Cầu Chúa ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những thứ con không thể thay đổi, sự caN đảm để thay đổi những thứ con có thể, và sự khôn khoan để phân biệt những cái có thể thay đổi và không thể.

Dr. Reinhold Niebuhr

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Dang Long
Upload bìa: Dang Long
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1223 / 63
Cập nhật: 2019-01-08 18:11:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cây Roi Trong Mục Vụ
Cái Rắn, ngày 23-4-1995
Sáng nay mình dâng lễ tại nhà ông Hai Hiếu. Ông Hai ở giữa lương dân, thậm chí cả vợ và con cháu của ông cũng là lương dân. Ông nghỉ đạo 70 năm rồi. Trong chuyến viếng thăm lần trước, mình đã tìm hiểu nguyên nhân nghỉ đạo của ông.
- Tại sao ông Hai nghỉ đạo lâu thế?
- Hồi xưa con ở Trà Lồng. Có một lần con đi lễ trễ, bị ông Cố Quimbrôtz bắt nằm xuống, đánh một trận chảy máu đít. Con sợ, con giận, con bỏ đạo luôn cho tới bây giờ. Hồi ấy con mới có 19 tuổi.
- Tại sao ông Hai đi lễ trễ vậy?
- Thì nhà con ở sâu trong ruộng, con đi sớm không được.
- Bây giờ ông Hai còn giận không?
- Hết rồi.
- Bây giờ ông Hai trở lại nhá.
Ông Hai xưng tội nhệu nhạo cùng với dòng nước mắt.
Cha Quimbrôtz là một linh mục có tài kinh bang tế thế. Chính cha đã từng có mặt trên mảnh đất Cái Rắn này vào cuối thập niên hai mươi và đầu thập niên ba mươi. Chính cha đã mua lại căn nhà lầu của ông Tòa Sửu để làm nhà xứ Cà Mau, nơi mình đã ở 19 năm trời. Cuộc đời của cha được thế hệ đàn anh đúc kết như sau: năng nổ và nóng nảy như ông Lỗ Trí Thâm trong "Thủy Hử”. Chính vì thế, cha Quimbrôtz đã cai trị bằng ngọn roi. Với ngọn roi mây, cha tạo được những họ đạo nề nếp, trật tự, rất đẹp mắt.
Nhưng cũng với ngọn roi mây ấy, cha đã đánh bật một tin đồ ra khỏi nhà thờ. Người tín đồ ấy đi lang bạt kỳ hồ từ năm 19 tuổi cho tới năm 89 tuổi mới có cơ may trở về với Chúa. Ngọn roi mây có điểm ưu và khuyết, nhưng bên nào nặng, bên nào nhẹ, thì mình chưa dám khẳng định. Mình liên tưởng đến những công trình lớn như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và Kim Tự Tháp của Ai Cập.
Ngày nay khách du lịch trầm trồ khen ngợi những công trình sư vĩ đại của thời xưa ấy, mà quên phắt đi rằng: để đạt được công trình vĩ đại, các công trình sư đã phải trả giá bằng hằng triệu lần vi phạm nhân quyền và chà đạp nhân phẩm. Người ta đã phải dùng tới hàng triệu ngọn roi, để xây Vạn Lý Trường Thành và Kim Tự Tháp. Vậy thì lời hay lỗ? Nếu lấy sự nghiệp làm trọng, thì thế là lời, lời lớn. Nếu lấy con người làm trọng, thì thế là lỗ lớn, là phá sản.
Cà Mau,...
Trong giờ dạy giáo lý, mình hỏi T., người dự tòng:
- Trước khi con đến đây xin học đạo, thì con đã tới nhà thờ lần nào chưa?
- Con chỉ đi qua trước cổng, chứ không dám vào?
- Tại sao vậy?
- Người ta biểu: người ngoại mà vô nhà thờ, thì ông cha đánh thấy mồ.
- Eo ơi, làm gì có. Con đã bị đánh lần nào chưa?
- Con nghe người ta nói vậy, chứ con có vô nhà thờ bao giờ đâu mà bị đánh.
Chắc chắn chẳng có linh mục nào lại đánh những người lương dân đến nhà thờ để tham quan, hoặc là để làm thoả mãn tính tò mò. Nhưng tại sao lại có tin đồn như thế? Do ác ý hay do vô tình? Nhưng có một điều chắc chắn là nhiều người giáo dân vẫn thích đưa cha sở của mình ra, để hù thiên hạ.
- Mày mà không đi lễ, tao méc cố sở, cố sở "uýnh" thấy cha mày.
- Mày mà không dứt với con nhỏ này, thì ông cố sở cho mày đi đoong.
Có một lần kia, mình đang đi ngoài đường, thì nghe một người đàn bà dọa thằng cu tí đang gào lên như cái ống bô bể:
- Mày mà không nín, tao méc ông cố, ông cố cắt chim mày.
Thằng cu tí dòm mình, mặt tái mét...
Mình cảm thấy bất bình với người đàn bà ấy, vì bà đã đem mình ra làm con ngoáo ộp, để dọa thằng cu tí. Thế là vô tình bà đã gieo vào tâm thức con bà một hạt giống sợ hãi. Lớn lên nó sẽ giữ đạo trong nỗi sợ: sợ Chúa, sợ cha sở, sợ hỏa ngục...
Vô tình, nỗi sợ đã trở thành nền tảng của công tác mục vụ. Sau khi kể lại câu chuyện “Vợ chồng Anania và Xaphira nói dối thánh Phêrô”, tác giả Công vụ Tông đồ đã nhận xét: ”Một nỗi sợ khủng khiếp đã xâm chiếm toàn thể Giáo hội” (Cv 5,11).
Suy bụng ta ra bụng người. Mình thiển nghĩ: Thánh Phêrô cũng đã buồn lắm, khi trong dân gian loan truyền câu chuyện vợ chồng Anania và Xaphira bị ngài phạt chết thảm dưới chân của ngài, mà ngài không hề mảy may xúc động. Mục tử Phêrô được câu chuyện mô tả như một ông tướng đằng đằng sát khí, ra lệnh cho thanh niên lôi xác hai vợ chồng đi chôn, bất chấp mọi tục lệ và pháp luật...
Dân gian tô vẽ chân dung mục tử như thế đó. Bất công thay! Còn đâu nữa hình ảnh mục tử tốt lành: dẫn chiên đi ăn trên đồng cỏ xanh tươi; đưa chiên xuống suối uống nước trong lành; cho chiên nằm nghỉ dưới bóng râm của cây cổ thụ; băng bó những con chiên bị thương; vác con chiên lạc trên vai; phang gậy trên đầu chó sói để bảo vệ bầy chiên?
Cần Thơ,... 1968
Hôm nay một người đàn ông dẫn tới văn phòng một em bé 11 tuổi. Ông xin cho em được ghi tên vào lớp Đệ thất. Ông dặn dò cặn kẽ về cách phải giáo dục con ông như thế nào. Trước khi ra về ông dặn mình lời cuối:
- Tôi xin gởi gắm con tôi cho cha. Xin cha cứ đánh nó cho tôi miễn là đừng đánh chết thì thôi.
-?!
Câu nói của ông phụ huynh làm mình nổi giận. Người ta coi mình như ông chúa ngục, như tên lý hình. Người ta gởi con cho mình để mình đánh giùm người ta. Nhục thật! Nhưng nói cho cùng thì đó là truyền thống lâu đời. Chính mẹ mình ngày xưa vẫn thường lặp đi lặp lại những câu khuôn vàng thước ngọc như: “Già đòn, non nhẽ”, "Thương con cho đòn cho vọt”.
Vì là khuôn vàng thước ngọc, nên những câu ngạn ngữ ấy được đưa vào mục vụ một cách nhẹ nhàng như hơi thở. Chính vì thế mà “nhà Đức Chúa Trời” ngày xưa đã nhận xét một cách hãnh diện về phương pháp giáo dục của mình như sau: “Đít nhà thầy như thớt nhà giàu”. Cây roi trong giáo dục học đường dường như vẫn có một giá trị nào đó, với một số điều kiện nhất định.
Nhưng trong công tác mục vụ, cây roi chỉ còn là nỗi nhục của mục tử mà thôi.
Nhật Ký Truyền Giáo Nhật Ký Truyền Giáo - Linh Mục Piô Ngô Phúc Hậu Nhật Ký Truyền Giáo