We have to continue to learn. We have to be open. And we have to be ready to release our knowledge in order to come to a higher understanding of reality.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Thanh Minh Le
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1150 / 16
Cập nhật: 2017-01-29 18:19:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lễ Ăn Cơm Mới
ác dân tộc ít người ở Tây Nguyên, nhìn chung theo đa thần giáo. Với tâm hồn thuần phác còn in đậm dấu ấn của tư duy con người thời nguyên thuỷ, họ cho rằng các vị thần linh, từ các vị thần lớn giữ chức năng cai quản đến các vị thần nhỏ hơn cũng đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận ghét, yêu thương... Cúng thần nhiều lễ vật, và nhất là tấm lòng trung thành, thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, chở che, ủng hộ, bênh vực tương ứng.
Trong các thần (Yang) được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần nước, thần núi, thần cây. Do đó, nương rẫy là nơi thiêng liêng, hạt lúa sinh ra từ nương rẫy là sản phẩm được các thần ban phát để nuôi sống con người.
Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa: tạ ơn thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm.
Ở người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong (Nhu R'he) là lễ hội lớn nhất của năm ở trong buôn, và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Êđê (Hma Ngắt) cũng có ý nghĩa tương tự như lễ cúng Mpan Bar của người M'nông sau mùa lúa về kho không chỉ đơn thuần là việc lao động cụ thể, mà coi như một cách "thu hồn lúa về nhà", và "kho chứa lúa là nơi trú ngụ của hồn lúa", một "chốn thiêng liêng trong gia đình". Cũng chỉ từ sau lễ cúng này, mọi kiêng kỵ trong thư hoạch mùa mới chấm dứt. Trong khi đó lễ ăn cốm mới (Samớk) của người Bana diễn ra trong 3 ngày, k hi bắt đầu thu hoạch, để rồi tiếp đến có lễ Sơmắh Kek khi đi vào suốt lúa đại trà, sau hết đến lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng) khi gùi lúa cuối cùng được về kho.
Số người Bana theo đạo Thiên Chúa, tuy không cúng bái vẫn giết heo, gà, dê trong lễ cúng cơm mới, còn những người Giarai theo đạo Tin Lành thì chỉ bỏ tục uống rượu, không cúng thần mà tạ ơn Chúa.
Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Có điều là cách tổ chức không diễn ra đồng loạt, mà tuần tự hết nhà này sang nhà khác trong buôn làng theo một trật tự đã thoả thuận trước. Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đình, và cũng tuỳ theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống. Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khoẻ cho gia đình, người ta đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền.
Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra như sau:
Khi lúa trên rẫy đã được gùi về đổ đầy các kho để lúa (Sang mđiê), gia chủ bắt tay vào việc tổ chức lễ cúng cơm mới. Lễ không tổ chức cho toàn buôn một lúc, mà lần lượt từng nhà. Phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng. Đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt, vào rừng chặt cây, đẽo cột gơng (cột để buộc ché rượu cần trong lễ). Khách mời, họ hàng từ các buôn xa gần được báo. Con trai lo chặt củi, con gái lo giã gạo; tiếng chày trong buôn vọng lên từ sáng sớm đến lúc ông mặt trời đi ngủ. Đám trẻ con háo hức chơi đùa, hoặc vây quanh các bà già đang soạn từ các gùi dliêng lớn những áo, váy, khố đẹp, những tấm chăn đen, đỏ rực rỡ dùng cho ngày lễ. Nếu gia chủ là trưởng tộc, thì họ hàng trong buôn phải mang thêm đồ cúng đến đóng góp.
Mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ. Cột gơng đã dựng, các ché rượu đã buộc vào dây, chiêng Ana, chiêng Sar đã treo lên xà nhà. Nước từ suối đã đem về đổ đầy các nồi năm, nồi mười. Heo đã mổ, gà đã thui, các lễ vật đã bày ra ở sàn nhà.
Thầy cúng trong bộ lễ phục chỉnh tề bước ra, hút rượu cần vào một cái bát hoà với tiết heo, trân trọng mời nữ chủ nhân (cao tuổi nhất) ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Tiếng chiêng với nhịp điệu vừa trầm hùng, vừa náo nức nổi lên. Thầy cúng đọc lời khấn nguyện tỏ lòng biết ơn các thần:
"Ơ Yang phía đông, Ơ Yang phía tây, Ơ Yang mây, Yang đất, Yang mưa, Yang núi... Nay lúa dã suốt về, heo đực đã mổ, rượu đã đầy ché... Xin mời các Yang hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt heo, bát cơm mới đầu mùa. Mong Yang cho mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho..."
Khấn xong, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, dàn chiêng, cầu thang, kho lúa. Tiếp theo phần nghi lễ, bắt đầu cuộc tiệc vui. Ông bà, cha mẹ trong buôn, khách khứa xa gần, bạn bè ăn uống no say, tự nhiên, thoải mái.
Người nữ chủ nhà được mời vít cần rượu đầu tiên, rồi lần lượt người già, người trẻ, trong họ trước, trong buôn sau... Mọi người vừa ăn uống, vừa vui chơi, ca hát cho đến khi ai không thích nữa thì về. Người ở lại được mời nối tay trên cần rượu, nghe chiêng, nghe hát Aday (một loại dân ca trữ tình) giãi bày tâm sự. Khách đến dự lễ còn được gia chủ trao tay mỗi người một gói nhỏ thức ăn khi ra về, như để cùng chia đều sự may mắn cho mọi bếp.
Về khuya, một ông già từng trải và giỏi giang, được mời kể Khan-khúc tráng ca truyền thống của người Êđê. Cả người kể và người nghe như chìm đắm trong không khí cổ xưa của những bản anh hùng ca trác tuyệt với hình ảnh những dũng sĩ như Đăm San, Đăm Di, mà những chiến công của họ mãi mãi là niềm tự hào của bộ tộc. Giọng kể của nghệ nhân khi trầm hùng như dòng sông chảy bên vách núi, lúc dồn dập, ồ ạt như băng qua thác ghềnh hiểm trở khi thầm thì như gió thoảng, lúc nhẹ nhàng như tiếng lá rơi giữa rừng khuya.
Cứ thế, lễ ăn cơm mới kéo dài từ nhà này sang nhà khác, suốt tháng chạp sang tháng giêng. Lễ ăn cơm mới của người Êđê mang đậm nét dấu ấn của tục "ăn năm, uống tháng", nhàn hạ trong không khí mùa xuân núi rừng. Họ vui say thoả thích, ca hát thâu đêm, để rồi sau đó lại hăng hái chuẩn bị cho mùa trồng tỉa mới với nhiều hy vọng mới.
Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam - Sưu Tầm