Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: Khúc Thụy Du
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 108
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7743 / 28
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 73 -
gân và Huệ đạp xe tà tà ra chợ. Nhìn đồng hồ thấy còn sớm Ngân đề nghị Huệ ghé quán xập xệ làm bậy tô hủ tiếu lót bụng. Huệ đồng ý. Hai người ngồi sà vào cái bàn trống, kêu hai tô. Huệ dặn cho thêm nắm giá sống. Hai người vừa ăn, vừa nói chuyện vui vẻ. Ngân nói:
- Bữa nay Huệ “ chạy sô “ nhiều hôn?
- Cũng tàm tạm. – Huệ vắt chanh, liệng vỏ xuống gầm bàn, trả lời:- Tất cả có ba sô, chia đều cho ba buổi; sáng, trưa, chiều, nói chung công việc làm hoài không hết! Thiên hạ chán đời cứ rủ nhau chết cả lũ.
Ngân bật cười, suýt nữa bị sặc. Huệ trộn đều tô hủ tiếu, gắp thêm mấy lát ớt bỏ vào tô cho có vị cay cay:
- Tui làm được nhiều tiền đến mấy cũng không thể nào sướng bằng chị, mặc dù chị có thể thu nhập kém hơn một ít.
- Sao vậy?
- Còn hỏi nữa! Công viêc của chị được người ta kính trọng, được tôn vinh. Còn công việc của tui phải giấu giếm, chui rúc cứ như chuột trong hang! Nhiều khi nghĩ lại thấy tủi thân làm sao.
Nếu sa đà vào chuyện nghề nghiệp thế nào cũng sẽ mất vui, Ngân bèn lái sang chủ đề khác:
- Ông xã của Huệ sao rồi?
Huệ rất thích mọi người kêu Hoạt là ông xã, mặc dù chuyện đó còn ở “ thì tương lai “. Huệ cười tít mắt, giọng nói sôi nổi hẳn lên:
- Nói chung là tốt - Huệ chống đũa, nói chuyện bằng đôi mắt mơ màng xa xăm:- Ảnh có năng lực, lại sống hòa đồng nên rất được lòng đồng nghiệp. Ông giám đốc cũng dành cho ảnh tình cảm đặc biệt. Chị biết không, ảnh làm mới có mấy tháng mà đã được tăng lương rồi đó.
Dường như bị “ rà trúng đài “, Huệ nói rùm trời, nhưng tưụ chung là ca ngợi người yêu một cách thái quá. Có những chuyện, chỉ nghe thoáng qua là biết Huệ cố tình bịa ra:
- Ông giám đốc thậm chí còn muốn cho ảnh làm chức phó phòng đó nhe!
- Nghe đồn sắp tới, ảnh sẽ được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài!
Ăn xong, Huệ giành trả tiền. Chuyện này xưa nay hiếm. Đúng là chị Nhành nói không sai, chị Nhành nói cứ tâng bốc Hoạt lên tận mây xanh thì có thể ăn của Huệ đến sói trán!
Huệ đạp xe hướng về phía chợ Nhị Thiên Đường. Từ đây phải vượt qua mấy “ trận đồ bát quái “ nữa thì mới đến chỗ có đám. Vừa đi vừa hỏi thăm, cuối cùng cô
cũng tìm được con hẻm có treo cờ đám ma. Cô hỏi thăm bà bán thuốc lá bên cạnh. Bà ta không trả lời, mà hỏi lại:
- Cô tìm nhà con Hiếu, con Thảo phải hôn?
- Dạ!
- Đi thẳng vô hẻm độ trăm mét quẹo mặt là tới. – Đoạn bà ta nói có vẻ ấm ức:- Đúng là con với cái! Lúc sống chúng bỏ mẹ đi lang thang, rách rưới. Đến nỗi bà già phải ngửa tay đi ăn xin! Bây giờ bả chết, chúng tranh nhau rước về để chia thịt! Mang nặng đẻ đau lũ chúng nó thiệt là uổng công, chẳng thà sanh ra hột gà, hột vịt luộc ăn cho sướng cái miệng mà cũng đỡ tức!
Huệ vội chuồn thẳng, nếu còn đứng đó có lẽ bà ta nói cả ngày cũng nên. Đến nơi, cô hơi bất ngờ vì cái đám ma sao mà sơ sài đến thế; cổ quan tài bằng giỗ tạp nằm chình ình gữa nhà, bên trên leo lét mấy ngọn đèn. Chân dung người quá cố quá mờ, nhìn không rõ mặt. Đồ cúng kiếng trên bàn bị ruồi bu, kiến đậu đen kịt. Dàn nhạc tang nằm ngồi vật vờ trên tấm chiếu rách...Tiếp Huệ là một người đàn bà phốp pháp có cặp môi mỏng, chị ta nói:
- Cô khóc “ hai sô “, tui trả tiền một sô, sô còn lại thì đòi con nhỏ kia. – Đoạn chị ta đưa tay chỉ về phía người mặc áo xanh đang ngồi chài bài phía bên trong. Trước mặt cô mặc áo xanh là đống giấy bạc nhàu nát.
- Bà này keo kiệt quá! Lo cho bà già mà cứ so đo! – Cô mặc áo xanh nghểnh cổ lên, nói vọng ra.
- Còn mày thì sao? Mua bó nhang có mấy ngàn cũng bắt tao phải chia đôi. Tao nghi lắm, bó nhang nhỏ xíu mà dám nói mười ngàn! Có khi tao bị mày ăn lời cũng chưa biết chừng.
- Ăn lời! – Người em bĩu môi, đốp lại:- Vậy bà giải thích với tui như thế nào về số tiền mua trái cây, hả? Chỉ có một ít trái dạc, trái thúi mà bà dám hét hai trăm ngàn! Bà mà không vớt trái vớt mặt tui không làm con người!
- Ê con kia, mày mà cứ tiếp tục nói năng hàm hồ coi chừng tao tán cho bể mặt! Cái thứ làm biếng nhớt thây như mày có bao giờ héo lánh ngoài chợ đâu mà biết thứ nào mắc, thứ nào rẻ! Tao hỏi mày, nho Mỹ một ký bao nhiêu tiền.
- Mớ xà bần đó mà bà dám gọi là nho Mỹ? Nho Mỹ gì mà toàn hột với hột, hột nào hột nấy bự bằng cái hột gà!
Cãi lộn một hồi, hai chị em lại sà vô đống tiền tranh nhau đếm. Huệ mặc đồ tang, và bắt đầu công việc. Nghe tiếng khóc, dàn nhạc tang cựa mình tỉnh giấc. Tiếng nhạc đám ma, tiếng khóc rỉ rền của Huệ hòa lẫn tiếng cãi nhau chí chóe của hai người đàn bà tạo thành mớ âm thanh hỗn độn.
Người chị cứ khăng khăng tiền phúng điếu phải chia đều cho cả hai. Cô em thì nhứt quyết, khách của ai thì người đó giữ tiền, không thể tính gộp. Cáu tiết, người chị đứng phắt dậy, hai tay chống nạnh, mặt hằm hằm:
- Hồi bà già còn sống, mày lo được gì cho bả mà bây giờ đòi xí máu ăn phần. Tao nghèo chết mẹ chết cha lại phải chạy nợ ngược xuôi để chăm sóc cho bả. Biểu mày góp ít tiền thì mày nói là không có đến một xu. Không có tiền mà sáng nào vợ chồng con cái cũng kéo nhau đi ăn hủ tiếu Nam Vang! Không có tiền mà vợ thì quần này áo nọ cứ như bà hoàng, thằng chồng thì kè kè di động, suốt ngày đóng đô ở mấy
quán bia ôm, còn mấy đứa con thì xài tiền cứ như là công tử Bạc Liêu! Thứ con bất
hiếu, bất nghì như mày không đáng làm con người mà con thú!
- Xí! – Người em nguýt một hơi dài châm chọc:- Bà nói bà nghèo, không có tiền họa ra có chó nó mới tin! Cả xóm này ai mà không biết tiếng bà Hiếu khét tiếng cho vay nặng lãi. Mẹ nó! Cả tháng mới cho bà già được chén cơm thừa, canh cặn vậy cũng gọi là nuôi dưỡng đó sao. Nghe tức cười quá. Ngôi nhà lầu ba từng để dành nuôi chó chớ nhứt quyết không cho bà già vô ở, để bả phải lang thang vất vưởng đầu đường, xó chợ, sống bằng lòng hảo tâm của thiên hạ, vậy mà hễ mở miệng thốt ra toàn những lời nhân nghĩa nặng mùi chó chết! Bà chửi tui là thú vật, vậy bà đồ là gì?
- Ê, con kia! Mày dám chửi tao đấy hả. Hôm nay không cho mày bài học nên thân tao thề sẽ không làm người!
Người em cũng chẳng phải tay vừa, cất tiếng khêu khích:
- Giỏi, thì cứ nhào vô! Bà chỉ được cái to miệng lớn lối chớ làm được cái mẹ gì. Con này không phải là đứa dễ ăn hiếp đâu nghen!
Bịch! Bịch! Bốp! Hai người đàn bà vật lộn dưới nền nhà, thi nhau cấu xé như hai kẻ thù không đội trời chung. Cô em mạnh hơn, ngồi trên bụng cô chị, hai tay nắm tóc, kéo đầu đối thủ nện lia lịa xuống nền gạch bông trơn bóng. Nút áo ngực hở ra vú mớm lòng thòng. Người chị la lên bài hãi:
- Bớ làng xóm, con Thảo giết tui đây nè!
- La nè! La nè! – Cô em vả mạnh vô mặt cô chị mấy cái tóe lửa. Cuối cùng người chị cũng vùng thoát ra được, quơ lấy cây gậy gần đó, lườm lườm thủ thế:
- Mày mà bước tới một bước, tao phang cho bể đầu!
Mấy người đang dạo nhạc nhứt loạt đặt nhạc cụ xuống chiếu, nhìn nhau lắc đầu chán nản, một người nói:
- Chưa bao giờ tui thấy cái đám ma nào bệ rạc như vầy. Trò đời sao mà khốn nạn đến vậy không biết! – Đoạn anh ta chép miệng thở dài:- Tội nghiệp bà già sống không yên phần xác, chết cũng không yên phần hồn!
Những gì diễn ra Huệ thấy kinh tởm. Cô thấy không thể nào nán lại ở đây thêm giây phút nào nữa. Trời ơi, họ có còn là con người nữa không? Cô đứng dậy thay đồ, và dắt xe đạp dựng bên cạnh hàng rào và đạp thẳng. Hai chị em Hiếu, Thảo buông ra, rượt theo Huệ:
- Ủa sao lại bỏ đi? Bộ chê tiền mục hả?
&
&&
Cả buổi sáng, Ngân đi thu thập tình hình kinh doanh ở các đại lý. Cô đi bằng
xe gắn máy của công ty. Ông giám đốc đã sắm hẳn một đội xe gồm năm chiếc để nhân viên thuộc quyền đi công tác cho tiện. Ngân được cấp hẳn một xe riêng. Sự ưu ái khá đặc biệt này khiến nhiều kẻ tức tối, ghen tị, họ xì sầm bàn tán là cô đã có gì gì đó với ngài giám đốc khả kính nên mới được quan tâm thái quá như vậy. Ngân giả vờ không nghe, không thấy, bỏ tất cả ngoài tai. Thiên hạ bao giờ cũng có những kẻ “ trâu buộc ghét trâu ăn “, hơi sức đâu mà bận tâm, cốt sao việc mình làm tròn là được. Đi đến đại lý thứ ba đã gần mười một giờ trưa. Ngân thấy khát nên ghé vô quán nước mía giải khát. Trời nắng gắt, không gợn một chút mây. Những cơn gió
hầm hập làm rát thịt da. Vừa uống nước, cô vừa nghĩ ngợi mông lung...
...Tính ra Ngân đã làm việc ở công ty gần nửa năm. Trong khoản thời gian không dài đó, cô đã học được rất nhiều điều về cung cách quản lý, tác phong làm việc, tính kỷ luật của người nước ngoài...Người Châu Âu luôn có thái độ rạch ròi, sòng phẳng, làm ra làm, chơi ra chơi chứ không lộn xộn như ta. Ông Van Vuurent nói, ở nước ông chỉ cần nhìn người đi đường là biết họ đang làm việc hay đi dạo. Người bận rộn thì đi như chạy. Còn kẻ đi dạo thì thủng thỉnh nhẫn nha, tay cầm tờ báo. Ông ta cứ thắc mắc, ở Việt Nam, ai cũng lề mề như nhau cả, làm như đi chơi, đi chơi như đi làm, không thể nào đoán nỗi! Trong công việc, người nước ngoài luôn tỏ ra quyết đoán; kỷ luật, khen thưởng rõ ràng đâu vào đấy, hoàn toàn không để tình cảm chi phối, họ luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa tính độc lập, khuyến khích những ý tưởng táo bạo, và luôn biết lắng nghe...Chính nhờ làm việc trong môi trường năng động, thử thách ấy mà Ngân đã trưởng thành lên rất nhiều. Nếu như không bị lấn cấn về chuyện quan hệ quá thoải mái ở công ty, có lẽ cô đã toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc mà không phải băn khoăn nghĩ ngợi điều gì. Tới bây giờ, Ngân vẫn không thể nào hiểu vì lẽ gì mà một công ty có uy tín đến vậy, lại có mối quan hệ luông tuồng, buông thả cứ như nhà trọ! Người ta công khai cặp bồ, thay tình như thay áo! Ông Van Vuurent tuy nghiêm khắc trong công việc nhưng đôi khi lại có những lời lẽ bỡn cợt quá đáng dễ làm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhiều người cũng tỏ vẻ bất bình, nhưng vì miếng cơm manh áo đành phải ngậm bồ hòn làm thinh.
Đúng mười một giờ mười lăm phút, Ngân về đến công ty. Hôm nay là ngày lãnh lương, ai nấy đều hớn hở ra mặt. Sau khi cất xe, đang bước lên cầu thang thì gặp mấy người từ trên đi xuống, họ giục cô nhanh chưn lên phòng tài vụ lãnh tiền kẻo đến giờ đóng cửa:
- Lẹ lên cô Ngân! Chiều nay và cả ngày mai cô Hoa - nhân viên tiền lương không đi làm đâu.
Ngân hỏi:
- Sao vậy hả, các anh?
- Con cô Hoa bị mổ nên xin nghỉ vài ngày.
Nghe vậy, cô vội rảo bước lên cầu thang. Ông giám đốc đứng ngay lan can từng ba nhìn xuống, vừa vỗ tay vừa reo lên châm chọc:
- Oh! She runs like a hare! She runs like a hare! ( Ồ, cô ấy chạy bán sống bán chết! Cô ấy chạy bán sống bán chết kìa!)
Mấy người đứng cạnh đấy cũng đồng loạt hùa theo, cười ầm lên. Bà phó phòng tài vụ cười ngoác miệng đến nỗi suýt văng hàm răng giả:
- Tôi dám cá với mọi người, cổ còn có thể chạy được gấp năm lần như thế. Nghe nhắc đến tiền cho dù có sắp chết cũng ngóc đầu dậy mà chạy! Nhanh lên! Nhanh lên Ngân! Nào, một hai..
- Oh! She runs like a hare! She runs like a hare!
Ngân sựng lại. Gương mặt của cô lúc đó thộn ra trông rất khôi hài. Thì ra kịch bản đã được sắp đặt sẵn từ trước. Họ rắp tâm biến cô thành trò cười để mua vui! Cô choáng váng như bị cái tát, tay bám chặt vào cầu thang để khỏi bị ngã. Những tiếng cười cợt, châm chọc xóc đến tận óc. Cơn giận khiến cô suýt bật khóc thành tiếng. Rất nhanh, cô xoay người chạy xuống từng hai, rẽ vô phòng kế hoạch và khóc tức tưởi. Hôm ấy, Ngân không đi ăn trưa cùng mọi người. Đến đầu giờ làm việc buổi chiều, Ngân mang lá đơn được đánh vi tính đến trao cho ông Van Vuurent.
Ông giám đốc nhìn thấy Ngân lại nhớ chuyện vừa xảy ra mà không nhịn được cười. Khi lướt mắt qua nội dung trong tờ đơn, ngài giám đốc khả kính bỗng giựt mình
nhảy ra khỏi ghế:
- Ô hay, tôi chỉ đùa một chút mà cô lại giận sao?
Ngân im lặng, nét mặt đanh lại lộ vẻ kiên quyết.
- Thưa ông, không phải giận mà là một sự xúc phạm.
- Cô phải hiểu, đấy chẳng qua chỉ là những cử chỉ đùa vui mà thôi. Áp lực công việc luôn đè nặng, nếu không biết giỡn hớt đôi chút dễ bị chứng stress.
- Dạ, tôi hiểu. Nhưng đem danh dự, lòng tự trọng của người khác ra làm trò cười là một hành động không thể chấp nhận được, thưa ông.
- Cô lại suy diễn lung tung rồi. Chuyện chẳng có gì mà cô lại ầm ĩ. Người khác cũng giống cô, nhưng họ có phản ứng gì đâu? Bên nước chúng tôi vẫn vậy.
- Ông đã lầm rồi! Họ bị xúc phạm nhưng không dám lên tiếng vì sợ mất việc làm, con cái của họ sẽ đói, vì thế họ đành phải cắn răng cam chịu.
Ông giám đốc im lặng ra chiều nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
- Cô đã suy nghĩ kỹ chưa. Tôi sẵn sàng chờ cô rút lại quyết định.
Ngân mím môi, nhìn thẳng vào người đối diện, nói rành rọt từng lời:
- Thưa ông, tôi đã suy nghĩ rất kỹ và không bao giờ ân hận về quyết định của mình. Chúng ta không thể nào cộng tác với nhau khi thiếu đi sự tôn trọng, xin ông hiểu cho.
Ông Van Vuurent thở ra một cái thiệt mạnh, không hiểu vì buồn bực hay ân hận. Thò tay lấy cây viết trên túi áo, ký xẹt một cái rồi đưa cho Ngân.
Ngân đến phòng tài vụ thanh toán rồi trở về phòng mình thu dọn đồ đạc, và chia tay với mọi người. Ai cũng chê cô dại, môi trường làm việc tốt, thu nhập khá, không phải ai muốn cũng được, vậy mà chỉ vì một chuyện cỏn con lại đùng đùng nghỉ việc. Suy cho cùng thiệt thòi vẫn thuộc về phần mình.
Ngân đi xuống từng trệt thì Lắm đuổi kịp. Anh ta nắm tay Ngân lắc mạnh mấy cái, vừa nói vừa thở:
- Mất một đồng nghiệp tài sắc vẹn toàn như cô Ngân đây, kể cũng buồn. Nhưng tôi ủng hộ quyết định của cô. Cô thật sự đã làm nên “ cuộc cách mạng “, cô đã cho họ hiểu rằng, không phải cứ có tiền là muốn làm gì thì làm. Nếu tìm được chỗ làm khác, tôi cũng sẽ từ bỏ chỗ này mà không hề luyến tiếc. Thật tình, tôi không có lá gan như cô. Thôi, chúc cô dồi dào sức khỏe, sớm tìm được công việc mới. Và khi nào lấy chồng nhớ mời bọn này một tiếng!
Lắm cười. Ngân cũng cười theo. Miệng méo xệch. Ra khỏi cổng công ty được vài bước chưn, cô ngoảnh mặt lại, đứng tần ngần một lúc, trong lòng chợt thấy xao xuyến. Thế là từ hôm nay mình lại bắt đầu từ vạch xuất phát. Nghĩ đến đây, Ngân cảm thấy lòng dạ rối bời không yên.
Như Lục Bình Trôi Như Lục Bình Trôi - Khúc Thụy Du