Let your bookcases and your shelves be your gardens and your pleasure-grounds. Pluck the fruit that grows therein, gather the roses, the spices, and the myrrh.

Judah Ibn Tibbon

 
 
 
 
 
Thể loại: Kinh Dị
Nguyên tác: The Saga Of Darren Shan
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1451 / 17
Cập nhật: 2017-06-11 10:54:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
hầy Chivers – mặt đỏ bừng, thở hổn hển – đến vào lúc gần chín giờ mười lăm. (Sau này tôi mới biết thầy đạp xe tới trường). Vội vàng đi qua tôi, chẳng nói năng gì, nhìn xuống sân xi măng hình vuông. Nhận ra ai đó, thầy mở cửa sổ, la lên:
- Kevin O’Brien! Em bị đuổi ra khỏi lớp rồi hả?
Tiếng một đứa con trai gào lại:
- Không phải lỗi em. Cái cặp bung ra khỏi nút, làm hư bài tập ở nhà của em. Chuyện đó có thể xảy ra cho bất kì ai, thưa thày. Em thấy không nên bị tống ra khỏi lớp chỉ vì…
- O’Brien, giờ ra chơi sau, lên trình diện tại phòng thầy.
- Dạ, thưa thầy.
Đóng rầm cửa sổ, ông chỉ tôi hỏi:
- Còn em, làm gì ở đây?
- Em…
- Không đập vỡ cửa sổ chứ? Nếu quậy kiểu đó là ăn roi da ngay.
- Em không đập vỡ cửa, thậm chí chưa có thời gian để đập vỡ bất cứ thứ gì. Em đã chờ thầy từ tám giờ sáng. Thầy tới trễ.
- Hả? Xin lỗi, bánh xe bị xì. Chính thằng quỷ nhỏ ở tâng dưới, nó…
Chợt nhớ cương vị của mình, ông ngừng rủa, tằng hằng hỏi tôi:
- Em là ai? Chờ ta làm gì?
- Em là Darren Horston. Em là…
- … học sinh mới. Xin lỗi, thầy quên là sáng nay em tới.
Đứng dạy, ông nắm tay tôi lắc mạnh:
- Thầy đi nghỉ cuối tuần – chạy theo bản đồ - mới trở về tối qua. Hôm thứ sáu thầy đã ghi vào mảnh giấy, gắn trên tủ lạnh, vậy mà sáng nay quên mất.
Rút tay khỏi bàn tây đẫm mồ hôi của ông, tôi bảo:
- Không sao. Thầy đã tới rồi. Muộn còn hơn không.
Vẻ lạ lùng, ông chăm chăm quan sát tôi, rồi hỏi:
- Đây là kiểu ăn nói của em với thầy hiệu trưởng trước sao?
Nhớ là đã run rẩy thế nào khi đứng trước thầy hiệu trưởng cũa của mình, tôi cười:
- Không ạ.
- Tốt. Vì cũng không là cách để em nói với thầy. Thầy không độc tài, nhưng không chịu được kiểu trả lời như thế. Nói với thầy, em phải lễ phép và phải thưa thầy đàng hoàng. Hiểu chứ?
Hít sâu một hơi, tôi nói:
- Dạ hiểu.
Ngừng một chút rồi nói thêm:
- Thưa thầy.
- Khá hơn rồi đó.
Ông càu nhàu nói rồi mời tôi ngồi. Mở ngăn kéo, ông tìm một tập hồ sơ, chăm chú đọc, mấy phút sau, bỏ tập hồ sơ sang một bên, ông nói:
- Điểm tốt. Nếu em đạt được những điểm đó tại đây, chúng tôi sẽ không có gì phàn nàn.
- Em sẽ cố hết sức thưa thầy.
- Nhà trường chỉ đòi hỏi có vậy thôi.
Ngẩn người ngắm những vết thẹo trên mặt tôi, ông nói:
- Em đã trải qua một chuyến đi gian nan quá, phải không? Chắc bị kẹt trong ngôi nhà cháy hả?
- Dạ, thưa thầy.
Vụ này nằm trong hồ sơ ông Blaws đã cho tôi xem. Theo hồ sơ mà “cha tôi” đã điền vào: năm mười hai tuổi, tôi bị bỏng nặng trong một vụ cháy nhà.
- Dù sao em còn sống và còn hoạt động được.
Vừa nói, ông đứng dạy cất hồ sơ, phủi mảnh vụn bánh mì và mấy vệt trứng trước ngực áo và cà-vạt, rồi tiến ra cửa, bảo tôi đi theo.
Thầy hiệu trưởng đưa tôi đi một vòng trường, chỉ phòng vi tính, phòng họp, phòng tập thể dục, và những phòng học chính. Trước đây trường này là một nhạc viện, nên mới mang tên Mahler (Mahler là một nhà soạn nhạc danh tiếng), nhưng đã đóng cửa từ hai mươi năm trước, trước khi trở thành một ngôi trường.
Khi ra khỏi một căn phòng rộng với năm sáu cây dương cầm, thày Chivers nói:
- Chúng ta vẫn đặt nặng tầm quan trọng lên sự ưu tú của âm nhạc. Em chơi được nhạc cụ nào không?
- Sáo ạ.
- Sáo! Tuyệt vời! Từ khi Siobhan Toner tốt nghiệp ba hay bốn năm trước thì phải, chúng ta vẫn chưa có được một tay thổi sáo ra hồn. Phải thử xem em thổi ra sao.
- Dạ, thư thày.
Tôi trả lời yếu xìu. Rõ ràng hai người nói về hai thứ khác nhau. Ông hiệu trưởng nói về một cây sáo thực sự, trong khi tôi chỉ biết thổi cái còi bằng thiếc, nhưng nên cắt nghĩa để ông hiểu vào thời điểm này không. Sau cùng tôi ngậm miệng, với hi vọng ông sẽ quên tài năng thổi sáo của tôi đi.
Ông bảo, mỗi bài học sẽ kéo dài bốn mươi phút. Mười một giờ được ra chơi mười phút. Một giờ sẽ có năm mươi phút ăn trưa.
Ông thông báo:
- Cấm túc từ bốn rưỡi tới sáu giờ. Hy vọng là em không quan tâm đến chuyện này, hả?
Tôi ngoan ngoãn nói:
- Em hi vọng là không, thưa thầy.ư
Trở lại văn phòng hiệu trưởng, ông đưa cho tôi bảng thời khóa biểu. Đó là một danh sách những môn học phát khiếp luôn: Anh văn, sử, địa, khoa học, toán, vẽ cơ khí, vi tính, hai sinh ngữ. Thứ tư giờ học thể dục tăng gấp đôi. Tôi có ba tiết được tự do: một vào thứ hai, một vào thứ ba và một vào thứ năm. Thầy Chivers bảo, đây là những sinh hoạt phụ, chẳng hạn như âm nhạc, thêm một sinh ngữ, hay có thể học nhóm.
Ông lại bắt tay tôi, chúc tôi may mắn và nếu gặp khó khăn gì hãy đến gặp ông. Sau khi căn dặn tôi không được đập cửa sổ, hay làm thầy cô buồn lòng, ông đưa tôi ra hành lang. Lúc đó đã 9h 40. Chuông reo. Tiết học đầu tiên của tôi trong ngày – môn địa lý.
Tiết học khá thoải mái. Sáu năm qua tôi luôn nghiên cứu bản đồ, cập nhật cuộc Chiến Tranh Của Những Vết Thẹo, vì vậy tôi biết về hình dạng của thế giới hơn bạn cùng lớp. Nhưng tôi lại mù tịt về địa lý của loài người – trong bài có rất nhiều điều liên quan đến kinh tế, văn hóa và môi trường chung quanh họ - vì vậy mỗi khi đề tài chuyển từ sông núi sang hệ thống chính trị và thống kê dân số là tôi… ú ớ. Tuy nhiên, dù những hiểu biết về địa lý của loài người bị giới hạn, buổi học đầu cũng được dễ dàng như tôi mong muốn. Nhờ thầy giáo tận tình giúp đỡ, tôi có thể hiểu được hầu hết bài giảng, hy vọng chỉ sau vài tuần tôi sẽ theo kịp tất cả các bạn cùng lớp.
Nhưng môn toán, tiết học tiếp theo, thì hoàn toàn khác hẳn. Chỉ sau năm phút, tôi biết ngay là mình bị rắc rối rồi. Tôi chỉ mới học toán căn bản và đã quên gần hết. Tôi có thể làm toán nhân và toán chia, nhưng dù có thông thạo nhân chia đến thế nào cũng không đủ.
Thầy Smarts dạy toán là một người rất khó tính. Giọng khinh khỉnh, thầy hỏi tôi:
- Em bảo chưa bao giờ làm toán đại số là thế nào? Chắc chắn là em đã từng làm. Đừng nghĩ là tôi là đồ ngốc chứ! Tôi biết em là học sinh mới, nhưng đừng tưởng vì thế mà em né tránh làm toán. Mở sách, trang mười sáu, làm bộ đề đầu tiên đi. Cuối giờ, tôi sẽ thu bài, để xem khả năng em ra sao.
Tôi lạnh toát người. Thậm chí không đọc nổi, chứ nói gì đến giải mấy bài toán trên trang mười sáu. Lật mấy trang trước, tôi cố chép mấy bài giải mẫu mà không biết mình đang làm gì. Khi thu bài, thầy Smarts bảo sẽ kiểm tra trong giờ ăn trưa, và sẽ trả lại cho tôi vào buổi chiều, trong giờ khoa học – thầy Smarts cũng dạy luôn môn khoa học.
Giờ ra chơi cũng chẳng khá hơn gì. Suốt mười phút, tôi vơ vẩn một mình trước những con mắt dòm ngó của tất cả mọi người trong sân. Cố làm quen với mấy cô cậu đã cùng học với tôi trong hai tiết học đầu tiên, nhưng chúng đều lảng tránh. Bề ngoài, mùi người, hành động của tôi đều kì cục, và ở tôi có điều gì đó không bình thường. Các thầy chưa phát hiện ra, nhưng lũ nhóc đã đánh hơi thấy. Chúng biết tôi không thuộc về nơi này.
Thậm chí nếu chúng có tỏ ra thân thiện với tôi, chắc tôi cũng không đám đáp lại. Tôi chẳng biết gì về phim ảnh, chương trình truyền hình, những ngôi sao nhạc Rock, sách báo, truyện tranh… mà chúng luôn đem ra bàn cãi. Cách nói của chúng cũng lạ lẫm với tôi. Tôi không thể nào hiểu nổi hàng loạt tiếng lóng chúng sử dụng.
Sau giờ ra chơi là môn sử. Trước kia, sử là môn tôi rất thích. Nhưng giờ giáo trình này vượt quá những gì tôi đã học. Cả lớp đang tập trung vào Đệ nhị Thế chiến, đây là đề tài tôi đã học trong những tháng cuối cùng làm người thường. Khi đó, tôi chỉ học những sự kiện chính của cuộc chiến, và tên của những nguyên thủ quốc gia. Nhưng là một nhoc mười lăm tuổi, muốn tỏ ra tiến bộ, tôi nghĩ là mình phải chứng tỏ là muốn biết những chi tiết trong và ngoài cuộc chiến, tên các vị tướng, những ảnh hưởng rộng lớn của chiến tranh và… vân vân.
Tôi nói với cô giáo là ở trường cũ tôi đã tập trung vào môn cổ sử. Nhưng cô nói ngay, trường Mahler có một lớp nhỏ dành cho những học sinh học cổ sử, và cô sẽ chuyển tôi sang lớp đó vào sáng mai.
Sau đó là giờ Anh văn. Tôi phát hoảng, vì với sử địa, còn có thể nói láo là đã theo một giáo trình khác, nhưng làm sao cắt nghĩa về những khiếm khuyết về tiếng Anh? Tôi có thể nói láo là chưa học tất cả những bài thơ, những cuốn sách mà người khác đã đọc, nhưng nếu giáo viên hỏi: thay vào đó, em đã đọc gì? Chết luôn!
Tôi phải ngồi tại một bàn còn trống, gần đầu lớp. Vì khuôn viên nhà trường rộng lớn, học sinh và thầy cô thường vào lớp hơi trễ. Thầy Anh văn cũng vậy. Tranh thủ mấy phút chờ đợi, tôi liếc qua cuốn thơ mới mua hôm thứ sáu. Cố thuộc vài mẩu thơ, với hi vọng sẽ gạt được thầy.
Cửa lớp mở, tiếng ồn ào ngừng bặt, cả lớp đứng dạy.
- Các em ngồi xuống.
Cô giáo vừa nói vừa tiến thẳng lại bàn, đặt chồng sách xuống. Nhìn cả lớp, cô vuốt tóc mỉm cười. Đó là một cô giáo da đen, còn trẻ và xinh đẹp. Cô nhìn quanh tìm tôi, rồi nói:
- Tôi nghe nói lớp ta có một học sinh mới. Mời em đó đứng dậy.
Tôi đứng dạy, giơ tay, lo lắng nói:
- Đây ạ.
Cô cười tươi:
- Gần hàng đầu. Dấu hiệu tốt đây. Tôi đã có tên và chi tiết về em… Chờ mấy phút tôi sẽ…
Cô quay nhìn trong đống sách và tờ giấy, rồi bất ngờ sững người như bị đánh, nhìn lom lom tôi, tiến lên một bước. Mặt rạng rỡ, cô bật kêu lên:
- Darren Shan hả?
- Dạ… phải.
Tôi mỉm cười bối rối. Không hiểu cô là ai, tôi cố lục lại trong trí – cô ta có ở cùng khách sạn với mình không nhỉ? – rồi cái miệng, đôi mắt đó từ từ hiện trong đầu tôi. Rời khỏi bàn, tôi tiến mấy bước, khi chỉ còn cách nhau chừng một mét, tôi chăm chú quan sát mặt cô. Tôi nghẹn thở, hỏi:
- Debbie Hemlock?
Những Câu Chuyện Kỳ Lạ Của Darren Shan 8 - Đồng Lõa Của Bóng Đêm Những Câu Chuyện Kỳ Lạ Của Darren Shan 8 - Đồng Lõa Của Bóng Đêm - Darren O'shaughnessy Những Câu Chuyện Kỳ Lạ Của Darren Shan 8 -  Đồng Lõa Của Bóng Đêm