Worrying does not empty tomorrow of its troubles. It empties today of its strength.

Corrie Ten Boom

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Little rain
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 12512 / 31
Cập nhật: 2015-07-23 14:44:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
uét được một đỗi, tôi chống chỏi đứng nhìn phần nào thành quả của mình. Nãy giờ mỏi tay mỏi lưng gần chế mà mới hơn nửa thành lang. Cư xá gì mà dãy hành lang dài thấy mà ngán, đứng ở đầu này nhìn sang đầu kia thấy ai cũng có tí tẹo.
Cũng hên cho tôi hết sức, chủ nhật này cư xá vắng hoẹ Chỉ có mấy người cùng tầng qua lại nhìn tôi cười thông cảm vậy thôi, chưa thấy bóng anh chàng nào thấp thoáng. Phải nói là cực kỳ maỵ Mọi khi ấy à, cư xá nữ sáng chủ nhật cứ gọi là nườm nượp. Dĩ nhiên sẽ gây phiền phức rồi.
Nhưng ông trời đã thương mà không chịu thương cho trót. Tự nhiên đang quét, tôi bỗng ngẩng lên và thấy anh ta đứng đó tự hồi nào. Miệng nở nụ cười bí ẩn như nàng Monalisa.
Quê quá trời nhưng tôi vẫn làm bộ tỉnh queo:
- Nhìn gì. Quét nhà chứ gì mà nhìn!
-...
Tôi ngừng tay giậm chân:
- Anh Hải đi chỗ khác đi, đừng có đứng đó.
- Anh đứng thôi mà, có phá gì đâu.
Tôi nói ngang:
- Không phá nhưng anh nhìn vậy em quét không được.
Anh ta bước đến:
- Vậy thì đổi chỗ. Cô người lớn nhìn, còn anh thì quét.
Tôi tròn mắt nhưng cũng đưa chổi cho anh ta, không quên thách thức:
- Anh dám quét thiệt hôn?
Anh ta cười lớn:
- Có gì mà không dám. Lại kia đứng coi anh biểu diễn nghe.
Rồi anh ta cầm chổi quét thiệt. Không những nhanh mà còn kỹ nhưng không hề qua quýt. Giỏi như bất kỳ cô con gái đảm đang nào.
Đứng nhìn một lát, tôi hỏi:
- Anh Hải mỏi tay chưa?
- Chưa.
- Mỏi lưng chưa?
- Chưa. Chưa mỏi gì hết. Chừng nào quét xong mới mỏi.
Tôi nhìn tới nhìn lui rồi chắt lưỡi:
- Thôi, anh Hải trả chổi đây cho em. Nhìn anh quét thấy tội nghiệp quá. Rủi có ai thấy kỳ chết.
Anh ta thản nhiên:
- Cô người lớn sợ thì vô phòng đi. Khi nào xong anh kêu ra bàn giao.
Tôi giẫy nẩy:
- Ai làm kỳ cục vậy. Em sợ kỳ cho anh chứ đâu phải cho em. Với lại em bị phạt mà để anh Hải quét thì lương tâm cắn rứt đau lắm. Thôi, anh Hải trả đây. Lại kia đứng đi.
- Sao cô người lớn bị phạt vậy hả?
Tôi hơi ngần ngừ:
- Em sử dụng bếp điện.
Anh ta bật cười thành tiếng:
- Hồi nào?
- Mấy ngày nay rồi. Chị Cẩm nói lần đầu nên cho chủ nhật vắng người mới thì hành án. - Tôi cười theo.
Anh ta hỏi lại:
- Lần đầu bị bắt gặp hay lần đầu mới nấu bếp?
Tôi nhún vai:
- Dĩ nhiên là lần đầu bắt gặp. Chứ từ hồi ở cư xá tới giờ tụi em ngày nào mà không sử dụng.
Anh ta ngạc nhiên:
- Nấu ăn thôi hả?
- Đủ hết. Nấu ăn, ủi đồ... Bữa ban tự quản bắt gặp là em đang ủi đồ. Xui chưa từng thấy.
Anh ta lạ lùng:
- Ủi đồ trên bếp điện?
Tôi cũng thấy lạ không kém:
- Ủa. Anh Hải không biết thiệt hả? Nướng bàn ủi trên bếp rồi ủi.
Anh ta gật gù:
- Sáng tại quá há. Sao không nhờ mấy bạn trong lớp sửa giùm?
Tôi kể khổ:
- Có chứ sao không. Nhưng điện cư xá lúc mạnh lúc yếu mà tụi em thì ủi nhiều quá. Riết rồi cũng làm biếng nhờ. Tự ra chợ mua điện trở về thay luôn. Thay sao mà dư ốc vít quá trời. Bởi vậy phải nướng mà ủi chứ đâu dám cắm. Tôi cười khúc khích.
Anh ta "khen":
- Vậy cũng giỏi rồi đó.
Mãi nói chuyện mà anh ta quét xong từ đời nào tôi cũng chẳng haỵ Đến chừng nghe anh ta nhắc:
- Gọi chị Cẩm nghiệm thu được chưa, xong rồi nè.
Tôi ngạc nhiên:
- Ủa. Sao anh quét nhanh quá vậy?
Anh ta ra vẻ rất sẵng sàng:
- Vậy anh quét lại lần nữa nghe?
- Thôi. Sạch lắm rồi. Để em đi cất chổi. - Tôi cười xòa.
Tôi cúi đầu điệu đàng:
- Cám ơn anh Hải nhiều thật nhiều.
Đang đi tôi chợt khựng lại:
- Nãy giờ em quên, anh Hải qua tìm ai vậy?
- Anh tìm cô người lớn.
Tôi hơi nghi ngờ:
- Thiệt hôn? Bữa nay chủ nhật mà anh cũng lên trường sao? Hình như mấy chị khóa anh ở tần A mà.
- Vậy... Cô người lớn không định mời anh vô phòng hả?
Tôi vội trả lời:
- Có, có chứ. Phòng em đàng kia kìa. Anh Hải vô chơi đi. Còn em với nhỏ Liên Hoa ở lại hà.
Tôi đẩy cửa phòng lớn, rồi vào phòng sáu:
- Liên Hoa ơi, phòng mình có khách nghe.
Liên Hoa đang nằm học bài trên giường, nghe kêu nó vội nhổm dậy. Chợt nó tròn mắt khi vừa thấy anh Hải bước vào. Tôi tưởng nói thấy anh lạ thì ngạc nhiên nên không để ý.
Tôi giới thiệu:
- Anh Hải này học Kinh tế 5 đó mị Còn Liên Hoa chung phòng em đó anh Hải.
Anh ta tằng hắng:
- Chào Liên Hoa.
Liên Hoa leo từ giường trên xuống, mặt mũi ngơ ngác:
- Dạ.
Tôi mời:
- Anh Hải ngồi chơi nha.
Tôi mời rồi mà anh ta vẫn đứng hoài ngoài cửa. Mắt trợn lên nhìn những dây điện giăng ngang giăng dọc. Mãi đến lúc ấy tôi mới phát hiện, nếu anh ta vào phòng mà không cúi xuống, sẽ có một sợi dây điện ngáng cho vào cổ.
Tôi và Liên Hoa thấy mắc cười quá, phải đứng khụt khịt cả buổi mới giải thích được:
- Bữa hổm kê giường lại tụi em tự mắc điện luôn. Tụi em đứa nào cũng lùn hết. Ai biểu anh Hải cao quá chi.
Anh ta tặc lưỡi, cẩn thận cúi người dưới rừng dây điện thấp tè:
- Đúng là phòng của mấy cô...
-... Lùn. - Tôi rụt cổ lén nói tiếp, ý là nhỏ xíu vậy mà anh ta cũng nghe được.
Anh ta vội cải chính:
- Anh chỉ nói vậy thôi chứ không có chê lùn gì đâu nghe. Đừng đổ thừa cho anh đó.
Tôi với Liên Hoa ôm bụng cười ngặt nghẽo, cười đến muốn nấc cụt...
Anh ta ngó hai đứa tôi:
- Mặt anh Hải dính lọ hả?
- Đâu có. - Tôi vội trả lời, suýt nữa đã bị sặc vì ráng nín cười mà nín không nổi. - Anh Hải ngồi chơi đi.
Anh ta tần ngần nhìn khắp phòng một lúc:
- Để anh về mượn đồ qua mắc dây điện lại cho.
Ra đến cửa anh ta còn ngoái lại:
- Ghê quá, phòng của mấy cô giăng bẫy ghê quá!
Tôi vội chạy theo cản anh ta lại:
- Tụi em ai cũng... ngắn ngủn hà, không sao đâu anh Hải ơi. Mắc công anh lắm, anh cứ ngồi chơi với tụi em đi.
- Có gì mà mắc công. Mốt nhớ đãi chè anh nghe.
Nói xong, anh ta nháy mắt với tôi một cái rồi khép cửa lại. Tôi mang vẻ mặt áy náy quay trở vào phòng:
- Tội nghiệp ảnh quá Liên Hoa ơi. Ta với ảnh có thân gì đâu... ngại quá!
Tôi bỗng thấy Liên Hoa nhìn mình chằm chằm:
- Cái anh mà mi nói đá lông nheo đó phải không?
- Ừ. Ảnh đó! Sao vậy? Có gì không mỉ - Tự nhiên tôi thấy hơi sợ.
- Mi không biết ảnh là ai hả?
Tôi ngạc nhiên:
- Ảnh nói học Kinh tế 5. Thì ta biết vậy. Mi quen hả?
Mặt Liên Hoa bỗng giãn ra, nó cười tủm tỉm:
- Rồi, vậy là mi bị gài bẫy...
- Nói nghe ghê quá mị Ai gài bẫy ta vậy? - Tôi hết hồn.
Liên Hoa cười bí mật nhưng lại nói:
- Không gì đâu. Thế nào mi cũng biết hà.
- Nói ta nghe với, mi làm ta hồi hộp quá. - Tôi chụp tay nó năn nỉ.
Liên Hoa lắc đầu quầy quậy:
- Nói cho mi biết để ta bị chửi hả. Thôi đi, đừng bắt ta làm tà lanh.
Nói vậy rồi nó leo trở lên giường nằm dài. Cố tình nghêu ngao hát trước cặp mắt đầy "ngổn ngang trăm mối" của tôi. Tức quá tôi bèn lấy cây viết chọt lên mấy khe giường chỗ nó nằm, nhỏ cong người la oai oái:
- Làm cái gì vậy. Đau mi.
Tôi mím môi không thèm nói, cứ canh chỗ nào có nó là chọt. Liên Hoa lăn lộn trên giường cười sằng sặc. Chừng chịu hết nổi nó phải phóng xuống đất. Trồi tru tréo:
- Con này coi vậy mà ác...
Tôi vênh mặt lên:
- Nói đi, hết ác liền.
Liên Hoa vẫn ngoan cố:
- Khi không bắt ta nói là sao? Kỳ cục chưa. Mi hỏi anh Hải thử coi.
Tôi ngờ ngợ nhưng vẫn nói:
- Hỏi làm sao? Có mi đây hỏi trước rồi tới ảnh sau.
- Rủi ta nói sai thì sao. Thôi đi.
Tôi trở lại giọng năn nỉ:
- Làm ơn giùm đi Liên Hoa. Mi làm ta lo muốn chết nè. Mi không chịu nói là thành độc á hồi nào không hay đó.
Liên Hoa suy nghĩ:
- Ta cho mi biết một chút thôi nghe. Không thắc mắc nữa, chịu không?
Tồi ừ đại. Kệ, biết được chút nào hay chút đó.
- Mi hỏi nhỏ Xuân Hiếu đi.
Tôi muốn xù lông lên:
- Mi giỡn với ta đó hả Liên Hoa?
- Thiệt chứ bộ. Mi cứ hỏi đi rồi nó nói cho mà nghe.
Nói xong nó vọt nhanh ra cửa:
- Ta qua mấy chị chơi à. Mi ở nhà tiếp khách một mình đi.
Tôi chưa kịp kêu nó đã đóng cửa lại cái rầm. Tức quá tôi định tông cửa chạy để níu áo nó. Nhưng vừa ra tới phòng lớn đã thấy anh ta kềm kéo lỉnh kỉnh đang chờ ngoài cửa. Còn Liên Hoa đang đứng phía sau nhấm nháy chọc tôi. Không làm gì được, tôi bèn dứ dứ nắm tay về phía nó:
- Cho mi biết nghe. Một cái dứ bằng ba cái đấm đó.
Nó lè lưỡi rồi mới bỏ chạy, không quên quăng lại câu nói:
- Anh Hải coi chừng bị nó ăn thịt nghe. Nó là bà chằn của phòng em đó.
Trời! Nghe nó nói chưa. Ác gì mà ác dễ sợ.
Thấy tôi cứ lo trợn mắt ngó theo, anh ta gõ cộp cộp vào cửa:
- Anh vào phòng được chưa?
Tôi giật mình, rối rít đẩy rộng cửa:
- Ý quên, anh Hải vô đi.
Anh ta vừa đi và nói bâng quơ:
- Hiền vậy mà bị chọc là bà chằn. Tội nghiệp dữ hôn.
Anh ta làm tôi mủi lòng hết sức, sém tí nữa là đã sụt sịt:
- Nhỏ đó chuyên môn vừa ăn cướp vừa la làng đó anh Hải. Anh ta đồng tình:
- Ừ. Tội nghiệp cô người lớn ghệ Vậy mà anh Hải không giúp được gì hết.
Mà sao Liên Hoa bị cô người lớn rượt chạy dữ vậy?
- Hồi nào. Em có rượt gì đâu. Tại nó bỏ chạy em phải chạy theo kêu lại đó chứ. - Tôi nói giọng vô tội.
- Lát anh Hải về cô người lớn đừng rượt theo vậy nghe, anh nhát lắm đó.
- Xí! - Tôi nguýt dài. - Tay anh kềm búa đủ thứ vầy mà ai dám rượt.
- Vậy hả. Vậy thì anh yên tâm... Anh cúp cầu dao nghe, có đang nấu nướng gì không đó?
- Dạ không. Anh Hải cứ cúp đi.
Rồi tôi mặc nhiên làm thợ phụ cho anh ta, lúc đưa kềm, lúc phụ kéo dây, lúc đứng ngắm nghía. Trời càng lúc càng nóng, nhìn lưng áo anh dần đẫm mồ hôi mà thấy nao lòng sao đâu. Việc đâu mà như trên trời rơi xuống, mắc cho xong hết những sáu bóng đèn đến sáu giường, rồi sửa bàn ủi... thế nào cũng phải tới trưa. Nghĩ ngơi một tí trời đã chiều. Vậy là hết cả một ngày chủ nhật. Tự nhiên tôi thấy mình sao mà tội lỗi, nỡ nào đi cướp trắng một ngày chủ nhật của người ta... Người dưng thôi mà chứ có họ hàng chi đâu mà hành người ta dữ vậy...... Nhưng còn cái anh này nữa, cũng lạ đời chưa. Ai bảo qua đây làm chi rồi giành làm giành sửa, báo hại tôi phải bị lương tâm cắn rứt. Mà đã hết đâu, chỉ tối nay hay cùng lắm là sáng, thế nào lũ lau nhau đó cũng hỏi này nọ, hoạnh họe đủ thứ cho coi. Và dĩ nhiên là lờ béng chuyện phải cám ơn. Tôi còn lạ gì tụi nó nữa, có người có việc để chọc là tụi nó mừng còn hơn cho ăn kẹo, ở đó mà ơn iếc cho.
Nghĩ tới nghĩ lui một lát, tự nhiên thấy có gì không ổn, tôi bèn gọi:
- Anh Hải ơi!
Đang căng kéo gì đó nghe tôi kêu anh ngẩng lên:
- Gì đó cô người lớn?
Nhìn mồ hôi đang đọng từng giọt trên trán anh, tôi bỗng thấy nao lòng quá. Anh ta giỏi giang và tử tế thế kia biết trả ơn sao cho vừa?
Tôi lẳng lặng đi xuống cổng cư xá, mua vài trái chanh và cục nước đá. Qua phòng 4 cặm cụi làm cho anh ly nước. Nếu có café đá chắc anh sẽ thích hơn, nhưng làm sao tôi có thể qua căntin bê café về? Chủ nhật chứ bên cư xá lúc nào cũng có vài kẻ ngó ra cửa sổ, sẵng sàng réo lên inh ỏi khi có bất kỳ cô nàng nào đi ngang. Cho vàng tôi cũng không dám nộp mạng đâu.
Khi tôi bê ly đá chanh trở qua, anh ta đã xong mọi việc và đang ngắm ngó gì đó trên giường tôi:
- Giường của cô người lớn đây phải không?
- Dạ phải. Sao vậy anh Hải.
- Có sao đâu. Tại thấy hoa hòe sói quá nên đoán của cô người lớn vậy mà. - Anh ta chỉ tay dọc bức tường.
Tôi nguýt dài, đặt ly nước xuống bàn:
- Anh Hải uống nước chanh nghe.
- Cám ơn cô người lớn.
Tôi bỗng nhớ điều Liên Hoa đã làm mình thắc mắc, nhưng lại băn khoăn không biết có nên hỏi anh ta không. Anh ta có biết hay là không biết?
- Anh Hải? - Tôi lại gọi.
Anh ta nhương mắt chờ nghe tôi nói. Tôi ngập ngừng giây lát:
- Anh Hải biết Liên Hoa phải không?
- Cô bạn hồi nãy đó hả?
- Dạ.
- Thì cô người lớn giới thiệu đó.
- Không phải, ý em hỏi là anh Hải có quen nó trước không?
- Không.
- Vậy... Xuân Hiếu?
Anh ta ngạc nhiên hơn:
- Xuân Hiếu nào vậy? Bạn cô người lớn làm sao anh biết?
Tôi chau mày. Vậy là sao tả Người thì không biết, người lại không chịu nói? Không lẽ phải đợi Xuân Hiếu lên mới hỏi được? Rủi nó cũng ấm ớ thì tôi biết hỏi ai nữa? Nhỏ Liên Hoa này coi vậy mà cũng ác, biết gì thì cứ nói đại cho người ta nghe. Bày đặt giấu giấu khó ưa muốn chết.
Thấy tôi cứ nhăn mày nhíu trán hoài, anh ta cũng sốt ruột:
- Chuyện gì hả cô người lớn, nói cho anh nghe với.
Tôi nhìn anh phân vân:
- Em không biết. Tại hồi nãy nhỏ Liên Hoa hỏi em biết anh Hải không. Em nói không, vậy rồi nó nói em bị gài bẫy. Kêu em hỏi nhỏ Xuân Hiếu nữa. Em tưởng anh Hải biết nên hỏi thử vậy mà. Thôi, đợi nhỏ Xuân Hiếu lên em hỏi cũng được.
Anh ta cười xòa:
- Vậy mà tưởng có chuyện gì làm anh cũng hết hồn.
Tôi nghi hoặc:
- Anh Hải có gì mà phải hết hồn?
Anh ta trả lời:
- Tính anh hay vậy lắm. Vui sau cái vui của thiên hạ. Nhưng lo theo cái lo của thiên hạ. Con cháu của Nguyễn Trãi phải vậy mới được.
Tôi bật cười:
- Anh Hải nói chuyện vui ghệ Sao hồi đó anh không chọn văn mà theo kinh tế chi vậy, khô khan thấy mồ.
- Cô người lớn thấy anh có khôn khan không?
Tôi suy nghĩ một chút:
- Chắc là... không. Còn em? Anh Hải thấy sao? - Hỏi rồi tôi mới thấy mắc cỡ. Khi không đi hỏi kỳ cục.
Anh ta trả lời không chút suy nghĩ:
- Thấy cô người lớn như là con nít chứ sao.
Tôi ngớ ra:
- Em á hả? Anh Hải nói thiệt không vậy?
- Không.
Tôi nhìn sững anh ta, rồi lườm:
- Nói chuyện với anh Hải riết em không biết đường nào luôn nữa. Anh Hải ngộ thiệt đó. Anh ta nhướng mắt:
- Ngộ thiệt không?
Tôi quả quyết:
- Thiệt.
Anh ta chợt cười:
- Vậy mà anh lại thấy cô người lớn ngộ thôi chứ. Cô người lớn nhớ lúc gặp anh ở nhà ăn không?
Tôi gật đầu. Nhưng nghĩ ngợi rồi lại đỏ mặt. Lần đó anh ta đá lông nheo tôi chứ đâu.
Anh ta nhìn tôi mà mắt mơ màng như đang nhớ về kỷ niệm xưa nào ấy:
- Anh nhớ hồi đó trông cô người lớn buồn cười lắm. Ai đời là sinh viên mới, lại là con gái. Trong khi mấy cô nữ kia hay nghiêm trang, hoặc e ấp ngượng ngùng khi đứng giữa nơi đông người. Thì cô người lớn cứ lo nghiêng qua ngó lại, ngắm này ngắm kia. Như thể mình là đàn chị không còn biết sợ là gì.
Anh ta bật cười, chút xíu nữa đã xoa đầu tôi:
- Trông "láo" không chịu được.
Tôi rụt vai lại, le lưỡi:
- Bởi vậy anh mới định trừng mắt đe dọa cho bỏ ghét chứ gì?
- Nhìn thôi chứ đâu có trừng.
- Phải à! - Tôi dài giọng. - Nhìn mà mắt phát lửa thấy ghê luôn.
- Nhưng cô người lớn đâu có sợ.
- Ghét chứ ở đó mà sợ.
Anh ta cười trêu tôi:
- Tưởng dạn dĩ lắm. Vậy mà lúc bị anh chọc, mặt cứ nghệch ra, y như cô ngố.
Tôi ấp hai tay lên mặt:
- Tại anh Hải đó, bởi vậy tụi trong phòng mới chọc em...
- Chọc sao? Kể anh Hải nghe với. - Anh ta trở giọng như dụ khị.
Tôi lắc đầu nguây nguẩy, hai mắt cụp xuống. Có họa bị điên mới dám kể cho anh ta nghe.
- Kể đi. Lát anh Hải dẫn đi mua bánh nè, hay mua búp bê...
Tôi cười ngoặt nghẹo:
- Thôi đi. Anh Hải làm như em là con nít mới ba tuổi.
- Vậy chứ anh phải làm sao cô người lớn mới chịu kể?
Tôi dẫu môi:
- Không kể. Không bao giờ kể.
- Nhất định?
- Nhất định. Tôi quả quyết.
Như Là Tình Cờ Như Là Tình Cờ - Hoàng Thu Dung Như Là Tình Cờ