Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3226 / 60
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 23
húng tôi, bọn văn nghệ sĩ Sàigòn bại trận, chúng tôi có anh có em. Trong nhục nhã, trong khổ cực, chúng tôi vẫn có nhau, chúng tôi vẫn là những văn nghệ sĩ Sàigòn. Cảnh "phi cầm, phi thú" hiện ra rõ nhất trong những cái gọi là buổi sinh hoạt tại Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố Hồ Chí Minh, trụ sở đặt trong tòa nhà có vườn rộng trước 75 là một cơ sở nghe nói là Tình báo của Việt Nam Cộng Hòa, góc đường Trương Minh Giảng, Tú Xương. Bọn trong Ban Chấp Hành cái gọi là Hội Văn Nghệ, thường là Tổng thư ký Việt Phương, lên Ủy ban thành phố họp nghe chỉ thị gì đó về phổ biến với các văn nghệ sĩ. Những buổi như thế gọi là buổi sinh hoạt.
Trong những buổi sinh hoạt này bọn trong Ban Chấp Hành Hội ngồi hàng ghế chủ tọa đối diện với hàng ghế của văn nghệ sĩ Sàigòn. Hai bên ngồi đối mặt với nhau. Hai anh Kỳ Nhông, Kỳ Đà Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn cũng dự buổi sinh hoạt. Hai anh không thể ngồi cùng hàng ghế hay ngồi sau lưng bọn Giải Phóng Miền Nam. Sức mấy chúng nó cho hai anh ngồi chung. Hai anh không ngồi chung chỗ với bọn chúng tôi, chắc hai anh sợ ngồi với chúng tôi hai anh xấu hổ…
Hai anh ngồi sau đít bọn Văn nghệ Giải phóng đối diện với bọn văn nghệ sĩ Sàigòn bại trận không được, hai anh không muốn ngồi chung với bọn văn nghệ sĩ Sàigòn nhục nhã. Dzậy thì trong những buổi họp chia hai phe rõ rệt mặt đối mặt, chính tà hai phái như dzậy hai anh Kỳ Nhông đặt đít ở đâu???
Hai anh ngồi ở hai ghế bên cạnh. Hai anh không ngồi trong phe giải phóng, hai anh cũng không ngồi trong phe Việt Nam Cộng Hòa bại trận.
Dường như Phạm Trọng Cầu - Phạm Trọng: Em ra đi mùa thu…. mùa thu không trở lại… cũng đã được sáng mắt, sáng lòng đôi chút trước cái gọi là xã hội chủ nghĩa do cách mạng vô sản dựng lên vì thấy nó bê bối, bết bát, dơ dáy quá đỗi. Nhiều anh chị nhờ gia đình có tiền cho sang Tây ăn học đớp phải bả xã hội chủ nghĩa, tưởng bở, hung hăng con bọ xít, theo đuôi cộng sản mần "cách mạng", bị cộng sản cho hộc máu, vỡ mặt khi chúng cướp được chính quyền. Điển hình và đại diện cho giới "phi cầm, phi thú" này là Mợ Dương Quỳnh Hoa. Nghe nói chỉ sau vài mùa kỷ niệm bác Hồ đầu thai Phạm Trọng đã có vẻ thất vọng. Phạm Trọng có mần lời ca theo điệu nhạc bài Quê Em - Quê em miền Trung du. Đồng quê lúa xanh rờn. Giặc tràn lên cướp phá. Anh về quê cũ. Đi diệt thù giữ quê. Giặc tan đón em về - Lời ca của Phạm Trọng theo nhạc Quê Em có câu mở đầu:
Ba tôi trồng khoai lang…
Đào lên thấy khoai mì
Thật là điều phi lý…
Những anh Kỳ Nhông đi theo cộng sản mần "cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa" tưởng bở: Xã Hội Chủ Nghĩa nhất định phải tốt đẹp hơn xã hội tư sản dân chủ. Mấy ảnh vỡ mộng khi thấy sao nó bẩn quá. Thứ củ có thể ăn được người Bắc gọi là sắn, người Nam gọi là mì hoặc khoai mì. Những chị đi bán rong trong những xóm nghèo thường rao: "Ai khoai lang, khoai mì…" Thứ củ người Nam kêu là củ sắn, người Bắc gọi là củ đậu. Ông bố mấy anh Kỳ Nhông trồng khoai lang, đào lên thấy khoai mì cũng còn là khá, ông nội anh không có trồng khoai lang, khoai mì, ông nội ác ôn của anh trồng người. Các em nhỏ bất hạnh bị đem ra trồng đầu vùi dưới đất, chân chổng lên trời. Ở những cánh đồng cách mạng vô sản ấy, khi đào đất lên người ta không thấy khoai mì, khoai lang chi cả, người ta chỉ thấy có sọ người, có xương người và máu người.
Lo việc mười năm trồng cây
Lo việc trăm năm trồng người.
Câu nói của một Quân Tải Tàu nào ngày xưa, được ghi trong sách Minh Tâm Bảo Giám do ông Đoàn Trung Còn biên soạn. Già Hồ mượn dùng cũng được đi. Nhưng trồng là trồng cây: trồng cây si, trồng đậu, trồng gạch, trồng gì cũng được, "trồng người" nghe sao man rợ quá trời. Những anh cộng sản coi đồng bào như những con vật để họ sai khiến, bóc lột, như những cái cây để họ đem trồng. Những em bé Việt Nam bất hạnh được coi là những khúc măng non…
Em là khúc măng non…
Em chín queo trong nồi cách mạng
và:
Cháu lên ba… Cháu vô mẫu giáo
Cô thương cháu là cháu không khóc nhè…
Không khóc nhè…. È é e…
Em vào trường học
Mẹ cha vào nhà máy…
Ông bà lo cấy cầy…
Ông bà lo cấy cầy??? Chèng đét théng thèng ơi… Ông bà xã hội chủ nghĩa cho có trẻ lắm cũng phải sáu mươi, bẩy mươi… Khứa lão lọm cọm sống trong xã hội thối nát tư sản đến tuổi sáu bó là đã bị con cháu cho ngồi chơi xơi nước. Khứa ông buổi sáng nhâm nhi ly trà tầu nếu có tiền, ly nước vối nóng nếu sống giản dị, để móng tay dài, râu ba chòm, tay phe phẩy cái quạt, chống gậy đi chơi, gặp ông bạn cũng khứa lão đánh vài ván cờ tướng, trưa mùa rét ăn cơm uống ly rượu tăm rồi ngáo. Khứa bà trông nom các cháu, giúp con dâu, ngày rằm, mùng một lên chùa lễ Phật, sáng sáng chiều chiều đến nhà thờ cảm ơn và xin ơn Thiên Chúa.
Đấy là đại khái vài hình ảnh, cuộc sống những ông già, bà lão trong xã hội tư sản. Những ông gia,ø bà lão trong xã hội vô sản ra đồng làm trâu bò cho đến lúc ngã xuống thở hơi cuối cùng. Trong khi đó thì thi sĩ Đảng Tố Hữu mần thơ diễn tả tấm lòng cao cả của bác Hồ muôn kính, ngàn yêu, ngày đêm bác vẫn mơ mộng làm sao để có:
Sữa tặng em thơ, lụa tặng già
° ° °
Trích Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, trang 82 đến 91
Thời gian một tuần đã trôi qua. Như thường lệ, sáng hôm ấy, Tư Tuân dến cơ quan từ sáu giờ rưỡi sáng. Còn đúng một tiếng đồng hồ nửa mới đến giờ làm việc, chỉ có các cán bộ trực đêm có mặt. Anh tự nấu nước để pha trà. Đêm qua, anh thức quá khuya để đọc đi đọc lại những bài đăng trên các báo phản động của bọn di tản. Dạo này, trời cuối năm trở lạnh làm những khúc xương của anh đau ê ẩm. Những năm tháng gian khổ trong ngục tù, những trận đòn man rợ của quân thù, những cơn sốt rét kéo dài đã tàn phá sức khỏe của anh như mưa nắng dội lên cội tùng già. Dường như bộ phận nào trong lục phủ, ngũ tạng của anh cũng suy yếu. Anh đã cố gắng chăm chút giữ gìn sức khỏe, thường xuyên luyện tập để có thể tiếp tục đứng vững. Năm mười hai tuổi chưa phải lúc cam chịu tụt về tuyến sau của cuộc sống đang rực lửa.
Vào khoảng hơn một giờ sáng, vợ anh thức giấc dục anh đi ngủ. Thấy anh vẫn chong đèn đọc, chị dậy pha cho anh ly sữa. Chị cũng là cán bộ, có thể hiểu và chia xẻ trách nhiệm nặng nề của chồng, nhưng cũng không thể để cho anh ngã bệnh.
- Này ông, ông tính làm cho mau chết hay sao? Việc gì cũng để đến mai làm tiếp có được không?
Anh cười giả lả:
- Bà lấy cái chết để dọa tôi đấy hả? Tụi mình sống được đến ngày nay là đã lời quá rồi, lẽ ra đã theo ông bà lâu rồi…
- Thôi đừng nói liều ông ơi! Chết thì không ai sợ, nhưng ngã xuống đau thì dừng báo hại vợ con.
- Bà đừng có lo, tôi coi vậy chứ ngon lành lắm, mấy cậu thanh niên theo không kịp đâu - Anh cười làm lành với vợ - Này, vậy chớ bà đã mua thuốc cho tôi chưa?
Chị Tư làm mặt giận:
- Xí, thuốc với thang. Người ta uống thuốc thì phải nghỉ ngơi, chứ làm thí mạng như ông thì uống làm gì. Chừng nào ông xin nghỉ phép năm thì tôi mới mua cho ông uống.
Tư Tuân lặng thinh. Anh không giận vợ - đúng hơn càng thương vợ. Nhưng chính lúc ấy, anh cảm thấy cột xương sống tê buốt. Nó muốn thừa cơ hội để tấn công anh chăng? Bệnh tật, làm thế nào tránh khỏi khi người ta đã ngoài năm mươi với ngần ấy gian truân. Tư Tuân hai mươi năm về trước còn đủ sức mang vác ba lô, vũ khí nặng mấy chục ký lô đi liền mấy ngày không nghỉ. Tư Tuân của tuổi hai mươi đã là một tiền đạo có tiếng của đội bóng tiểu đoàn.
Thấy anh trầm mặc, chị Tư sợ chồng giận, nắm bàn tay chồng thỏ thẻ:
- Thôi khuya rồi, mình đi ngủ đi mai còn đi làm.
Lát sau, Tư Tuân mới nói với vợ:
- Anh bao giờ cũng nghĩ rằng em rất hiểu anh và lo lắng cho anh. Em xem, tụi mình sống, lấy công tác làm vui. Nhiều lúc anh cũng muốn nghỉ vài tuần phép, cũng có lúc muốn xin đi chữa bệnh dài hạn, nhưng anh sợ nhất là sự nhàn rỗi. Vô công rỗi nghề thì buồn bực không gì bằng. Thôi thì cứ làm việc còn hơn. Nói vậy chứ mình đâu có phung phí sức. Nếu em thuốc thang cho anh thì anh còn sống lâu với em và các con chớ đâu đã đến nỗi nào.
Nghe anh nói, chị Tư ứa nước mắt. Chị có tính hay mủi lòng. Thương vợ, anh đã xếp hồ sơ và lên giường ngủ. Đến năm giờ sáng, theo thói quen, anh đã dậy tập thể dục, ăn qua loa mấy chén cơm chiên và đi làm. Khi anh dắt xe ra khỏi nhà, chị chạy theo trao cho anh một lọ thuốc và dặn:
- Em nhờ mấy anh bên Viện Y học dân tộc làm thuốc tễ cho anh đây, nhơ uống năm viên một lần vào lúc nửa buổi sáng và một lần trước bữa cơm trưa nghe.
Giờ đây ngồi ở bàn làm việc, Tư Tuân càng thấy thương vợ. Anh mở cặp lấy lọ thuốc ra, mở nắp đưa lên mũi ngửi. Vị thuốc thơm thơm làm anh sao xuyến.
Những Tên Biệt Kích Cầm Bút Những Tên Biệt Kích Cầm Bút - Hoàng Hải Thủy Những Tên Biệt Kích Cầm Bút