Start where you are. Use what you have. Do what you can.

Arthur Ashe

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Thanh Minh Le
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1150 / 16
Cập nhật: 2017-01-29 18:19:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lễ Bỏ Mả Của Người Bana
gười Bana Konkơđeh sống chủ yếu ở các huyện An Khê, Công Chơro và Kbang của tỉnh Gia Lai và thuộc một trong những nhóm chính của dân tộc Bana. Địa bàn cư trú của người Bana Konkơđeh thường nằm xen kẽ với những khu vực của người Bana Tơ Lô và Bana Bơ Năm. Phải chăng vì thế mà nhóm người Bana này có tên là Konkơđeh (theo tiếng Bana Konkơđeh có hai nghĩa: người ở vùng giữa và người mới đến). Vì vậy, trong đời sống văn hóa nói chung và trong các nghi thức lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh vừa có những nét chung với người Bana Tơ Lô, vừa có nhiều điểm gắn với người Bana Bơ Năm.
Người Bana Konkơđeh gọi lễ hội bỏ mả là vào hội nhà mả (mơt bơxát) hay vào hội bỏ mả (mơt brưh bơxát) và tổ chức lễ hội này rất trọng thể và lớn. Nếu tính số ngày thực sự mang tính lễ hội thì lễ bỏ mả của họ kéo dài nhiều ngày nhất so với của các nhóm khác. Cho đến nay người Bana Konkơđeh ở một số nơi, như ở xã Gia Hội (huyện An Khê) và xã Đak T'bang (huyện Kông Chơro), vẫn còn làm đủ các bước của lễ bỏ mả theo truyền thống, nghĩa là tổ chức lễ bỏ mả trong năm ngày.
Việc đầu tiên của lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh bắt đầu bằng nghi lễ cầu xin hồn ma người chết cho dựng nhà mồ mới và sau đó mọi người bắt tay vào dọn dẹp khu nhà mả cũ để chuẩn bị dựng nhà mả mới. Vì thế mà ngày đầu tiên này của lễ bỏ mả được người Bana Konkơđeh gọi là ngày cuốc dọn (anăr choh cham). Tuy công việc chính của ngày choh cham đơn giản chỉ là cuốc dọn khu nhà mả cũ, nhưng tính chất của nghi lễ lại rất quan trọng: báo cho hồn ma biết là những người sống chuẩn bị làm lễ bỏ mả.
Sau khi đã làm thịt một con heo, người chủ (bơngai noh) lấy gan, lưỡi, tim, da bụng và cổ họng của con vật xâu thành một xâu, lấy rượu ở ghè ra cho vào ống tre dùng để đựng rượu (ding kham) đó ra nhà mả làm lễ cúng. Ông chủ (có thể là chủ nhà, có thể là vị già làng) đổ rượu vào xâu rượu cho thấm xuống đầu nấm mộ và đọc lời cúng (quai hoặc sơmăh). Này đây, tôi đem cho ma thịt heo và rượu để báo cho ma biết: hôm nay chúng tôi làm nhà mồ cho ma lẫn cuối cùng. Thế là hết rồi nhé, từ nay ma đừng quấy rầy gia đình nữa. Theo bước người chủ, dân làng đem cồng chiêng ra đánh bài chiêng ma (chiêng atâu) và cùng nhau từ nhà ra khu nghĩa địa. Khi ông chủ cúng xong, mỗi người một tay giúp gia đình dọn dẹp khu mộ và chuẩn bị mọi thứ để ngày hôm sau dọn nhà mả mới cho ma. Những lúc nghỉ, mọi người cùng bà con, thân nhân của người chết ăn uống, trò chuyện.
Ngày hôm sau, tức ngày làm nhà mả (anăr pơm bơxát) dân làng cùng gia đình hoặc những gia đình có người chết (nếu năm đó có nhiều nhà làm lễ bỏ mả) ra nghĩa địa dựng nhà mả mới cho người chết. Sau cả một ngày trời làm việc mệt nhọc, mọi người ngồi quây quần bên ngôi nhà mả mới ăn uống, trò truyện và vui chơi cho tới tận khuya mới về. Đến thời điểm này thì ngôi nhà mả mới đã xong, công việc còn lại là lễ bỏ mả và bỏ ma. Do đó, có thể nói hai ngày đầu, tuy cũng là những ngày của lễ hội bỏ mả, chỉ là những ngày chuẩn bị thôi. Chứ lễ bỏ mả, đúng với nghĩa của nó, chỉ thực sự từ ngày hôm thứ ba. Không phải ngẫu nhiên mà người Bana Konkơđeh gọi ngày thứ ba của lễ bỏ mả là ngày vào lễ nhà mả (anăr mớt bơxát). Vào ngày mớt bơxát, sau khi đã thịt heo xong, gia đình cùng dân làng đem rượu, thịt tới khu nhà mả ăn uống chia tay (hơ pong) với người chết. Trước khi ăn uống, vui chơi, gia đình đem đồ chia vào nhà mả mới cho người chết và khóc lần cuối cùng vĩnh biệt người thân đã khuất. Đồ chia hay đồ cho (ăn drăm) gồm các vật dụng mà người chết thường hay dùng.
Để người chết tiếp tục sống ở thế giới khác, người nhà còn đem cho người chết các loại cây trồng như: ngô (bò), chuối (pít), mía (ktao), lúa (ba)... Trong khi gia đình chia của, khóc vĩnh biệt người chết, thì gia chủ dùng thịt, rượu làm lễ cúng. Đồ dùng và nghi thức cúng như hôm choh cham và đọc lời cúng có nội dung như sau: Này chúng tôi bỏ mả đây, làm mọi thứ cho ma đây. Xin ma đừng ghét bỏ, đừng làm hại chúng tôi. Sau lễ cúng là nghi thức đi vòng quanh nhà mả (grong bơxát).
Đội hình đám rước grong bơxát của người Bana Konkơđeh thật trang nghiêm và đông đủ các thể loại nghệ thuật trình diễn: đi trước là hai người đeo mặt nạ (brêm), tiếp sau là tốp múa (soang) của phụ nữ, rồi đến 6 người đàn ông khiêng và đánh chiếc trống lớn (sơgơr) có trang trí cột hoa (pah pông) và sau cùng là một đoàn dài các nhạc công nam đánh cồng chiêng, lục lạc và chập choẽ.
Dàn cồng chiêng (chinh chêng, chêng là cồng có núm, chinh - cồng không núm) của người Bana Konkơđeh được dùng trong lễ bỏ mả và các lễ hội khác gồm 16 chiếc được xếp thứ tự theo hàng dọc như sau: Chêng jơng, chêng pông, chêng pết tih, chêng pết pơlao, chêng pết tăng, chêng pết tăng lây, chinh đôn, chinh lơng, chinh dol, chinh del, chinh konpơm, chinh kon dol, chinh kon del. Từng chiếc chêng và chinh đều có tên gọi: chênh cha (chênh jơng), chêng mẹ (chêng pông), chêng anh, chêng chị, chêng em... Do đó, cả dàn chinh chêng hợp lại như cả một gia đình đoàn tụ, thuận hoà.
Cuộc vui, ăn uống chia tay (hơpong) với người chết thật đông đủ, thật vui và thật lưu luyến. Mọi người ở lại bên ngôi nhà mả với người chết cho đến tận đêm khuya. Càng về khuya, các đống lửa càng rực sáng và cuộc vui càng đông người, càng sôi động. Chỉ khi các đống lửa tàn hẳn, mọi người mới về nhà nghỉ một chút (thậm chí có người chủ yếu là thanh niên nam nữ nghỉ qua đêm luôn tại khu nhà mả) để hôm sau còn tham gia vào ngày quan trọng nhất của lễ bỏ mả - ngày bỏ (anăr tuk).
Tờ mờ sáng ngày hôm sau làm lễ bỏ, trâu hoặc bò được dắt ra nhà rông của làng làm thịt. Vì con vật giết để làm lễ bỏ mả, nên không có cột (gân) buộc trâu bò như đối với các lễ hội khác của làng.
Vào khoảng 11 giờ trưa, lúc này các con vật cúng đã được giết và làm thịt xong, gia đình đem đầu (kơl) đuôi (tiêng), một xâu thịt gồm gồm, lưỡi, tim, da bụng, cổ họng của con vật và một ống rượu (ding kram) ra nhà mả cúng và khóc lần cuối cùng với người chết (moi dưng rông).
Tới nhà mả, gia đình và người nhà mả khóc vĩnh biệt người chết, còn gia chủ thì làm lễ cúng. Lễ cúng hôm bỏ này cũng giống lễ cúng của các hôm trước, chỉ nội dung lời cúng là khác: Hôm nay con đã cúng cho cha một con trâu, một con bò, một con dê, một con heo, một con gà, và rượu đây. Con đã đem cúng cho cha tất cả mọi thứ rồi. Từ nay, xin cha đừng ghét, đừng quấy phá chúng con để chúng con làm ăn ngày càng khá hơn, tốt hơn. Trong khi gia đình làm lễ cúng và khóc người chết, thì bà con, dân làng đánh cồng chiêng, nhảy múa vui chơi ở bên ngoài nhà mả.
Đợi cho gia đình nhà người chết làm xong mọi nghi thức cuối cùng để bỏ ma, mọi người đưa các thành viên trong gia đình người chết trở về nhà rông của làng để ăn uống, vui chơi. Từ thời điểm này trở đi, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết đã cắt đứt, người sống hoàn toàn được giải phóng và lại sống một cuộc sống bình thường như mọi người chứ không phải kiêng kỵ gì nữa. Đến lúc này, có thể nói, lễ bỏ mả đã được làm xong. Thế nhưng, gia đình của người chết vẫn còn phải tiếp tục làm cho xong một số công việc có liên quan tới lễ bỏ mả: sửa soạn cơm rượu đãi những người làm và làm lễ tạ ơn các thần, rửa sạch nồi niêu. Hai công việc trên chiếm trọn hai ngày liên tục sau hôm làm lễ bỏ mả.
Ngày đầu tiên sau ngày lễ bỏ, tức ngày thứ năm của lễ bỏ mả là ngày đãi những người làm giúp. Nói là làm giúp tức là nói tới tất cả mọi người trong làng, vì ai mà không góp sức, góp công vào những công việc của lễ bỏ mả. Vì thế, bữa tiệc chiêu đãi đó được tổ chức tại nhà rông của làng. Mọi người tới cùng ăn, cùng uống, cùng vui chơi và cùng trò chuyện với thân nhân của người quá cố. Mọi công việc của lễ bỏ mả đã xong, giờ đây họ ăn, uống thả sức, họ vui chơi hết mình. Có lẽ chính vì thế mà ngày hôm đãi người làm giúp của lễ bỏ mả được người Bana Konkơđeh gọi là ngày uống nhiều (anăr dak tong).
Chỉ ngày cuối cùng, tức ngày thứ sáu của lễ bỏ mả mới được tổ chức tại nhà của chủ, vì tính chất của nghi lễ chỉ gói gọn trong gia đình. Hôm đó, gia đình phải làm một lễ nhỏ để tạ ơn các thần đã giúp và phù hộ cho những ngày lễ bỏ mả. Vật cúng chỉ là một con gà và nơi cúng là bếp. Chủ nhà đem thịt gà và rượu ra bếp làm lễ và đọc lời cúng: Hôm làm lễ bỏ mả, chúng tôi đã cầu xin các thần phù hộ cho khỏi xảy ra những chuyện không hay. Giờ đây mọi việc đều tốt đẹp, hôm nay, hôm cuối cùng, chúng tôi trả ơn các thần như đã hứa, mong các thần nhận lễ của chúng tôi. Cúng xong mọi người cùng uống rượu, vui chơi rồi cùng dọn dẹp nhà cửa, rửa nồi niêu. Vì thế mà ngày cuối cùng của lễ bỏ mả được người Bana Konkơđeh gọi là ngày rửa nồi (anăr go hay glang go).
Đây là lễ bỏ mả đầy đủ. Thế nhưng, có những lúc, những nơi, do hoàn cảnh kinh tế có hạn mà lễ bỏ mả của người Bana Kokơđeh chỉ kéo dài có bốn hôm; hai ngày đầu (ngày cuối dọn và ngày dựng nhà mả) dồn vào thành một ngày gọi là ngày làm nhà mả (anăr mớt) và ngày bỏ mả (anăr tuk) không thay đổi, còn hai ngày cuối (ngày đãi người giúp và ngày rửa nồi) co vào một ngài) của ngày rửa nồi (anăr xlăh go).
Dù có kéo dài ra 6 ngày hoặc thu gọn chỉ còn 4 ngày bao giờ lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh cũng phải có ba khâu, hay ba bước chính: 1) phá bỏ nhà mả cũ, làm nhà mả mới; 2) bỏ ma hay bỏ mả; 3) gia đình của người chết được giải phóng và nhập vào cuộc sống bình thường của dân làng.
Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam - Sưu Tầm