hai truyện ngắn, bốn bài thơ, ba bài phóng sự, hai bài nghị luận chính trị, văn học và bốn bài phiếm luận. Tất cả đều là những loại chống Cộng "có cỡ" cả…
Cớm cộng đọc 15 bài anh em chúng tôi viết ra, công nhận: "Tất cả đều loại chống cộng "có cỡ". Trong khi đó thì chính anh em chúng tôi, những người viết những bài cớm cộng cho là "chống cộng có cỡ" ấy, chúng tôi coi những gì chúng tôi viết gởi đi chỉ là loại viết chơi vì quá buồn. Chúng tôi không có ý viết những lời đao to, búa lớn. Chúng tôi áy náy vì thấy mình không diễn tả, không ghi lại được một phần trăm những đau khổ, những oán hận của nhân dân, những tai họa do cộng sản gây ra cho nhân dân ta.
"Những tên biệt kích cầm bút" trang 79, anh cu Tư Tuân cớm cộng, trưởng cái ban gọi là Ban Công Tác Chống Phá Hoại Tư Tưởng, được giám đốc cớm Thành Hồ giao nhiệm vụ điều tra mấy tên văn nghệ sĩ Sègoòng gan cóc tía dám viết bài tố cáo chế độ cộng sản ác ôn côn đồ gửi ra nước ngoài. Nói là điều tra cho huê dạng, đúng ra là giao cho anh cu Tư Tuân việc tìm bắt, bỏ tù bọn gan cóc tía. Tư Tuân đọc những bài báo phản động và thấy "buồn nôn vì toàn là những luận điệu rẻ tiền.." nhưng đến trang 87, tức là chưa đến mười trang sau, anh cu Kiên Trinh, anh Cớm Cộng có cái tên không có vẻ cớm chút nào là Kiên Trinh, được Trưởng ban Tư Tuân giao lại việc tìm bắt bọn gan cóc tía, báo cáo:
- Trong số 15 bài ấy có hai truyện ngắn, bốn bài thơ, ba bài phóng sự, hai bài nghị luận chính trị, văn học và bốn bài phiếm luận. Tất cả đều là những loại chống Cộng "có cỡ" cả…
Thằng đàn anh vừa chê: "… luận điệu vu cáo rẻ tiền. Chán đến buồn nôn…" Ngay sau đó thằng đàn em dộng tủ đứng, dộng luôn cả cái bàn thờ Chủ tịt Đảng vào mồm thằng đàn anh bằng câu nói:
- Em đọc 15 bài của chúng nó thấy bài nào cũng thuộc loại chống cộng "có cỡ" cả…
Rẻ tiền tức là không có cỡ, mà có cỡ tức là có giá trị, và có giá trị tức là không rẻ tiền. Anh cu Kiên Trinh, cái tên anh cu cớm cộng Thành Hồ này cũng kỳ. Bác Hồ học mót lối dùng bí danh có vẻ bình dân để gọi nhau trong Đảng của Tầu Cộng, bác lấy tên là Sáu Keo. Từ đó, bọn đảng viên Việt cộng anh nào cũng có tên mang số thứ tự hai, ba, năm, sáu đứng đầu. Chẳng hạn như Tư Bốn, Ba Thiên, Năm Lành, Bốn Lù v.v… Có anh còn mang cái tên gợi cảm là Hai Bi, Ba Bi. Nhưng ở trang này, ta lại thấy lòi ra một anh cớm cộng có cái tên là Kiên Trinh - Anh cu Kiên Trinh chỉ mới đọc có 15 bài còm của vài tên văn nghệ sĩ Sègoòng kẹt giỏ viết gửi ra nước ngoài là anh đã phải nhận là "… chống cộng có cỡ…" Nếu hai anh cu này đọc 150 bài do anh em chúng tôi viết về cuộc sống thê thảm của nhân dân thành Hồ dưới gông cùm Việt cộng, chắc hai anh sẽ buồn nôn đến cái độ nôn ra máu.
Được cớm cộng "đánh giá" là viết toàn những bài "chống cộng có cỡ" nghe cũng khoái tỉ. Nhưng quy luật của tự nhiên, theo Ăng Ghen là "càng được cộng sản đánh giá chống cộng cao cấp chừng nào càng bị cộng sản bỏ tù lâu chừng ấy". Những trang NTBKCB cho anh em chúng tôi thấy tại sao bọn công an Thành Hồ lại hục hặc kết anh em chúng tôi vào tội gián điệp, đưa chúng tôi ra tòa với tội gián điệp và muốn tử hình một người trong bọn chúng tôi, bỏ tù chung thân tên thứ hai trong danh sách gián điệp, bỏ tù hai mươi cuốn lịch Tam Toong Méo tên đứng hạng thứ ba, mười lăm mùa khoai lang tên đứng thứ tư, mười hai mùa củ đậu tên đứng hạng thứ năm, mười mùa cốm giẹp tên đứng hàng thứ sáu. Hai tên gián điệp cuối cùng trong số 8 tên, tên số tám và tên số bẩy: mỗi tên tám mùa cô hồn cháo lá đa.
Bị tó tháng Năm 1984, một tháng sau ngày Nhóm Già Lam Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Thích Trí Hải giã từ cửa Thiền lên xe bông dzô cửa tù, chúng tôi bị bọn viết báo cộng sản chửi lai rai, chửi dài dài từ năm 1985. Năm 1986 trước ngày bọn công an Thành Hồ đưa chúng tôi ra tòa, bọn báo Công An và bọn báo Tuổi Trẻ Thành Hồ cùng đăng những bài mới về chúng tôi. Khi những tờ báo có những bài viết ấy vào đến tay chúng tôi trong nhà tù Chí Hòa, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, người ở tù cùng phòng với tôi trong suốt năm mùa Lễ Vu Lan, nói với tôi:
- Sao chúng nó thù các bác quá…
Tôi gọi Trí Siêu bằng thầy. Trí Siêu gọi tôi bằng bác. Trí Siêu kém tuổi tôi mười mùa bác Hồ đầu thai phá dân hại nước.
Nhưng như tôi đã viết, xin viết lại ở đây cho câu chuyện được mạch lạc, bạn đọc dễ theo dõi hơn. Công an Thành Hồ đã dàn dựng sân khấu, làm om sòm trên báo để đưa "bọn gián điệp ra tòa. Chúng sẽ phải cúi đầu nhận tội…v.v…"
Năm 1986, trước ngày chúng họp cái gọi là Đại Hội Đảng Mả Mẹ kỳ 6. Nhưng rồi, chúng không thể đưa chúng tôi ra tòa như chúng đã loan báo rình rang trên các báo. Chúng tẽn tò. Loạt bài nửa phóng sự, nửa điều tra, nửa chuyện bịa viết nhiều kỳ về bọn gián điệp mới đăng được ba kỳ trên báo Công An, Tuổi Trẻ bị ngưng. Không cả một mẩu tin cho độc giả biết phiên tòa xử bọn gián điệp được loan báo xử ngày đó, tháng đó đã được hoãn.
Những Tên Biệt Kích Cầm Bút Những Tên Biệt Kích Cầm Bút - Hoàng Hải Thủy Những Tên Biệt Kích Cầm Bút