Reading means borrowing.

Georg Christoph Lichtenberg, Aphorisms

 
 
 
 
 
Tác giả: Alberto Moravia
Biên tập: Sakitabi
Upload bìa: Son Le
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2837 / 63
Cập nhật: 2017-09-11 05:06:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Những Ý Nghĩ Nói Thành Tiếng
Ở cái khách sạn “Rôma” điển hình ở hữu ngạn sông Têvrơ mang tên “Marfôriô” này, ban đầu mọi việc đối với tôi đều tốt đẹp cả. Đầu tôi rỗng và âm vang giống như cái vỏ sò thường gặp trên bờ biển. Khi khách đặt món “mì ống xào mềm”, trong đầu tôi vang lên một tiếng vọng hiền hòa: “mì ống xào mềm”, khi họ đặt “bích qui Anh” trong đầu tôi cũng rung lên: “bích qui Anh”, ngoài ra không có gì nữa cả. Nói tóm lại, tôi không nghĩ gì ráo, cả bên ngoài lẫn bên trong tôi là một anh bồi bàn trăm phần trăm, chính cống và thực thụ đến mức tối tối trước khi ngủ, trong đầu tôi vẫn còn tiếp tục vang vọng những “mì ống xào mềm” và “bích qui Anh” mà cả ngày tôi đã bưng ra bàn cho khách.
Tôi bảo rằng đầu tôi trống rỗng, nhưng đúng hơn thì phải nói là đông cứng, như những vũng nước ở trên núi, đến mùa xuân băng tan lại biến thành nước, và một buổi sáng kia bỗng nhiên xao động, gợn sóng lăn tăn trước gió.
Nói chung lại, dù là đầu óc trống rỗng hay đầu óc đông cứng, thực sự tôi là một người bồi bàn kiểu mẫu. Có một lần, buổi tối trong khách sạn, một cô gái thậm chí đã phải nói với anh bạn ngồi cùng về tôi:
— Anh nhìn mà xem kìa… Cái anh chàng này có bộ mặt bồi bàn biết chừng nào! Ngoài bồi bàn ra, anh ta không thể là ai khác được… Sinh ra làm bồi bàn, chết cũng làm bồi bàn.
Ai biết được bộ mặt bồi bàn là thế nào? Có thể là một khuôn mặt mà khách đến ăn ưa thích chăng? Bản thân họ thì chẳng cần phải có “bộ mặt khách” làm gì, vì họ không cần phải lựa ý hay lấy lòng ai. Thế nhưng nếu anh bồi bàn muốn là bồi bàn, thì anh ta phải có một bộ mặt riêng, bộ mặt bồi bàn…
Thôi được, cứ tạm cho là như vậy. Cả năm, tôi không nghĩ một điều gì cả, chỉ biết thực hiện những món đặt của khách. Thậm chí nếu có thằng cha thô lỗ nào đó quát tôi:
— Ơ hay, ngố thật hay là giả vờ giả vịt thế? — thì đầu óc tôi cũng ngoan ngoãn nhắc lại: “Ngố thật hay là giả vờ giả vịt thế?”… ngoài ra không có gì hơn.
Ông chủ khách sạn đương nhiên lấy làm hài lòng về tôi và thường nói với những anh phục vụ khác.
— Tôi không muốn để xảy ra những việc đáng tiếc ở trong khách sạn… Các anh hãy lấy Anfređô mà làm gương: không bao giờ có một câu nào thừa nhé. Thật là một người bồi bàn thực thụ.
Mọi sự bắt đầu vào một buổi tối, cũng giống như lớp băng tan ra dưới nắng mặt trời, trở thành nước và đột nhiên xao động, gợn sóng… Tôi gặp phải một ông khách, đã già rồi, nhưng cố làm ra vẻ trẻ trung, tóc lốm đốm bạc như điểm tuyết, mặt hơi quắt. Mới bắt đầu, ông ta đã thét lác, chắc là muốn tỏ vẻ trước mặt cô bạn đi cùng — một cô gái tóc vàng nhạt, xấu xí, chắc là làm văn thư đánh máy hay gì đấy. Cái gì ông ta cũng không bằng lòng. Khi tôi mang món ăn đến, ông ta bắt đầu quát tháo:
— Món gì trông dễ sợ thế này? Chúng mình vào đây thật là sai lầm.
Chẳng nhẽ tớ lại đổ toàn bộ cái thứ này lên đầu cậu chứ lại!...
Ông ta thật là ngang trái: đặt thịt bò, thì đấy, tôi mang cho thịt bò. Nhưng lần này, đáng lẽ ngoan ngoãn nhắc lại trong đầu những câu ông ta nói, thì tôi bỗng nghĩ: “Cái thằng cha này, mặt quắt bằng ngón tay chéo”. Chính cả tôi cũng phải ngạc nhiên. Cái ý nghĩ ấy nào phải vĩ đại gì, tôi biết, nhưng đối với tôi ngay đến cái đó cũng là quan trọng, bởi vì từ ngày tôi phục vụ ở khách sạn này, đây là lần đầu tiên tự bản thân tôi nghĩ một điều gì đó. Tôi đi xuống bếp, đặt lại, rồi bưng lên hai suất thịt bò rán và lại nghĩ: “Này, tọng đi!”. Các bạn thấy, đấy đã lại là một ý nghĩ khác, cho dù đó là ý nghĩ như thế nào mặc lòng, nhưng mà là ý nghĩ.
Kể từ buổi tối hôm ấy tôi bắt đầu nghĩ, nghĩa là tôi muốn nói rằng tôi bắt đầu làm một đằng mà nghĩ một nẻo. Theo tôi, chính cái đó gọi là nghĩ. Chẳng hạn, tôi khom người hỏi: “Dạ thưa, các quí ông dùng món gì ạ?” còn trong bụng nghĩ: “Cái thằng này cổ dài như cổ ngỗng ấy”. Hoặc tôi nhã nhặn hỏi: “Bà dùng phó-mát chứ?”, nhưng nghĩ thầm: “Bà có ria mép, bà bạn ạ, bà đã cố đánh phấn cho hết, nhưng làm sao hết được”. Nhưng thường thường, len vào đầu tôi là những câu chửi, những lời thô bạo, thậm chí có tính chất xúc phạm, như: “Tiên sư… thằng ngu, đồ vô lại, câm ngay cái mồm đi”, và vân vân. Cái đó mạnh hơn tôi — muốn hay không muốn cũng không làm thế nào được, — những từ ngữ, lời lẽ cứ sôi lên trong đầu tôi, như đậu ninh trong nồi. Rốt cuộc tôi bắt đầu nhận thấy rằng tôi nói nốt trong ý nghĩ những câu mình đã nói ra mồm. Thí dụ: “Quí ông có muốn dùng bơ, dùng chanh không?” và thầm kết thúc câu: “hở đồ con lợn?”. Hoặc tôi hỏi: “Quí ông, quí bà biết những món đặc sản của khách sạn chúng tôi rồi chứ ạ?” còn tự mình thì thêm: “Nấu tồi, tiền lãi lại cao”. Và thốt nhiên tôi chợt nhận ra rằng, những đoạn sau của câu tôi nói không còn là ở trong ý nghĩ nữa, mà đã được nói ra thành tiếng thực, chỉ có điều nói rất nhỏ, rất thầm thì, không ai nghe thấy. Tóm lại là tôi đã bắt đầu nói, dù là rất thận trọng. Có nghĩa là mọi việc đã xảy ra theo trình tự: đầu tiên là hoàn toàn không nghĩ gì cả, sau đó bắt đầu ngẫm nghĩ, rồi thì bây giờ là nghĩ thành tiếng, tức là nói ra.
Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi đã nói ra thành tiếng như thế nào. Một buổi tối thứ bảy có một đôi ngồi vào bàn thuộc phạm vi tôi phục vụ, một đôi như thường thấy vào những chiều, tối thứ bảy: cô ta bình thường như trăm nghìn cô gái khác, người hơi cao, tóc màu sáng, mặt kiêu kỳ, trát đầy son phấn, ngực độn; anh ta tóc đen, mũi nhọn, mặt đỏ, người thấp, vai rộng, áo vét màu xanh, còn giày da màu vàng. Cô ta hình như người miền Bắc, còn anh ta phát âm chữ “u” kéo dài như người vùng Vitecbô. Anh ta chộp lấy bảng ghi món ăn y như đó là tờ tin về việc tuyên bố chiến tranh, rồi chúi mũi đọc một cách bực bội, rất lâu không thấy quyết định chọn món gì. Sau đó tự đặt cho mình những món nặng nặng một tí: mì ống, thịt bò rán khoai tây, bánh gối. Cô ta thì ngược lại, chọn mấy món nhè nhẹ, thanh cảnh. Tôi ghi lấy, và quay xuống bếp. Nhưng ngay lúc đó, tôi ngước nhìn anh ta một lần nữa và cảm thấy hai môi tôi rung rung, phát ra những tiếng rất nhỏ, nhưng rõ:
— Trông cái mặt lấc cấc chưa kìa!
Anh ta vẫn còn đang đọc thực đơn, không để ý thấy gì cả. Nhưng cô ta, cũng như tất cả mọi phụ nữ, rất thính. Cô ta đang ngồi trên ghế khẽ bật dậy, giương đôi mắt nhìn tôi: cô ta nghe thấy rồi. Tôi xuống bếp, kêu rõ to:
— Mì ống một, xa-lát một! — rồi quay ra đứng dựa tường cách chỗ họ ngồi không xa.
Tôi thấy cô ta cười rũ. Cười hồi lâu, tay giữ lấy ngực, mặt đỏ rừ vì cười. Còn anh ta ngồi vẻ tức bực, cúi cúi lại gần cô, chắc là hỏi cô ta cười cái gì. Nhưng cô vẫn tiếp tục cười, lắc đầu và tay ôm lấy ngực. Cuối cùng cô mới nguôi cơn buồn cười, nghiêng đầu về phía anh ta, nói cái gì đó, vừa nói vừa chỉ tay về phía tôi. Anh ta quay lại nhìn tôi. Tôi đưa mắt ra chỗ khác, sau đó lại nhìn lại và thấy: cô ta lại cười, còn anh ta thì nhìn tôi bằng cặp mắt nảy lửa, đầu hơi cúi xuống như con trâu chực húc. Cuối cùng anh ta gọi tôi:
— Bồi bàn!
Cô ta thôi không cười nữa, và tôi từ từ đi lại phía anh ta. Tuy tôi có hơi sờ sợ, nhưng tôi vẫn trấn tĩnh được và lại lẩm bẩm một cách đầy tự tin:
— Đúng thật là một bộ mặt lấc cấc. Tôi đến gần, nói:
— Dạ thưa, quí ông cần gì ạ?
Anh ta nhìn tôi trừng trừng và nói giống hăm dọa:
— Anh bồi, anh vừa tự cho phép mình phát biểu một ý kiến… Tôi hỏi như người từ cung trăng rơi xuống:
— Ý kiến gì ạ?... Tôi không hiểu.
— Phải, anh có phát biểu một nhận xét… Tiểu thư đây đã nghe thấy.
— Hẳn là tiểu thư nghe lầm.
— Tiểu thư nghe rõ.
— Tôi chả hiểu gì cả. Nếu quí ông không thích mì ống, thì tôi có thể đem đổi.
— Anh bồi, anh đã nói một nhận xét và anh thừa biết tôi muốn nói gì.
Đến đây cô ta dướn người về phía trước, bảo anh ta:
— Em bảo này, thôi tốt nhất là để mặc kệ anh ta. Nhưng anh ta không chịu:
— Mời ông chủ ra đây.
Tôi cúi đầu, đi gọi ông chủ. Ông này ra, nghe hết tất cả, nói nói gì đó, tranh luận một hai câu, trong khi cô gái tiếp tục cười, còn anh chàng lại càng nổi cáu. Cuối cùng ông chủ đến gần tôi, nói khẽ:
— Thôi, phục vụ họ đi cho xong… Nhưng mà liệu hồn, nếu còn như thế này nữa, tôi đuổi cổ.
— Nhưng mà tôi… Thôi đủ rồi!... Đi mau!
Cả buổi, tôi tiếp cơm cho họ, không nói một câu nào nữa. Nhưng cô ta vẫn cứ cười suốt, còn anh ta thì ăn rất ít. Cuối cùng, không hề gọi món tráng miệng và không để lại tiền “puộc-boa”, họ ra về. Cô gái ra đến cửa vẫn còn cười.
Sau lần đầu, đáng lẽ tôi phải giữ gìn, thì ngược lại, mọi việc càng tồi tệ hơn. Bây giờ hầu như tôi không nghĩ trong óc nữa, mà nói cả ra mồm. Những hôm ít khách, đi đi lại lại hoặc đứng dựa tường, tôi lại càng hay nói một mình, khẽ mấp máy môi, nhưng mọi người xung quanh đều nhận thấy cả, và họ trêu tôi:
— Thế nào, cậu tụng kinh đấy à? Lần tràng hạt đấy à?
Không, tôi không tụng kinh, cũng không lần tràng hạt. Tôi đứng nhìn, chẳng hạn, một gia đình năm người: bố, mẹ và ba con nhỏ đang ăn, miệng lẩm bẩm:
— Chồng thì không muốn đặt nhiều món, hoặc là vì anh ta hà tiện, hoặc không có tiền thật… Chị vợ thì rõ thật chẳng biết cái gì cả, cao hứng lên đặt toàn những thứ đắt tiền: nào rau đầu mùa, sò, nấm, bánh ngọt… Anh ta tức điên người, cố trấn tĩnh… Nhưng chị vợ oái ăm, thấy chồng tức thì lại càng làm già, mà mặt cứ tỉnh khô, lại thêm mấy đứa con cứ vòi vĩnh, thật khốn khổ cho anh chồng…
Hoặc tôi ngắm nhìn một ông khách có cái bướu ở trán, trên đó mọc một túm lông:
— A, anh chàng này có cái búi khoai tây mọc ở trước cửa nhà… Có cái đó ở trên đầu, sờ thấy nó chắc phải lạ lắm nhỉ?... Mà làm thế nào anh ta đội mũ được? Đội lên trên hay là vuốt ra đằng sau gáy cùng với tóc?...
Tóm lại, càng ngày tôi càng hay nói một mình và ít nói chuyện trong hội đông. Ông chủ không còn lấy tôi ra làm gương nữa, mà bắt đầu nhìn tôi nghi ngại. Tôi nghĩ rằng ông ta cho tôi là thằng hơi tâm thần và đợi dịp thuận lợi đầu tiên để sa thải tôi.
Dịp ấy đã tới. Một buổi tối nọ trong khách sạn hầu như không có một ai. Dàn nhạc chơi bài “Mặt trời của tôi” đang phổ biến hồi đó cho những cái bàn vắng tanh nghe, còn tôi ngáp ngắn ngáp dài bên cạnh một cái bàn lớn dọn cho mười người. Những người đặt cái bàn này không thấy đến, nhưng tôi biết đó là những ai rồi, và chẳng chờ mong điều gì tốt lành ở họ cả. Và đây, cuối cùng họ đã bước vào gian phòng chan hòa ánh điện: những phụ nữ mặc áo dài buổi tối, ồn ào và hiếu động, vừa đi vừa ngoái lại đằng sau nói chuyện với những người đàn ông đi cùng với họ, những người này tay đút túi, tất cả trong những bộ com-lê tối màu, xanh hoặc đen, bụng đi trước người đi sau, ục ịch và đầy vẻ tự mãn. Nói tóm lại là những người mà người ta quen gọi là một cử tọa tốt bụng. Nhưng nói cho cùng thì tốt hay xấu, do nhiều nguyên nhân tôi không thích họ, mà chủ yếu là vì họ trong xưng hô với tôi thường gọi tôi là “cậu” hoặc gọi trống không “Này, bưng cái ghế lại đây… Đem thực đơn lại đây… Nào, nhanh nhanh lên một tí cậu ơi”. Họ gọi tôi là “cậu” như họ là đàn anh, trong khi tôi chẳng hề cảm thấy anh em gì cả, đặc biệt là với họ. Của đáng tội, ai họ cũng gọi là “cậu”, cả với các bạn phục vụ khác, và thậm chí cả với ông chủ. Nhưng đối với tôi thì họ thích gọi ai là “cậu” thì gọi, cho dù với cả ông trời nữa cũng chẳng sao, miễn là đừng với tôi.
Như vậy là họ đã đến, và tiết mục đầu tiên phải là một màn kịch sắp xếp chỗ ngồi: Giulia ngồi sang đây, Phabritxiô ngồi kia, Lôrenxô ngồi cạnh tớ, tớ sẽ ngồi với Pietơrô, Giôvanna ngồi giữa hai chúng tôi, Mariza ngồi chính giữa bàn. Cuối cùng, lạy trời, họ đã ngồi cả xuống. Lúc bấy giờ, tôi mới đến, đưa bảng thực đơn cho người ngồi giữa bàn: một gã béo, đầu hói, mắt đùng đục, mũi gãy, cổ trắng, rắc phấn nhè nhẹ. Hắn ta cầm lấy thực đơn, lật lật mấy trang, hỏi:
— Nào, thế cậu khuyên chúng tớ đặt món gì nào? Tôi nghe thấy hắn chỏ tay vào tôi, bèn lẩm bẩm:
— Đồ súc sinh.
Nhưng may thay, hắn không nghe thấy, vì xung quanh đang huyên náo cả lên để bàn cãi thực đơn. Người thì đòi đặt mì ống xpaghetti, kẻ thì đặt đồ nguội, người thích cái món nấu theo kiểu Rôma, kẻ thì không, số này thích rượu vang đỏ, số kia thích vang trắng. Đặc biệt là đám phụ nữ, cứ líu díu líu díu như gà buổi tối lên chuồng. Tôi không nhịn được, lẩm bẩm qua kẽ răng:
— Đúng là một lũ gà vịt!
Chắc hẳn anh ta nghe thấy, vì thấy anh ta nhổm người lên hỏi:
— Cậu bảo cái gì? Gà à?
— Vâng, — tôi giải thích, — có thịt gà tần đấy ạ.
— Gà tần làm cái gì! — ai đó nói to — Chúng ta ăn theo kiểu Rôma: đậu xào mỡ và paliata.
— Thế paliata làm bằng gì?
— Paliata, — gã cầm thực đơn giải thích, — là món thịt lợn sữa đem rán cả con, cùng với cả lòng ruột bên trong.
— Cả lòng ruột!... Úi, sợ quá!
— Chính đó là thứ dành cho các anh, — tôi nghĩ, hay đúng hơn là tôi cúi xuống nói lầm bầm.
Lần này thì hình như hắn ta hơi hiểu ra, vì thấy hắn hỏi vẻ nghi hoặc:
— Cái gì?
— Tôi có bảo gì đâu.
— Không, cậu vừa nói cái gì đó, — hắn ta nói giọng cả quyết nhưng không giận dữ.
Đúng vào lúc này, không hiểu sao tất cả bỗng trở nên yên tĩnh, không phải chỉ ở bàn này, mà trong cả khách sạn. Cả đến dàn nhạc
cũng dường như cố ý, không chơi nữa. Và trong cái không khí yên ắng ấy, tự tôi nghe thấy tiếng mình nói, thầm thì nhưng rõ:
— Gọi là “cậu” hở, đồ súc sinh? Hắn giật nẩy người, giận tím mặt:
— Bảo tao là đồ súc sinh?... Mày có biết mày đang nói với ai không, hả?
— Tôi chả nói gì cả.
— Tao là đồ súc sinh… À, thẳng đểu, thẳng vô lại, tao sẽ dậy cho mày biết, ngay bây giờ!
Hắn nhổm dậy, túm lông cổ áo tôi ấn sát vào tường. Tất cả những người khác cũng đều đứng cả dậy, người thì nói cho hắn nguôi, kẻ thì ngược lại, hùa vào mắng mỏ tôi. Tôi cũng phát cáu, giằng tay hắn ra, kêu:
— Tôi không nói gì hết… Buông tay ra!
— À, mày bảo mày không nói gì cả à? Thật chứ?
— Chả nói gì hết, — tôi nhắc lại, rồi khẽ bồi thêm: — đồ súc sinh ạ.
Lần thứ hai, cái từ đó buột khỏi miệng tôi…
May thay, ông chủ vừa chạy đến. Ông bèn vừa nhũn như con chi chi, vừa ngọt như mía lùi.
— Thôi, tôi xin ông, tôi xin ông, ông bạn đáng kính ạ!
Mà ông bạn đáng kính vẫn rống lên như thằng cha khuân vác ở ngoài ga:
— Để đấy, tao đánh cho nó một trận vỡ mật! Cuối cùng, ông chủ phải cầm lấy tay tôi lôi đi:
— Còn cậu này thì đi theo tôi. Lại “cậu”!
Ông chủ và tôi đi qua cả gian phòng, và mọi người ngồi sau cái bàn đứng dậy, để nhìn tôi rõ hơn, còn tôi không thể không nghĩ thành tiếng:
— Lại thêm một thằng súc sinh nữa gọi mình bằng “cậu”.
Lúc ấy ông ta không nói gì, nhưng khi đã vào đến trong bếp rồi, ông ta thét vào mặt tôi:
— Thế là đầu tiên mày gọi khách là súc sinh, còn bây giờ gọi cả tao nữa đấy hả?
— Tôi có gọi gì đâu… đồ súc sinh.
— Đấy, lại thế. Vậy là mày đồ súc sinh, bạn thân mến ơi… Đi đi, cút đi mau lên, cút ngay!
— Thôi được… Tôi đi… Đồ súc sinh.
Nói chung là môi tôi rung lên không phụ thuộc vào ý muốn của tôi nữa, và tôi không làm thế nào được cả. Ra đến đường tôi mới định thần, tôi đứng lại và nói to lên những lời phản kháng:
— Họ lại gọi mình là “cậu”… như mình là anh em với họ không bằng… Họ là người thế nào, ai biết? Tại sao họ lại không biết cư xử cho nó nhũn nhặn?
Đúng lúc ấy, thấy tôi nói chuyện bâng quơ một mình, một viên cảnh sát đến gần, gọi:
— Này, say rồi phải không? Rượu vang đỏ hay rượu ngang thế? Đi lên hè đi, mau lên, không được đứng ở đây đâu.
— Say gì mà say? — tôi cãi. Và ngay lập tức từ miệng tôi lại buột ra cái từ mà vì nó tôi đã bị đuổi khỏi khách sạn “Marphôriô”. Tôi định bắt lại nó như bắt một con chim vừa sổ khỏi lồng. Nhưng biết làm sao, nó đã buột ra ngoài rồi, không làm thế nào được nữa… Nói tóm lại, tôi bị bắt vì tội xúc phạm cảnh sát, bị nằm một đêm ở đồn, rồi sau đó bị ra tòa xét xử… Khi tôi ở tù ra, tôi nhận thấy rằng đầu tôi lại đông cứng lại. Tôi sang đường ở đầu cầu Vihôriô, suýt nữa thì bị ô tô đâm phải. Tôi đứng, run lẩy bẩy, còn lái xe ló đầu ra quát tôi:
— Ngủ gật đấy à?
Tôi nhìn theo anh ta và trong đầu tôi lại ngoan ngoãn dội lại, như xưa: “Ngủ gật đấy à… Ngủ gật đấy à… Ngủ gật đấy à?”.
Những câu chuyện thành Rôm Những câu chuyện thành Rôm - Alberto Moravia Những câu chuyện thành Rôm