Books let us into their souls and lay open to us the secrets of our own.

William Hazlitt

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3226 / 60
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
ở Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án gián điệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh…"
Đó là câu đầu tiên trong cái gọi là bản khởi tố Bọn Gián Điệp của Sở Công An Thành phố mang tên bác Keo. Tôi đọc được mấy câu này trên tập khởi tố do chị nhân viên cái gọi là Viện Kiểm Sát Nhăn Dăn vào nhà tù Chí Hòa gọi tôi ra hỏi đôi câu ra cái điều viện cũng chú ý đến người tù, dù là tù phản động. Bản khởi tố ấy đặt ngược với tôi, vì mắt yếu tôi chỉ đọc ké được mấy dòng đầu.
Cứ như những gì hai anh Cớm cộng Nam Thi - Minh Kiên kể trong NTBKCB thì anh em chúng tôi chỉ can tội viết và gửi một số bài viết ra nước ngoài. Nhưng năm 1986 khi định đưa chúng tôi ra tòa, bọn Công An Thành Hồ, hung hăng con bọ xít khép chúng tôi vào tội gián điệp. Chúng đòi giết một người, cho tù chung thân một người trong chúng tôi.
Nhưng vở kịch "Vụ án gián điệp thành Hồ" do bọn Công An Thành Hồ dàn dựng như quả bóng xì hơi, đầu voi đuôi chuột. Bọn chúng la lối với ý định giết người nhưng rồi chúng tẽn tò, xụi lơ v.v… Đó là những chuyện đã xưa rồi.
Theo thủ tục những cái gọi là Truyện Vụ Án bao giờ cũng có vài chương đề cao cá nhân vài tên công an: "những chiến sĩ công an cương cường bắt, bỏ tù nhân dân không mệt mỏi". Trong đoạn dưới đây trích trong NTBKCB ta thấy nói đến đồng chí Tư Tuân, người phụ trách đơn vị công an "chống phá hoại tư tưởng"
Ban này có cái tên là "Ban Công tác chống phá hoại tư tưởng". Đại khái "chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn tốt đẹp, chủ nghĩa cộng sản sẽ đem lại hạnh phúc cho loài người". Chuyện ấy chắc hơn bắp rang, chắc hơn cua gạch. Kẻ nào nói ngược lại, hay chỉ cần tỏ vẻ nghi ngờ thôi, kẻ ấy can tội "phá hoại tư tưởng". Phải bắt giam kẻ ấy để bảo vệ tư tưởng chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao trí tuệ loài người.
Trích Những Tên Biệt Kích Cầm Bút:
Chỉ huy trưởng rút từ trong ngăn kéo ra một xấp báo lá cải của bọn phản động lưu vong in ở nước ngoài để trên bàn.
- Anh Tư đã xem mấy thứ này chưa?
- Dạ có. Tôi vẫn nhận được thường xuyên nhưng…
- Tôi biết. Mấy thứ giấy lộn này có đáng gì, nhưng đó là khói của đốm lửa cần dập tắt. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là cần phải chú ý tới nó.
- Vâng, Tư Tuân vừa nói, vừa lắc đầu - Thú thật với anh, tôi chán ngấy mà vẫn phải đọc. Anh em Việt kiều về thăm quê hương cũng nói với tôi, họ chẳng bao giờ thèm để mắt tới món hàng ôi đó!
….
Tư Tuân đọc lướt mấy trang báo. Cũng những luận điệu vu cáo rẻ tiền. Cả cái lối hành văn, thuật ngữ đã quen thuộc đối với anh. Từ khi được giao phụ trách đơn vị này, anh đã chịu khó đọc hàng lô sách, tiểu thuyết của số "nhà văn" cũ và sách báo mới được bọn phản động lưu vong ấn hành ở nước ngoài. Thật là chán đến buồn nôn…
Hai đoạn chữ in nghiêng trên đây được trích ở trang 79 NTBKCB. Anh cu Tư Tuân nói anh đọc và thấy "buồn nôn" thì cũng đúng thôi. Toàn là những gì viết về cái xấu, cái bẩn, cái tàn ác của Việt cộng, anh không thấy buồn nôn làm sao được. Có điều anh nói đó toàn là "những luận điệu vu cáo rẻ tiền" thì chúng tôi không dám đâu. Tội của mấy ảnh nhiều quá rồi. Cần gì chúng tôi phải vu cáo mấy ảnh. Hai nữa, chúng tôi muốn bịa thêm ra tội để vu cáo mấy ảnh cũng hổng có được. Loài người ác độc nghĩ ra được bao nhiêu cách hành hạ nhau, làm nhau đau đớn, giết nhau… mấy ảnh mần ráo trọi. Mấy ảnh còn sáng chế ra nhiều tội ác mới nữa mà loài người hổng thể nào ngờ được có những tên cũng nhận là người mà làm nổi. Sức mấy mà chúng tôi vu cáo nổi mấy ảnh.
Bọn công an Thành Hồ vẫn theo dõi anh em chúng tôi từ những ngày đầu chúng chiếm được Sàigòn. Tôi chắc đến năm 1982 chúng mới mở cuộc điều tra riêng về chúng tôi. Trong số "sách báo mới của bọn phản động lưu vong ấn hành ở nước ngoài" được nói đến trong đoạn trên đây chắc chắn có tập "Tắm Mát Ngọn Sông Đào"
Trích: Tắm Mát Ngọn Sông Đào. Thơ, văn, nhạc sáng tác từ quốc nội
Nhà xuất bản Lá Bối in lần thứ nhất, Paris 1981.
Lời mở đầu
Những giai đoạn khó khăn của đất nước dù kéo dài đến mấy cũng không làm tiêu hao được niềm tin của chúng ta nơi khả năng của dân tộc, của cả một dân tộc. Đành rằng chiến tranh, tình trạng áp bức và nghèo khổ có làm băng hoại đi nhiều giá trị tinh thần, nhưng không phải vì vậy mà những viên kim cương bất hoại không được tiếp tục phát triển giữa lòng dân tộc. Ngày mai khi đất nước lại đi vào giai đoạn sáng sủa mới ta lại thấy được khả năng và tiềm lực của giống nòi. Sống xa quê hương, ta không thấy và không cảm được một cách trực tiếp và thường xuyên nỗi đau, niềm thương của người trong nước, vì vậy ta vẫn phải thỉnh thoảng về tắm lại trong dòng sông dân tộc để tự tìm lấy mình, để tự mình đánh mất mình, và như thế cũng có thể đóng góp được phần mình vào sức sống đi lên của dân tộc. Văn nghệ sĩ sống trong nước chính là những người có thể giúp ta rung cảm cái rung cảm của dân tộc, bởi họ chính là một trong những thành phần dễ bị rung cảm nhất bởi cái rung cảm chung. Đọc họ, nghe họ, ta có cảm tưởng được chia xẻ những nỗi đau, niềm thương của dân tộc, và như thế ta cũng có cảm tưởng được đất nước đưa hai cánh tay cứu chuộc ta về.
Muốn tắm mát thì lên ngọn cái con sông đào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh…
Nước mát ở ngọn sông đào và trái sim chín ở rừng xanh bao giờ cũng còn đó đợi ta. Ta có tắm mát và ta có ăn sim chín thì ta mới còn là người Việt Nam, dám nói, dám làm cho đất nước, cho dân tộc.
… Những tác phẩm Lá Bối trình bày trong tập này đều xuất phát từ quốc nội, trong đó nhiều bài đã được đưa ra từ chốn lao tù. Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận ra sự kiện này. Một điều nữa mà ta nhận thấy khi đọc là các tác giả đã chứng tỏ một sức kiên nhẫn và chịu đựng lớn lao; nhiều người đã biết nhìn bằng con mắt từ bi hơn là con mắt căm thù. Chính ưu điểm là ở chỗ đó. Sức mạnh của dân tộc không nằm ở chỗ giận dữ hung hăng bên ngoài mà nằm ở khả năng bền bỉ chịu đựng và ý chí thắng vượt hoàn cảnh.
Mong rằng những giọt máu, những dòng lệ và những tiếng cười của họ có thể giúp chúng ta vượt thoát trạng thái vô tâm thụ động và quên lãng, đồng thời giúp ta phương tiện cứu chuộc lấy chính chúng ta.
Ông bạn Sáu Bó Gập, xưa là sĩ quan Dù, hiện làm việc tại Đại học NOVA, Virginia nói với tôi:
- Tôi đọc anh từ những năm tôi mới nhập ngũ, đọc anh dài dài trong bao nhiêu năm. Những năm 80 khi đọc mấy bài viết từ trong nước gửi ra ký tên Con Trai Bà Cả Đọi, tôi hỏi Trần Tam Tiệp, Con Trai Bà Cả Đọi có phải là anh không, hắn chịu ngay. Ngôn ngữ của anh nó lù lù ra đấy, làm gì bọn Việt cộng nó chẳng biết…
Ông bạn Sáu Bó Gẫy khác nói:
- Đọc những bài anh viết gửi ra tôi lấy làm lạ. Tôi tự hỏi, anh cu này không sợ Việt cộng nó bỏ tù hay sao mà dám viết phoong phoong gửi ra nước ngoài như thế này?
Nhiều ông, phải nói rất là nhiều ông, khi còn kẹt trong nước thì nín khe, một lá thư ngắn gửi ra nước ngoài cũng không viết, có ông khi được người đem tiền cứu trợ từ nước ngoài gửi về đến cho cũng sài lắc, không lãnh, dù đang đọi, sợ mang vạ. Các ông giữ thân: không dính dáng gì đến Việt cộng để ÔĐiPi Mẽo có cớ từ chối không cho mình và vợ con sang Mẽo, hai: không làm gì để cộng sản có cớ bắt lại, đi nằm ấp thêm vài niên, hỏng mất cơ hội đưa vợ con sang Xê Kỳ. Tám anh em chúng tôi chẳng có tài cán cũng chẳng can đảm hơn ai, những gì chúng tôi viết gửi ra ngoài cũng chẳng có gì đáng gọi là giá trị, nhưng ít nhất chúng tôi cũng đã viết, đã gửi tác phẩm ra phổ biến ở nước ngoài, gọi là nói lên một trong trăm ngàn nỗi đau thương, tuyệt vọng, căm hận của đồng bào ta sống trong kềm kẹp của cộng sản.
Năm 1980, tôi được người bạn cho mượn quyển tự truyện của Stefan Zweig. Ông viết quyển này vào khoảng năm 1944. Ông bà nguyên là người Đức gốc Do Thái, phải bỏ nước đi tị nạn, Hít Le Nazi muốn giết hết người Do Thái. Viết xong quyển tự truyện hồi ký này, hai ông bà cùng tự tử ở nước Anh. Trang đầu quyển sách in bức thư nhà văn viết để lại cho người đời. Hai ông bà thấy chiến tranh quá ghê rợn, dân Do Thái bị tàn sát quá mức khủng khiếp. Ông viết:
Các bạn còn niềm tin ở ngày mai tươi sáng, các bạn ở lại. Chúng tôi tuyệt vọng, chúng tôi đi thôi. Vĩnh biệt các bạn…
Trong căn nhà tối của vợ chồng tôi ở Cư xá Tự Do, năm 76, 77, có lần Alice nói với tôi: "Hay là chúng mình cùng chết đi anh…". Chúng tôi tuyệt vọng đến nỗi chúng tôi cũng có ý định chết như ông bà Stefan Zweig, nhưng chúng tôi không cùng tự tử được như ông bà. Định mệnh an bài. Ông bà Zweig mà tự tử chậm một tí thôi, chỉ chưa đầy một mùa lá rụng sau ông bà đã thấy Đức Quốc Xã sụp đổ không còn viên gạch, Hít Le Ria Cứt Mũi chết tồi tàn hơn con chó chết.. Vợ chồng Anh Con Trai Bà Cả Đọi Cư xá Tự Do Ngã Ba Ông Tạ Cờ Tây Leo Dây Xe Kiếm Đen cửa Nhà Dây Thép Gió tuy ngu ngây song cũng biết như ai cái chân lý ngàn đời: "Chết là thoát. Chết là hết khổ. Chết là quỵt hết nợ nần. Chết là những tên khốn nạn không còn hành hạ được mình. Mình chết là chúng nó trơ mõm…". Nhưng anh chị hổng chết được bởi vì trước hết anh chị nghèo quá, người ta nghèo không có miếng đất để cắm dùi, anh chị - những năm 80 - nghèo đến nỗi không có cả cái dùi đem đi tìm đất cắm nhờ. Sống đời dân Ngụy giữa lòng Thành Hồ những năm 80 muốn tự tử cho êm ả đôi chút cũng khó chứ không phải dễ.
Tôi đọc bản dịch Việt ngữ truyện "Lá Thư Của Người Không Quen Biết" từ trước 1945. Đến năm 1954, tôi đọc bản tiếng Pháp "Lettre d’une Inconnue". Truyện tình cảm động ướt át thuộc loại truyện diễm tình những năm 1920. Một ông nhà văn nổi tiếng Áo quốc, quốc gia có dòng sông Đa Nuýp Bờ Lơ, tuổi đời chừng Bốn Bó, độc thân, một tối về nhà nhận được thư của một người phụ nữ không quen biết. Người phụ nữ viết thư cho ông kể cô ta là độc giả ái mộ ông, cô coi ông còn hơn cả thần tượng. Cô ở với bà mẹ gần nhà ông nhưng ông đâu có biết cô là ai. Còn cô, tất nhiên là cô biết ông. Không những cô chỉ biết ông mà thôi, cô còn mê ông nữa. Cô đọc văn ông và cô mê đến nỗi cô muốn được gần ông, được ông yêu, dù chỉ là được ông yêu một lần. Cơ hội đến với cô. Một tối khuya cô đứng tránh mưa trong cửa vào tòa nhà trên lầu có phòng của nhà văn lớn, cô gặp ông đi về. Cô chào ông và ông chào lại. Đôi người bắt chuyện nhau. Cô độc giả ái mộ này con nhà lành, còn nguyên trinh, đẹp, có duyên, có học. Ông nhà văn mời cô lên phòng. Cô lên theo ông. Ông mời cô ăn tối, cô nói với ông về cảm nghĩ của cô đối với những tác phẩm của ông. Và rồi chuyện phải đến đã đến. Nam nữ gặp nhau, thi văn đàn địch gì thì rồi cũng phải sát lại làm một. Cuộc tình văn nghệ, văn gừng, văn sĩ, nữ độc giả ái mộ thơm hơn múi mít êm đềm diễn ra không phải trên bàn viết với cái máy đánh chữ hay máy computer mà là trên giường với nệm bông, mền gối.
Thư người phụ nữ không quen biết viết tiếp: "Sáng ra anh còn ngủ, em lặng lẽ ra đi. Được gần anh một đêm, nhà văn thần tượng của em, được anh yêu, em thỏa mãn rồi. Em không còn đòi hỏi gì hơn. Em sống suốt đời em với cảm giác hạnh phúc khi em được anh yêu…". Thế rồi cô viết tiếp: sau đêm yêu đương ấy cô có thai. Nhưng cô không cho nhà văn biết cô có thai. Cô chửa rồi cô đẻ, cô đẻ và cô đi mần cô nuôi con cô. Cô thương đứa nhỏ ghê gớm. Nhưng con cô và con nhà văn lớn bị bệnh… "… Khi em ngồi viết thư này cho anh con chúng ta sắp chết. Đêm khuya. Trời lạnh quá. Anh yêu ơi… Con của chúng ta đã chết rồi…"
Thư đến đây là hết. Ông nhà văn bàng hoàng. Người viết không đề tên, không cho ông biết địa chỉ, số phône. Đúng là thư của người nữ không quen biết. Mà người nữ không quen biết ấy lại là một nữ độc giả ái mộ, người từng ân ái với ông, người mẹ đứa con của ông mà ông không hay biết.
Không thể biết mức độ xúc cảm của ông nhà văn khi ông đọc bức thư ấy cao thấp chừng nào, cũng có thể ông tỉnh queo coi thư như một truyện ngắn. Chỉ biết những năm tuổi đời vừa ngoài một bó đọc truyện "Thư của người không quen biết" tôi thấy cuộc đời tư của những ông nhà văn mê ly hất hủi quá. Mấy ông được đàn bà đẹp yêu mê còn hơn cả kép hát. Chính vì bị mê hoặc bởi những truyện như "Thư của người không quen biết" nên ngay từ số tuổi chưa biết đàn bà với con gái giống nhau, khác nhau ra sao tôi đã mơ giấc mộng hoang tưởng cực kỳ là mai sau ta lớn ta mần văn sĩ.
Những Tên Biệt Kích Cầm Bút Những Tên Biệt Kích Cầm Bút - Hoàng Hải Thủy Những Tên Biệt Kích Cầm Bút