Trong lúc vươn tới các vì sao, có thể bạn sẽ không thể chạm tay tới ngôi sao nào cả, nhưng chắc chắn một điều chân tay bạn cũng không phải lấm lem vì bùn.

Leo Burnett

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 326 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hách du lịch nước ngoài trong một tour du lịch. ảnh: T.T
Tốc độ phát triển của ngành du lịch thời gian gần đây kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Những con số về lượng khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm qua không chỉ là tín hiệu vui cho nền "công nghiệp không khói" này mà đằng sau đó còn là một mối lo lớn, bởi nguồn lực của ngành đang rơi vào tình trạng không chỉ thiếu mà còn rất yếu...
Chưa đầy 20% nguồn lực qua đào tạo chính quy!
Buổi hội thảo Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM, ngành du lịch đã nhìn nhận lại "thực lực" của mình bằng những con số gây "sốc" cho không ít người: Nguồn nhân lực có trình độ từ ĐH chỉ chiếm 3,11% trong số hơn 1 triệu lao động của ngành.
Vài năm trở lại đây, tuy các cơ sở đào tạo cũng đã "dốc lực" vào lĩnh vực này nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Đó là chưa nói đến một thực trạng "đau đầu" khác là không chỉ thiếu về số lượng mà ngay cả chất lượng đào tạo cũng là vấn đề lo ngại của không ít doanh nghiệp. Đương cử cho nhận định này, ông Nguyễn Đình Thành - Phó Tổng Giám đốc Công ty VITOURS cho biết: Công ty từng có chương trình hỗ trợ cho SV ngành du lịch, "đặt hàng" các SV xuất sắc tại một số trường nhưng không ăn thua. Khi nhận về, vẫn phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nhận định này cũng đã được ngành du lịch nhìn nhận là một trong những hạn chế hiện nay của ngành. Thống kê của ngành cho biết, hiện nay công tác quản lý nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của ngành du lịch còn bất cập. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề, nhưng sau khi tuyển dụng HS-SV vừa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo thì các doanh nghiệp du lịch lại phải tiếp tục "đào tạo lại", bổ túc, bồi dưỡng.... thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc đào tạo nghệ nhân, giám đốc cùng những chức danh quản lý cao cấp khác... không hề được chú trọng, thậm chí chưa có cơ sở đào tạo nào làm việc này (!?)
Bỏ ngỏ một thị trường vì ngoại ngữ yếu!
Đó là nhận định của ông Nguyễn Minh Quyền, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Lữ hành Bến Thành Tourist. Ông Quyền chia sẻ bằng chính thực trạng ở Trung tâm mình: 30% thị trường khách du lịch nước ngoài cần hướng dẫn viên nói được tiếng Đức, Nhật, Hàn Quốc. Thế nhưng, do không tìm được lao động chuyên ngành đủ trình độ đáp ứng nhu cầu này nên hiện trung tâm đành chấp nhận bỏ ngỏ thị trường này.
Ông Văn Nghệ - GĐ điều hành khách sạn Majestic - TP.HCM cũng cho biết: Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất thế nhưng SV mình vẫn rất yếu. Chúng tôi đã từng đưa ra những câu hỏi rất dễ để "thử trình độ" SV, nhưng các em cũng không hề trả lời được. Còn với vị trí là người lãnh đạo ngành bằng cái nhìn "vĩ mô" hơn, T.S Lã Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nói: Trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ thiếu, khiến chúng ta không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài.
Một vài giải pháp được đề xuất...
Lý giải cho những bức xúc của doanh nghiệp về chất lượng đào nguồn lực HS-SV của ngành du lịch hiện nay, TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Trường CĐ Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho rằng: Do mức học phí hiện nay không hợp lý, nên dù co kéo thế nào thì các trường cũng không đảm bảo chất lượng đào tạo với một ngành cần thực tế nhiều, kỹ năng nhiều như du lịch.
Trước lời giải thích này, không ít doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp là "cùng liên kết để đào tạo". Ông Nguyễn Hồng Sáng - GĐ Khách sạn Ninh Kiều -Cần Thơ cho biết: Tính trung bình mỗi năm doanh nghiệp của ông bỏ ra 50 triệu đồng để đào tạo lại SV mà vẫn không hài lòng vì tốn thời gian. Vì vậy, để bớt chi phí, thời gian, nên theo ông Sáng, giải pháp hợp lý nhất là nên tạo điều kiện cho SV vào thực tập, làm part - time, như vậy trước mắt vừa giúp giải quyết được tình trạng thiếu nguồn lực của doanh nghiệp, khách sạn còn SV thì lại được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế.
Một giải pháp khác cũng được ông Nguyễn Đình Thành bật mí: Tôi đã lên mạng tìm kiếm và nhận được sự hỗ trợ đào tạo miễn phí từ các tổ chức phi chính phủ. Chương trình đào tạo rất hay. Không chỉ mô tả công việc cụ thể, dành cho từng đối tượng mà còn cho biết kết quả, sau chương trình đào tạo thì từng thành viên sẽ đạt được là gì, trình độ nghiệp vụ mà mỗi người sẽ phát triển ra sao? Đây là cách làm theo tôi rất thiết thực.
Theo LĐ
Nhân lực cho ngành du lịch: Cung vẫn còn rất xa... cầu! Nhân lực cho ngành du lịch: Cung vẫn còn rất xa... cầu! - Cẩm Nang Nghề Nghiệp