A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Dang Long
Upload bìa: Dang Long
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1223 / 63
Cập nhật: 2019-01-08 18:11:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phát Triển Dân Sinh
Cái Rắn, ngày 1-11-1994
Hôm nay mình đi thăm bà con lương giáo trong xóm nhà thờ. Thăm được 27 gia đình. Đến nhà cuối cùng thì mình ăn cơm trưa. Ông chủ nhà nói thẳng thừng thế này:
- Giáo dân nghèo cha không lo, cha lo xây cầu cho Nhà nước. Cha mà xây cầu cho Nhà nước, thì giáo dân sẽ không chịu đóng góp gì đâu.
- Tôi xây cầu cho dân chứ đâu phải xây cầu cho Nhà nước.
- Nhưng việc đó là việc của Nhà nước.
- Vậy thì tôi xây cầu để tôi đi. Tôi đi thăm bà con thì phải có cầu.
Có lẽ người dân nghĩ rằng Giáo hội có nhiệm vụ đem cơm áo đến cho người nghèo. Sự thật thì:
+ Giáo hội chẳng có khả năng đó, vì 3/4 dân số trên thế giới là nghèo, một con số quá lớn so với túi tiền của Giáo hội.
+ Giáo hội không có nhiệm vụ trực tiếp đem cơm áo đến cho người nghèo. Nhiệm vụ chính của Giáo hội là loan báo Đức Giêsu Kitô. Chỉ trong Đức Kitô mới có sự giải phóng thật sự.
Vả lại phát triển không có nghĩa là đem cơm áo phát cho người nghèo, mà là giúp người nghèo có điều kiện thoát được cảnh nghèo. Họ đạo Cái Rắn này ngày xưa có tới hơn 200 hécta ruộng. Ruộng được chia ra cho giáo dân canh tác và nạp tô cho nhà chung. Mấy chục năm rồi mà chỉ có năm gia đình có nhà tường. Họ đã nghèo, đang nghèo và sẽ còn nghèo, chỉ vì họ không tự giải phóng mình mà cứ trông chờ Giáo hội.
Cái Rắn, ngày 15-1-1995
Buổi họp Hiền mẫu hôm nay chỉ có chừng 200 bà mà đa số là ng­ười lương. Các bà người lương đến để nghe ông cha giảng về đời sống vợ chồng và về vấn đề giáo dục con cái. Sau buổi họp có một bà già hỏi:
- Nghe người ta nói: ai theo đạo thì ông cha cho hai triệu. Cái đó có không?
- Nếu ai theo đạo mà cho tôi hai triệu, thì tôi cám ơn. Còn chờ tôi cho hai triệu thì chắc là không. Ai theo đạo vì tiền, thì làm nhục cho đạo. Cũng như ai dùng tiền để mua tình yêu, thì làm nhục cho tình yêu.
Người Công giáo vẫn tuyên truyền với nhau rằng: "Ông cha thiếu gì tiền". Bây giờ tư tưởng ấy đã lan sang người lương. Có một số người sẵn sàng theo đạo, vì họ nghĩ rằng các linh mục sẽ giúp đỡ họ về vật chất.
Mình hốt hoảng thật sự, khi có người theo đạo vì tiền. Mình xấu hổ thật sự, khi người ta nghĩ rằng mình có nhiều tiền.
Khi người ta theo đạo vì tiền, thì họ bắt đầu thờ Mammon và ít hy vọng họ quay đầu trở về với Chúa. Trên đồi Bétxaiđa, sau phép lạ hóa bánh, dân chúng muốn tôn Chúa làm vua. Ngài trốn lên núi một mình. Thấy dân chúng đói thì hóa bánh cho họ ăn, nhưng sau đó Chúa rất buồn vì quần chúng hiểu sai ơn cứu độ. Việc từ thiện thì phải làm, nhưng làm xong thì đau khổ. Đôi khi chính việc từ thiện lại làm sai lệch sứ mạng truyền giáo. Đức Gioan-Phaolô II một mặt vẫn ca tụng công tác phát triển của các thừa sai, nhưng mặt khác ngài vẫn cảnh giác các thừa sai, để đừng có ai theo đạo chỉ vì được giúp đỡ về vật chất.
Cà Mau, …
Hôm nay mình đi làm phép nhà cho vợ chồng nhà M-B. Anh chồng là người ngoại trở lại. Hai vợ chồng chạy mánh. Con đường Sàigòn-Cà Mau, Châu Đốc-Cà Mau, thậm chí Nam Vang -Cà Mau đối với họ đã trở thành quen thân như đường mòn trong xóm nhỏ. Mới ba mươi tuổi đời mà đã xây được một căn nhà hai tầng trị giá trên 300 triệu đồng.
Trong bữa liên hoan tân gia, mình ngồi chung bàn với ba của M. Ba hắn khoe:
- “Nó làm ăn khá là nhờ cha Diệp. Đi chuyến nào nó cũng vái cha Diệp và tạ ơn cha Diệp”.
Thật ra thì nó vái tứ phương thiên hạ! Bà Chúa xứ ở Núi Sam, bà Mã Châu ở phường 2, Bà Quan Âm ở phường 5, Đức Mẹ ở Bình Triệu. Tất cả thần thánh đều là công cụ để đạt tới mục tiêu là lợi nhuận. Hắn làm ăn có lương thiện không? Một người bạn của hắn đã phát biểu:
-”Nó bốc lên lẹ quá khiến phải nghi ngờ về cách làm ăn của nó”.
Có một điều chắc chắn là hắn ít đi lễ và càng rất ít xưng tội rước lễ.
Phải công nhận rằng hắn rất đầy đủ về vật chất, nhưng lại rất nghèo về tinh thần. Phát triển như vậy là không đồng bộ, không toàn diện. Có lẽ vì thế mà Hội đồng Giám mục Mỹ châu Latinh tại Puebla đã tuyên bố rằng: rao giảng Đức Giêsu là phát triển đầy đủ nhất và đúng đắn nhất. Đã biết bao lần lương tâm mình cứ bị dằn vặt giữa một bên là phát triển kinh tế và một bên là rao giảng Tin Mừng. Rao giảng Tin Mừng cho người nghèo mà không giúp được họ về vật chất thì không yên tâm. Giúp họ về vật chất, thì chẳng được bao nhiêu mà cũng không chấm dứt được tình trạng nghèo của họ.
Nhưng rồi mình cũng đành tự an ủi, vì có lần Đức cha Bùi Tuần vỗ vai mình và tâm sự: "Tôi chia sẻ với cha trong công tác phục vụ người nghèo. Tôi thấy các bài nhật ký truyền giáo của cha đều hướng về người nghèo. Tôi cũng đã giúp người nghèo, nhưng chưa bao giờ thành công”.
Cái Rắn, ngày 7-1-1995
Hôm nay đội khoan huyện Trần Văn Thời hoàn thành bốn cây nước cho bà con kinh Giữa. Vì hảo ý và cũng vì quyền lợi trong tương lai, đội khoan chịu giảm giá một cây nước từ triệu tám xuống triệu bảy. Tổng chi là sáu triệu tám. Gia đình nào được đón nhận cây nước, thì chịu tiền nấu cơm cho thợ và tráng xi măng xung quanh. Mình cũng còn dự tính mỗi năm xin mỗi gia đình hưởng thụ n­ước miễn phí này đóng góp năm ngàn đồng để giúp người nghèo trong xóm. Chưa tuyên bố nhưng chắc là được.
Thanh toán xong món tiền sáu triệu tám, mình xuống xuồng đi Cái Cấm mừng xuân non cha Mười. Cha Mười le lưỡi:
- Anh Tám bạo thật, chưa có tiền mà đã dám đóng giếng cho dân.
- Đó là món nợ phải trả cho câu nói “Ông cố xài nước mưa, còn mình thì uống nước đìa”. Dốc hết các món chi khác như xuồng, tủ sách, tủ quần áo và mượn thêm bốn triệu để xoa dịu lương tâm. Chịu chơi, thì phải chịu chết. Cho thì tốt hơn nhận. Niềm vui của mình là được thấy bà con có nước giếng xài trong dịp Tết.
Cái Rắn, ngày 23-1-1995
Hôm nay có mấy ông Hội đồng Giáo xứ đến để cắm chà giữ cá đìa. Mình hỏi:
- Đóng xong bốn cái giếng, dư luận bà con thế nào?
- Thì cũng có người kêu ca, phân bì: "Tại sao không đóng ở nhà tôi mà lại đóng ở nhà ông M., nhà tôi nghèo hơn mà”.
- Thì tôi đã nói rồi, ai phân bì, kể cả mắng mỏ thì cứ đến tôi. Có lẽ phải đóng cho mỗi nhà một cái giếng thì mới hết kêu ca.
- Chính quyền cũng nói: ”Phân bì sao được. Không lẽ lại đóng cho mỗi nhà một cây. Của đâu mà nhiều dữ vậy” Đúng là làm phước phải tội. Lại một vấn đề làm ray rứt lương tâm. Không đóng giếng cho bà con, thì tội nghiệp. Đóng giếng rồi, thì lại có người nói ra nói vô:
- “Cha thương mà thương không đồng”.
Đành vậy. Âu cũng là số phản.
Nhật Ký Truyền Giáo Nhật Ký Truyền Giáo - Linh Mục Piô Ngô Phúc Hậu Nhật Ký Truyền Giáo