If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Dang Long
Upload bìa: Dang Long
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1223 / 62
Cập nhật: 2019-01-08 18:11:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Anh Em
ầu thang Tòa Giám Mục làm bằng đá mài màu xanh trông thật mát mắt. Nhưng sao lòng mình chẳng dịu mát chút nào. Mình bước lên thật chậm như muốn níu kéo thời gian lại. Mình rón rén đến trước cửa phòng Đức Giám mục và gõ thật nhẹ. Hôm nay lần đầu tiên mình phải đối diện với Đức Giám mục. Chuyện gì sẽ xảy ra? Chuyện vui thì chắc không phải, còn chuyện buồn thì là chuyện gì, tại sao?
Cần Thơ,... 1971
Reng... Reng...
- Alô, nhà thờ Chánh Tòa tôi nghe.
- Cha Hậu đó phải không?
- Thưa Đức cha, vâng.
- Cha lên Tòa Giám mục gặp tôi ngay bây giờ.
- Dạ.
Cầu thang Tòa Giám Mục làm bằng đá mài màu xanh trông thật mát mắt. Nhưng sao lòng mình chẳng dịu mát chút nào. Mình bước lên thật chậm như muốn níu kéo thời gian lại. Mình rón rén đến trước cửa phòng Đức Giám mục và gõ thật nhẹ. Hôm nay lần đầu tiên mình phải đối diện với Đức Giám mục. Chuyện gì sẽ xảy ra? Chuyện vui thì chắc không phải, còn chuyện buồn thì là chuyện gì, tại sao?
Có tiếng dép lê trên nền gạch bông, cánh cửa mở toang. Đức Giám mục cười vui vẻ:
- Ờ, Cha Hậu, ngồi xuống đây. Thuốc đây, cha hút đi. Cha hút thuốc lào thì thuốc này nhằm nhò gì.
Ngài đẩy cho mình gói Bastos xanh rồi e hèm lấy giọng. Thấy ngài cởi mở, nhịp tim mình bắt đầu trở lại bình thường.
- Cha xin đi truyền giáo thì tôi cho cha được toại nguyện. Có hai nơi tôi chọn làm thí điểm truyền giáo: một là Cái Tắc, hai là Năm Căn. Cha muốn đi nơi nào tùy ý cha.
Cái Tắc thì mình biết, vì chỉ ở cách nhà thờ Chánh Tòa 16 cây số và ở ngay bên quốc lộ. Còn Năm Căn thì mình không biết nó ở đâu. Máu anh hùng và máu giang hồ bốc lên ngùn ngụt. Mình trả lời ngay:
- Thưa Đức cha, con xin đi Năm Căn, nhưng thưa Đức cha, Năm Căn ở đâu?
- Tôi cũng chưa biết, mới chỉ thấy nó trên bản đồ, cha ra ngoài này mà xem.
Ngài đưa mình ra coi cái bản đồ lớn bằng cái chiếu đôi, dựng ở ngoài hành lang. Ngài cúi xuống miền cực Nam, lấy ngón tay gí vào một vòng tròn nhỏ:
- Nó đây này. Tôi được báo cáo cho biết ở đây rất đông dân cư. Dân chúng rất nghèo và thất học. Cha xuống đó xem tình hình thế nào rồi mới tính được.
Hai cha con trở lại phòng khách. Lần dầu tiên mình được ngồi nói chuyện tâm tình với Đức Giám mục. Gói thuốc Bastos cứ vơi dần đi, còn tình cha con thì lại cứ cao đầy lên. Đức Giám mục kể chuyện đời mình, đời chủng sinh, đời linh mục, đời làm nhà giáo, đời làm Giám mục…
Năm Căn, đêm 19-10-1971
Giấc ngủ bị cắt đứt và chấm dứt bởi một giấc mơ.
Mình mơ thấy mẹ đang dúi vào tay mình một nắm tiền lẻ. Bà nhìn mình không nói một lời. Mẹ mình nghèo lắm. Thân hình bà tiều tụy và bé nhỏ. Cứ mỗi lần tựu trường, bà lại dúi vào tay mình một số tiền lẻ như thế. Có lẽ bà ki cóp cả năm trời mới có được ngần ấy tiền. Bà xấu hổ vì số tiền ấy quá nhỏ bé so với lòng thương lớn lao mà bà vẫn dành cho mình, một đứa con mà bà đã đặt nhiều kỳ vọng nhất.
Hình ảnh tiều tụy và bé nhỏ của mẹ, thái độ rụt rè đầy mặc cảm tự ti của bà làm mình khóc òa lên. Thế là giấc mơ chấm dứt. Nhưng dòng nước mắt lại tiếp tục trào ra, trào ra mãi không ngưng.
Có lẽ mình đã quên khóc từ trên hai chục năm rồi. Mình vẫn tự hào về điều đó. Thế mà hôm nay mình lại khóc và khóc quá chừng. Phải chăng cuộc đời của mình đã chuyển hướng? Mình quen sống với lý trí và ý chí. Hôm nay con người mình đã nhão ra và buông theo tình cảm. Quả thế, khi đến với Năm Căn, mình đã tự nguyện chọn phần nhỏ nhất, hiên ngang húc đầu vào mọi thiếu thốn và thử thách. Nhưng từ ít lâu nay, con tim mình bắt đầu nhỏ lại, ti tiện và hẹp hòi. Mình bắt đầu so đo và phân bì với anh em về đời sống vật chất:
+ Nào là người ta có nhà cao cửa rộng, còn mình thì chỉ có túp lều lúp chúp.
+ Nào là người ta được ăn uống đầy đủ, còn mình thì cứ hát mãi cái điệp khúc “khô kèo chấm nước tương”.
+ Nào là người ta có đủ thứ ngân quỹ. Lộ phí đi tĩnh tâm hằng năm cũng được trích từ quỹ nhà xứ, còn mình thì cứ “trăm dâu đổ đầu tằm”, từ một viên thuốc cảm cho tới cái mùng, cái chiếu đều lấy từ trong túi rách mà ra.
+ Nào là người ta ở ngay trung tâm thành phố, muốn mua sách báo thì chỉ 5 phút sau là có, còn mình thì cả tháng trời mới có được một tờ báo cũ mèm.
+ Nào là ban đêm người ta ngồi coi tivi tỉnh bơ, còn mình thì phải đứng ngắm ánh hỏa châu, nơm nớp lo sợ.
+ Nào là người ta thì được giáo dân cung phụng đủ thứ: từ món "đết-xe" ngọt lịm trên bàn ăn, cho tới chiếc xe "ếch-bà" chạy phom phom trên xa lộ, còn mình thì phải đi xin từng lon gạo để nuôi cán bộ truyền giáo. Ôi lon gạo truyền giáo, mi đày đọa ta biết bao nhiêu!
Bây giờ mình mới hiểu thấm thía câu nói của Đức Giám mục: “Tôi không dám sai các cha đi truyền giáo, vì cuộc đời truyền giáo gian khổ lắm”. Mình không sợ gian khổ, nhưng mình không ngờ rằng gian khổ đang gặm nhấm đời mình và đang biến mình trở thành con người ti tiện và hẹp hòi. Mình thoáng nảy ra ý nghĩ “đào ngũ”, thì bỗng có tiếng ú ớ ở trong mùng bên cạnh. Mình lấy đèn pin rọi sang, thì Mai, người bạn đồng hành của mình đang cụ cựa trở mình, rồi lại chìm vào giấc ngủ yên lành.
Mai là người bạn đồng hành bất đắc dĩ. Mình còn nhớ cuộc đối thoại hôm ấy ở Tòa Giám mục. Đức cha Quang nói:
-Tôi cho cha chọn bất cứ Cha nào hợp tánh với cha để đi truyền giáo ở Năm Căn.
- Thưa Đức cha, con biết đi Năm Căn là phiêu lưu lắm, xin Đức cha cho con đi một mình để thử xem sao đã.
- Không được. Phải có hai cha mới được.
- Vậy thì xin Đức cha cho con cha Mai. Con thấy cha Mai hiền, có thể hợp với con. Nhưng thưa Đức cha, cha Mai mắc bệnh bao tử.
Mình quí mến Mai, một người anh em linh mục hiền hòa và trầm tĩnh. Nhưng mình lại không muốn Mai đi với mình, sợ rằng mình sẽ trở thành kẻ mang bất hạnh đến cho anh em. Mình cố tình khai bệnh bao tử của Mai để dồn Đức cha vào chân tường mà cho mình "đơn thương độc mã". Thế nhưng Đức cha vẫn liều mạng cho Mai đi Năm Căn với mình. Bây giờ thì Mai đang ở đó, đang ngủ yên lành, còn mình thì đang manh nha tư tưởng “đào ngũ”.
Mai mến,
Tôi xin lỗi anh, bởi tại tôi mà anh phải sống khốn khổ giữa mảnh đất "khỉ không dám ho, cò không dám gáy" này! Nhưng tôi xin cám ơn anh bởi anh đang là đề tài suy nghĩ lớn cho tôi. Để hiểu thế nào là giá trị của sự hiện diện của anh, tôi tự đặt câu hỏi: “Nếu không có anh, thì tôi sẽ ra sao? ".
Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh của chúng ta đã sai từng hai người lên đường truyền giáo. Chắc hẳn Thầy của chúng ta nhắm nhiều mục đích khác nhau:
1- Hai người cùng rao giảng một lời, lời ấy là sự thật. Đó là luật và luật ấy đã đi vào văn hóa dân tộc Do Thái.
2- Hai người cùng làm một việc, việc ấy là việc của tập thể. Giáo hội là một tập thể. Giáo hội là phổ quát. Nếu chỉ có một người lập giáo điểm, người ấy sẽ múa gậy rừng hoang, sẽ biến giáo điểm thành tư hữu, hay ít nhất người ấy sẽ có cảm tưởng mình là mọi sự. Như vậy Giáo hội mà người ấy xây dựng sẽ đánh mất tính phổ quát là một đặc tính quan trọng của Giáo hội.
Mai mến,
Nếu không có anh, tôi sẽ là anh hùng cát cứ một cõi; tôi sẽ độc đoán; tôi sẽ biến giáo điểm thành tôi và tôi thành giáo điểm. Như thế thì còn gì là truyền giáo.
3- Sách Chiến quốc nói: “Khi hai người cùng lo một việc, họ sẽ yêu nhau; khi hai người cùng hưởng một quyền lợi, họ sẽ ghét nhau”. Anh và tôi cùng chia nhau kiếp sống gian khổ, cùng chia nhau trách nhiệm nặng nề. Gian khổ ấy và trách nhiệm ấy bỗng trở nên êm ái hơn, nhẹ nhàng hơn. Còn quyền lợi thì chúng ta chẳng có để mà giành giật, để mà ghét nhau.
Mai mến,
Nếu không có anh ở đây, liệu tôi có đủ sức tiếp tục sứ mạng mà Chúa Thánh Thần trao phó hay không? Nếu không thấy anh nằm ở đó, đang thở đều đều trong một giấc ngủ yên lành, liệu tôi có đủ can đảm để bỏ đi cái ý nghĩ “đào ngũ” vừa mới manh nha không? Thấy anh trong giáo điểm, tôi cảm thấy yên tâm. Thấy anh ở đó, lòng tôi vơi đi bao nỗi phiền muộn giày vò. Thấy anh ở đây, dòng nước mắt tủi hận không còn tuôn trào nữa.
Đêm nay tôi thao thức không ngủ, nhưng đêm mai tôi sẽ ngủ một giấc thật ngon, bởi vì tôi biết rằng anh vẫn ở đó, ở ngay bên cạnh tôi…
Mai mến,
Trời gần sáng rồi. Anh có biết không, nước thủy triều đã tràn vào nhà chúng ta. Đôi dép của anh, đôi dép của tôi đều đã theo nhau trôi dạt về một góc. Lát nữa khi anh thức dậy, anh sẽ ngẩn ngơ vì mất dép; anh sẽ bàng hoàng vì phải lội bì bõm ngay trong nhà của chúng ta. Nhưng cả hai chúng ta sẽ hưởng một trận cười giòn giã, để đón chào một ngày mới.
Nhật Ký Truyền Giáo Nhật Ký Truyền Giáo - Linh Mục Piô Ngô Phúc Hậu Nhật Ký Truyền Giáo