Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 352 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
gày xưa... hồi đó, tôi ghét ghê cái tên Thùy Cầm của mình. Tôi thích tên của tụi con Khánh Trâm, Quỳnh Như kia. Chứ cái tên Thùy Cầm nghe cứ ngang phè phè, lại chẳng giống ai. Và tôi ghét cái tên đó. Chỉ có vậy.
Rồi đến một ngày kia, cố một người con trai nói với tôi rằng Cầm có nghĩ là đàn, có nghĩ là chim. Ðó là ngày tôi mười tám tuổi. Nhật ký của tôi bắt đầu đầy nghẹt chữ. Tôi viết vê tôi, về anh, về những tháng nắng ngày mưa. Và cũng có ngày chỉ vỏn vẹn một câu hỏi: Mình phải làm gì đây? Không biết nữa...
Tôi thật sự không biết phải làm gì mồi khi anh đến nhà chơi. Không phải chơi với tôi mà là anh Vũ cơ! Những lúc như vậy tôi chỉ biết nhốt niềm vui vào trong mắt. Chui tọt vào phòng, mở máy đến maximu một bản nhạc của Modern Talking - mặc cho anh Vũ dộng cửa ầm ầm bên ngoài.
- Mày nghe nhạc gì vậy? Có khùng không?
Ngày nào tôi cũng phải khùng lên như vậy một lần. Khi thì sáng sớm, khi thì chiều, khi thì tối... Tuổi mười tám của tôi trôi qua như thế.
Tôi đón tuổi mười chín của mình ở giảng đường đại học. Không có ba, không có má, không có anh Vũ, chị Hạnh... và không có anh. Tôi đứng trước những người bạn mới, những mối quan hệ mới. Có nghĩa là trở lại từ đầu.
- Bạn tên gì? - Một đứa con gái tròn như hột mít hỏi tôi.
- Thùy Cầm.
Tôi cười. Không còn bé để hét lên rằng mình chúa ghét cái tên Thùy Cầm ấy. Tôi đã lớn. Một cái gì đó đã qua và đã xa. Tôi có thêm nhiều bạn mới. Những đứa con gái biết làm má mình hồng hơn, môi đỏ hơn. Tụi nó cóthể nói về thời trang từ ngày này sang ngày kia mà không chán. Những lúc như vậy tôi thấy mình tịnh khẩu là thượng sách. Và những người con trai luôn đóng thùng, cười cười, nói nói, tiếng Việt tiếng Tây lẫn lộn. Bao giờ tôi cũng cố nhớ để về phòng... tra tự điển lại. Vậy mà mọi người bảo rằng tôi duyên dáng nhất lớp. Trời ạ! Bọn con trai nhao nhao yêu cầu tôi phát biểu cảm tưởng, lũ con gái cứ hích hích vào tôi chúc mừng. Chợt nghĩ tới anh trong phút đăng qua ngắn ngủi đó, tôi cười ngu ngơ. Có lẽ là ngu ngơ thật.
Niềm vui này Cầm sẽ đem vào bì thư gửi về nhà.
Chỉ vậy thôi mà tôi có thêm nhiều bạn mới. Anh chàng Thanh lớp Hóa trông đĩnh đạc vậy mà tặng cho tôi cả một đống thơ về chiếc răng khểnh, về nốt ruồi duyên và cả về chiếc mũ có gắn hoa li ti của tôi nữa. Cảm thấy ngại nên tôi để đầu trần đi học, hôm sau lại nhận được bài thơ nói về mái tóc đờ mi- gạc-xông. Bài thơ dài từ trường về đến nhà trọ.
Trực thì khác. Không làm thơ, cũng không tán tỉnh, hắn cứ lì lì như tàu hỏa. Ðến và đi. Khi thì mang cho tôi mượn quyển sách, k hi thì mượn về cuộn băng nhạc. Một đôi lần Trực thừa biết chẳng bao giờ tôi đi. Nhìn hắn buồn hiu đi về, tôi bỗng thấy tội tội. Giá như không phải là tối thứ bảy nhỉ.
Lũ con gái bắt đầu đánh cuộc với nhau. Thanh? Trực? Năm mươi phần trăm cho Thanh và năm mươi phần trăm cho Trực. Không phần trăm nào cho may mắn. Tôi vẫn im lặng. Im lặng. Băng nhạc của Modern Talking vẫn nằm bẹp trong đáy rương. Lòng can đảm của tôi không đủ để lôi ra, mở volume đến maximum.
Nhật ký của tôi vẫn đầy nghẹt chữ. Tôi viết về nỗi nhớ của mình. Không có Thanh, không có Trực, chỉ một mình tôi mỗi sáng, mồi chiều, mỗi tối. Tôi bắt đầu một ngày bằng nổi nhớ không tên tuổi và kết thúc một ngày cũng bằng nỗi nhớ ấy. Càng ngày tôi càng thấy mình cằn đi. Một đôi lần tôi vẩn vơ nghĩ rằng đời mình rồi cũng sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi... Ðó là lần con Minh hí hửng khoe rằng nó đã có bồ. Một anh bồ già, nó bảo thế. Có lẽ vậy mà hay. Dù sao cũng có chuyện để viết vào nhật ký. Dù sao cũng vẫn còn hơn nỗi nhớ của tôi rồi. Nó cũ mèm đi từng ngày.
Nhìn lên phía trước, ngoảnh lại phía sau, cân đong đo đếm... tôi bỗng cảm thấy hình như mình đang tự làm khổ mình. Những bài thơ của Thanh vẫn trải dài theo năm thắng sinh viên của tôi. Trực vẫn cần mẫn đến và đi. Vẫn thế. Chỉ có lũ con gái là khác. Không còn năm mươi phần trăm cho Thanh, năm mươi phần trăm cho Trực nữa. Những mối quan tâm vặt vãnh như vjạy rồi cũng roi rụng dần. Chẳng còn cái du hơi của hồi năm nhất nữa, đám bạn của tôi cũng tản dần ra sau khi dán cho tôi cái mác “Khó hiểu”. Ngày ngày tôi mang cái khó hiểu đó đến lớp rồi lại mang về. Bốn năm - thời gian đủ để lòng kiên nhẫn của Trực lên tiếng. Ðó là một buổi chiều mưa trắng trời. Mùa mưa cuối cùng của đời sinh viên.
- Những cái mất thì dễ nhận thấy. Những cái được thường khó nhận ra, Cầm ạ.
Hắn vụt lao đi. Tôi còn đứng đó, nghĩ ngợi. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình ngốc. Vậy mà câu nói của Trực tôi nghĩ hoài vẫn không ra.
Rồi cũng đến một ngày, bọn ở lớp kháo nhau: “Phút tám mươi chín rồi”. Phút tám mươi chín. Tôi ngơ ngác nhìn trời đất, cố tìm ra một chút mùa hè ở Ðà Lạt. Chịu thôi. Phút tám mươi chính rồi. Bài vở ngày ra trường sao mà mông mên quá. Ðứa nào cũng giấu nỗi lo vào trong con mắt. Cứ một ngày qua, niềm vui củ atôi như ngắn đi một đoạn, nỗi buồn dài thêm một đoạn. Rồi sẽ tới một ngày chỉ còn một mình tôi với nỗi nhớ dài hun hút, nỗi buồn dài hun hút. Tôi bắt đầu thấy thời gian đi qua nhanh, quá nhanh. Ngoảnh nhìn lại, tôi vẫn chưa làm được việc gì ra hồn. Ngay phút này đây, tôi muốn ôm tất cả vào lòng, thật chặt.
Tôi ngạc nhiên thật sự khi anh đến tìm tôi. Một mình. Vẫn chiếc áo xanh quen thuộc. Hình như là anh thích màu xanh. Tôi thì lại thích màu đen! Phải cố gắng lắm tôi mới không bật ra một câu hỏi: “Có chuyện gì không?”.
Không có chuyện gì. Anh đến với một lý do trên trời. Mượn sách. Có lẽ đùa. Tôi cố tìm một lý do xấu ỉn nào đó để giữ chặt mình lại. Tôi không muốn lên mây lần nữa. Không muốn rớt xuống lần nữa. Vô tâm cũng năm bảy loại vô tâm. Kiêu kỳ cũng năm bảy loại kiêu kỳ. Trách ai bây giờ. Xét cho cùng thì chỉ có tôi là tự làm khổ mình thôi. Hôm kia, con Hương viết thư cho tôi chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Suit l’amour l’amour fuit, fuit l’amour l’amour suit” (Theo tình, tình trốn, trốn tình, tình theo). Tôi bỗng thấy mình là con vịt ngốc nghếch.
Anh lại đến. Chào tôi bằng cái nhìn lạ hoắc, anh chúi đầu vào quyển truyện cổ trên bàn. Tiếc là trong đó không có câu chuyện về chú vịt xấu xí ngày kia bỗng biến thành nàng thiên nga xinh đẹp. Ngồi vào máy may, tôi cố đạp thật to. Xành xạch, xành xạch. Anh vẫn say sưa. Có lẽ anh thích nàng tiên có đôi đũa thần hơn cô bé lọ lem.
Một đôi lần tôi ngẩn ngơ nghĩ rằng hình như anh cũng thích mình và... hình như anh cũng thích “à ơi” với tôi nữa. Không còn bé để chơi trò đẩy đưa, tôi đã lớn. Cái lo chồng chất cái lo.
Anh vẫn đến. Một ngày quen và một ngày lạ. Cuối cùng tôi cũng chỉ là tôi với quyển nhật ký đầy nghẹt những dấu hỏi. Dấu thì quay lên, dấu thì chúi đầu xuống. Mãi mãi vẫn là vậy.
Tối thứ bảy. Tôi lơ ngơ đạp xe đi dạo một mình. Ðám bạncủa tôi đã “di dân” vào thành phố từ lâu. Kiếm việc làm. Và kiếm cái hộ khẩu nữa. “Bùa hộ mệnh đó”. Con Lê nói. Chia tay bằng mấy vòng phố, tấp vào quán Ðen Trắng nhâm nhi café, rồi tụi nó đi. Thành phố xa lắc lư. Thế là chẳng còn ai đến mừng sinh nhật của tôi cả. Phố bé như cái kẹo, dạo một vòng đã hết. Trời lại lắc rắc mưa. Chưa đến 0 giờ mà phép màu đã hết. Tôi lại phải thành lọ lem áo quần bám đầy chỉ. Sợi xanh sợi đỏ. Sợi dài, sợi ngắn. Tôi không còn thời gian để ngồi gờ từng sợi. Ở nhà nhận đồ may gia công, một cái quần đùi được năm trăm đồng, bằng tiền mua một cái bánh, bánh ăn thì hết tiền mà cái quần may vẫn chưa xong.
Mưa, tôi rụt cổ lại. Mưa thật chứ không phải đùa như tôi tưởng. Nhắm mắt, nhắm mũi cố đạp thật nhanh. Tôi vẫn chưa về đến nhà. Mưa bắt đầu ướt tóc, tôi cũng bắt đầu lầm bầm chửi. Mưa vô duyên. Ðôi tình nhân chở nhau dưới phố mưa vụt qua cái vèo, bắng nước cả vào tôi. Có tiếng cười rớt lại, hình như là những kẻ yêu nhau thích đi dưới mưa?
Cuối cùng tôi cũng về đến nhà. Người không ra người, ngợm không ra ngợm. Áo quần dính đầy bùn đất, tóc bết thành từng lọn, hàm răng thì cứ va vào nhau loạn xạ. Hình như là xe của anh dựng trong sân. Tiếng anh Vũ vọng ra tới chỗ tôi đứng.
- Mày có biết mọi người nói chữ ký của mày giống cái gì không Quan?
- Giống chữ ký tổng thống - Tiến của anh nói, cười vọng ra rõ mồn một.
- Xì. Con bé Út nói giống lò xa. Chị Hạnh thì bảo giống nhang diệt muỗi. Còn con Cầm nói giống quỹ đạo bay của con muỗi.
Tim tôi nhảy vọt ra ngoài. Mưa vẫn rơi. Tôi bắt đầu run. Có tiếng con gái léo nhéo vọng ra, tôi nghe toàn những dấu sắc. Nó quấn theo từng bước chân tôi lên tam cấp vào nhà. Ði đâu hết rồi? Chỉ có bản nhạc của Modern Talking như gần như xa: “You’re my heart, you’re my soul. That’s the only thing I really know...” Tôi nghe tiếng anh Vũ dộng cửa ầm ầm. “Mày nghe nhạc gì vậy? Có khùng không?”. Rồi tiếng con Minh, con Hương: “Có còn nổi khùng vì hắn nữa không? Vứt hết đi!”. Và... có cả tiếng của Trực. “Những cái mất thường khó nhận ra.” Có phải vậy không nhỉ?
- Cầm ơi. Nhạc Modern Talking đó. Hay phải không?
Chị Hạnh từ trong phòng hỏi vọng ra. Có lẽ chị biết tôi đã về.
- Em xóa lâu rồi mà. Chị mới thu lại hở?
- Của thằng Quang đó chớ. Nó nói Cầm thích nghe nhạc này.
Tôi trèo lên giường. Buồn ngủ díp cả mắt. Có tiếng chị Hạnh của tôi thật gần “Thằng Quan đợi Cầm nảy giờ kìa!” Anh bao giờ chả vậy. Một ngày quen và một ngày lạ!
Và hôm nay nữa là tôi tròn hai mươi ba. Mảnh bằng Ðại học vẫn nằm bẹp trong tủ. Ðống đồ may gia công cứ cao lên dần. Những cái lo cũng bắt đầu lớn hơn. Tôi thật sự không biết mình còn phải đợi quyết định đi làm đến chừng nào nữa. Con Minh nói rằng ngày nào đi làm cũng phải bôi ba cái thức xanh xanh đỏ đỏ lên mặt, chán không chịu được. Tôi thì khác. Tôi chỉ ước ao được một phần mười cái chán của nó thôi là quá đủ. Tôi thèm được đi làm. Thèm được mang giày, đeo túi xách, xõa tóc đạp xe trên phố...
- Chị Cầm à. Dậy ăn chè với Út nè. Sinh nhật mà ngủ sớm vậy?
Tôi thấy mắt mình cay cay. Hôm nay nữa là tôi tròn hai mươi ba.
Nhật Ký Nhật Ký - Sưu Tầm