A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộng Bình Sơn
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 78 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 943 / 12
Cập nhật: 2017-09-24 22:51:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 68: Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
iểu thư Loan Anh mang giáp, lên ngựa dẫn quân ra ải quyết sống chết với Ngưu Thông một phen.
Ngưu Thông đang đứng trước ải vung tay hùng hổ, mắng chửi om sòm, bỗng thấy tiểu thư Loan Anh từ trong kéo binh ra, mặt nàng như hoa chớm nở, đôi mắt phượng nấp dưới đôi mày tằm đẹp đẽ muôn phần, khiến Ngưu Thông không khỏi nao nao trong dạ.
Chàng lẩm bẩm:
- "Sao lại có người con gái đẹp đến thế?"
- "Vợ ta ra kia kìa?"
Rồi Ngưu Thông giục ngựa lướt tới đứng đối diện với nàng, điểm một nụ cười tình và nói:
- Nàng hãy xem ta cũng đường đường một đấng anh hùng, cháu của Tổng binh Ngẫu Đường quan, con của Đại Vương Thái Hành sơn thật là xứng đôi, lại môn đăng hộ đối, chi bằng đôi ta kết nghĩa châu trần, mở toang cửa ải cho anh em ta qua, rồi ta sẽ để cho cha nàng ở đây tiếp tục làm Tổng binh chẳng là hay hơn sao?
Loan Anh nổi giận xoe tròn đôi mắt phượng nghiến răng nạt lớn:
- Hãy im đi loài tặc tử. Hãy xem cây thương của ta đây này.
Nói rồi vung thương nhắm ngay bụng Ngưu Thông đâm tới. Ngưu Thông cũng đưa đao đón đánh, hai ngựa giao kề, đánh vùi với nhau hơn mười hiệp, Loan Anh cảm thấy Bức yếu không thể chống cự nổi, liền bỏ chạy.
Ngưu Thông giục ngựa đuổi theo. Loan Anh chờ cho Ngưu Thông theo sát thò tay vào túi, lấy ra một miếng Thạch nguyên bửu hét to:
- Tặc tử, hãy xem bửu bối của ta đây.
Loan Anh vừa hét, vừa quăng miếng thạch nguyên lên không trung. Ngưu Thông thất kinh vội né sang một bên, nhưng không tài nào tránh kịp, Thạch nguyên rơi xuống trúng giữa lưng, Ngưu Thông rú lên tiếng thất thanh, quay ngựa chạy dông vào rừng.
Loan Anh toan đuổi theo, bỗng thấy bên này Âu Dương Tùng Thiện giục ngựa xông tới cản đường, hét như sấm nổ:
- Con tiện tỳ, chờ rượt em ta, hãy coi chừng Ngũ Phương Thái Tuế là ta đây.
Loan Anh thấy đối phương dữ tợn không dám dùng võ lực lập tức lấy Thạch nguyên bửu ném sang. Âu Dương Tùng Thiện liền lấy búa đỡ văng ra, không ngờ Thạch nguyên vô cùng lợi hại, đánh văng chiếc búa của Tùng Thiện ra xa lắc, toàn thân Tùng Thiện bủn rủn, thất kinh quay ngựa chạy về.
Tông Lương thấy thế nổi giận giục ngựa vung côn xốc tới chặn Loan Anh đánh tiếp Hai người đánh nhau chừng ba hiệp, Loan Anh cũng giả thua bỏ chạy.
Tông Lương cười gằn nói:
- Bửu bối của mi đối với ta có nghĩa lý gì?
Vừa nói giục ngựa đuổi theo, Loan Anh lén lấy Thạch nguyên ra ném Tông Lương, nhưng Tông Lươn vô cùng lanh lẹ tránh né kịp, tuy vậy Thạch nguyên lại rớt trúng bàn chân con ngựa, con ngựa đau quá hoảng hốt nhảy dựng lên ném Tông Lương xuống đất. Loan Anh quay ngựa lại toan kết liễu mạng sống Tông Lương, nhưng anh em Hàn Khởi Long đã kịp thời nhảy ra cứu thoát Tông Lương. Loan Anh không dám đuổi theo, gióng chiêng đắc thắng kéo binh về ải.
Nhắc qua chuyện Ngưu Thông, khi bị Thạch nguyên bửu của Loan Anh đánh trúng hôn mê bất tỉnh, nằm mọp trên lưng ngựa mặc cho ngựa chạy dông trong rừng không biết chi hết.
Lúc ấy phía trước có hai người thiếu niên cưỡi ngựa, theo sau có hơn một chục tên gia tướng. Vừa thấy ngựa Ngưu Thông chạy tới, một tên thiếu niên trong bọn nói:
- Người nào kia kìa? Sao lại nằm trên lưng ngựa ngủ vùi như vậy? Thôi để ta chặn lại phá hắn chơi.
Nói rồi giục ngựa lướt tới, con ngựa Ngưu Thông hoảng sợ né sang bên làm Ngưu Thông văng xuống đất.
Ngưu Thông ngã đau quá giật mình tỉnh dậy mở mắt thấy hai người ngồi trên lưng ngựa cười ngất với nhau.
Ngưu Thông nổi giận, quát:
- Ai dám cả gan xô ta xuống ngựa?
Hai người đồng thanh hỏi:
- Ngươi là ai? Đi đâu mà lại nằm trên lưng ngựa ngủ vùi như vậy?
Ngưu Thông đáp:
- Ta chính là Kim Mao Thái Tuế Ngưu Thông đây, nay ta vâng lệnh cha ta là Ngưu Cao đưa em ta là Nhạc Lôi qua Vân Nam thăm mẹ, nhưng đi đến ải Tần Nam quan, tên Tổng binh Thạch Sơn lại không cho qua, ta phải giao chiến, bị con gái hắn ném Thạch nguyên trúng lưng, nên ta bị bất tỉnh chạy đến đây.
Hai người nghe nói vội vàng xuống ngựa đỡ Ngưu Thông dậy, nói:
- Chúng tôi đây thật không phải ai xa lạ, cha tôi là Thi Toàn, tên tôi Thi Phụng, còn em tôi là Thang Anh con của chú Thang Hoài đó. Hai anh em tôi đều vâng lời mẹ đi Vân Nam thăm bác gái tôi, khi đi ngang qua ải này bị Thạch Sơn bắt và ép làm con nuôi, nay gặp được Ngưu huynh nơi đây, thật may mắn. Vả lại, Loan Anh con gái của Thạch Sơn có viên Thạch nguyên bửu vô cùng lợi hại, hễ ném ai là bách phát bách trúng, khó mà tránh khỏi. Nay tôi muốn tính một kế là trói Ngưu huynh lại rồi đem về ải nạp, dối tằng: Hai anh em tôi đi săn bắn dọc đường bắt được gian tặc giải về, thế nào Thạch Sơn cũng tin và không đề phòng chừng ấy anh em tôi sẽ giúp Ngưu huynh một tay trừ khử hắn đi rồi bắt tiểu thư làm vợ cho Ngưu huynh. Chẳng hay kế ấy được không?
Ngưu Thông mừng rỡ, nói:
- Kế ấy hay lắm.
Thi Phụng và Thanh Anh liền trói Ngưu Thông lại đem về ải ra mắt Thạch Sơn nói:
Hai con đi săn bắn trở về dọc đường gặp người này, liền đón lại hỏi rõ mới biết hắn là tặc trưởng Ngưu Thông, nên hai con lập tức bắt về đây nạp phụ thân.
Thạch Sơn nghe nói cả mừng, sai quân dẫn Ngưu Thông vào đại điện: Ngưu Thông vẫn đứng hiên ngang không chịu quì, Thạch Sơn nổi giận quát:
- Tên khốn kiếp này đã bị bắt đến đây còn ngạo mạn không chịu quì nữa sao?
Ngưu Thông nghe nói, tóc lông dựng ngược, hét lên như sấm.
- Loài phản tặc, mi sẽ chết ngay bây giờ còn khoác lác bắt lỗi ai?
Dứt lời Ngưu Thông vùng một cái, dây trói đứt hết, Thi Phụng vội trao cây đao cho Ngưu Thông. Ngưu Thông không để lỡ cơ hội liền nhảy tới chém Thạch Sơn một dao chết tươi Còn bọn gia tướng đứng hai bên bị Thang Anh và Thi Phụng chém giết hơn mười mấy người, rồi hô lớn:
- Nếu ai chịu đầu hàng thì khỏi chết.
Tướng sĩ nhằm thế không xong liền quỳ xuống chịu đầu hàng. Ngưu Thông chạy tuốt vào trong, vừa gặp Loan Anh, chàng xáp tới ôm chặt cứng và vác chạy thẳng ra ngoài nhảy thót lên ngựa chạy thẳng về đại dinh.
Lúc ấy Nhạc Lôi trông thấy chư tướng bại trận chạy về không biết Ngưu Thông chạy đi ngả nào, còn dang lo lắng, bỗng thấy quân sĩ chạy vào:
- Ngưu tướng quân đã bắt được một viên nữ tướng chạy về đến dinh rồi.
Nhạc Lôi mừng rỡ, chưa kịp nói chi đã thấy Ngưu Thông vác Loan Anh trên vai chạy vào kêu lớn:
- Nhạc nhị đệ hãy đi lấy ải au, để ta đi dỗ tẩu tẩu cho yên rồi sẽ đến sau.
Nhạc Lôi hỏi rõ căn do rồi dẫn hết binh mã kéo đến trước ải, Thi Phụng và Thanh Anh ra đón vào ải.
Nhạc Lôi làm lễ ra mắt Thi Phụng và Thanh Anh rồi sai liệm thây xác và chôn cất Thạch Sơn, một mặt sai quân dọn yến tiệc ăn mừng.
Khi Ngưu Thông ôm chặt Loan Anh chạy thẳng vào phòng không nói chi hết cứ việc ra tay dập liễu, vùi hoa.
Xong rồi Ngưu Thông lấy làm toại chí, còn Loan Anh thì xấu hổ cứ che mặt khóc hoài.
Ngưu Thông vuốt ve nàng và an ủi:
- Nàng đã thất thân với ta rồi thì phải tính chuyện bách niên giai lão với nhau, chớ nên khóc lóc làm chi.
Nói rồi thay đổi y phục, nhổ trại kéo vào ải ra mắt Nhạc Lôi đồng thời kể lại việc gá nghĩa với Loan Anh.
Nhạc Lôi liền sai người đưa Loan Anh sang Bình Nam quan ở với Tú Lâm và Tố Quyên cho có bạn.
Nhạc Lôi nghỉ ở đó một đêm, sáng hôm sau kéo binh ra đi. Chẳng mấy ngày đã đến Vân Nam, sau khi dò nghe tin tức mới hay mẹ mình cùng với mẹ con Sài Vương đã lấy nha môn của Thổ Quan sửa làm Vương phủ.
Chàng đồn binh phía ngoài rồi gọi hết anh em vào Vương phủ ra mắt mẹ, chị dâu cùng mấy người em, lại đem hết đầu đuôi mọi việc thuật lai một hồi.
Nhạc phu nhân mừng rỡ sai Nhạc Lôi lạy tạ Sài Vương rồi kết nghĩa anh em với người.
Nhạc Lôi không thấy mặt Nhạc Đình ngạc nhiên hỏi:
- Chẳng hay tam đệ đi đâu không thấy mặt ở đây?
Nhạc phu nhân đáp:
. Chỉ vì mẹ thương nhớ con nên mới sai Nhạc Đình qua Ninh Hạ thăm con, nó ra đi đã hơn tháng nay rồi!
Nhạc Lôi nghe nói lấy làm lo ngại, nói:
- Em con còn thơ dại mà phải đi đường xa muôn dặm, rủi gặp trở ngại, biết liệu sao?
Sài Vương xen vào, nói:
- Nhị đệ chớ lo, ta đã cho hắn một tờ phê văn hộ thân, chắc không ai dám tra hỏi đâu.
Nhạc Lôi nghe vậy mới an tâm. Hôm ấy, Sài Vương sai quân bày yến tiệc cùng nhau ăn uống vui chơi qua đến canh khuya mới đi nghỉ.
Rồi từ đó về sau, bọn anh em Ngưu Thông, Nhạc Lôi đều ở yên nơi hóa ngoại.
Bây giờ xin nhắc qua tam công tử là Nhạc Đình, giữ tờ phê văn trong mình nên đi dọc đường không ai tra hỏi, đi đến Ninh Hạ vẫn bình yên vô sự.
Đến nơi, chàng tìm đến phủ Tông Lưu Thú. Quân vào phi báo, Tông Phương mừng rỡ ời vào ngay.
Nhạc Đình vào ra mắt Tông Phương, quỳ dâng thư của Nhạc Thái phu nhân lên. Tông Phương, bóc thư ra xem rồi bước xuống đỡ Nhạc Đình dậy, hỏi:
- Lâu nay mẹ cháu có được mạnh giỏi không?
Nhạc Đình đem hết đầu đuôi thuật lại, Tông Phương nói:
- Không thấy anh em qua đây, vì vậy bác rất nóng lòng sai Tông Lương đi tìm, nhưng mãi đến nay vẫn không thấy về. Mới đây bác có nghe quân đi do thám về tin cho biết rằng, anh cháu xuống Lâm An viếng mộ Nhạc nguyên soái lại đến Ô Trấn giết quan Tuần kiểm rồi một đoàn có đến bảy tám người và một số binh mã kéo đi Vân Nam. Bác có sai người đi thám thính, vậy cháu ở nán lại đây chờ cho quân thám thính về để biết tin tức ra thế nào rồi cháu sẽ về thưa ẹ cháu rõ.
Nhạc Đình nói:
- Cháu rất cảm ơn bác đã hậu tình với cháu, nhưng cháu nghe nói đến việc viếng mộ, cháu lại muốn đến Lâm An tế điện cha cháu một phen cho trọn mềm hiếu đạo.
Tông Phương nói:
- Hiền điệt muốn đi viếng mộ chỉ Vì hiếu thảo, lẽ nào bác lại cản ngăn" Nhưng ngặt vì ở Lâm An gian thần lộng hành muốn tiêu diệt dòng họ Nhạc, vậy cháu có đi cần phải thay đổi y phục, cải trang giả làm con của bác mới được.
Nhạc Đình cúi đầu vâng lời rồi làm y theo kế. Sáng hôm sau, Tông Phương dọn tiệc thết đãi, chọn bốn tên gia tướng cho theo phò tá Nhạc Đình. Tông Phương lại căn dặn:
- Hiền điệt đi dọc đường nếu có gặp ai tra gạn cứ bảo là con của ta, nhất thiết không được để lộ.
Sau đó, Nhạc Đình tạ Tông Phương cùng với bốn tên gia tướng cưỡi ngựa phi nhanh.
Ngày kia đi đến một khu rừng. Nhạc Đình trông thấy có hai con ngựa đang cột dưới cây, chàng nhìn qua phía tả thấy trên bàn thạch có hai vị hảo hán đang ngồi trò chuyện với nhau, một người, đầu đội đại hồng bao cân, mặt hồng hào, tuổi chưa đầy hai mươi, còn người kia, mặt xanh như chàm, tóc đỏ như son, đầu đội lãm bao cân, mình mặc lãm chiến bào, trạc chừng hai mươi tuổi kế bên có dựng một cây ngân thương và một cây búa cả hai món binh khí đều to tát, sức nặng ngàn cân.
Hai người vừa trông thấy Nhạc Đình thấy còn ít tuổi, mặt mũi khôi ngô liền vui vẻ nói:
- Em hãy ngồi đây nghỉ chân át rồi cùng đi cho vui.
Nhạc Đình thấy tướng mạo hai người biết không phải.hạng tầm thường, liền xuống ngựa vái một vái, vui vẻ nói:
- Vâng, thế thì hay lắm.
Nói rồi bước tới ngồi trên bàn thạch với hai người, lên tiếng hỏi:
- Chẳng hay nhị vị tên họ chi, nay muốn đi đâu vậy?
Người mặt đỏ đáp:
. Tôi họ La tên Hồng, chỉ vì mặt đỏ nên người ta thường gọi Hỏa Thiêu Linh Quan, quê quán ở tỉnh Hồ Quảng:
Người mặt xanh cũng lên tiếng tự giới thiệu:
- Còn tôi đây họ Kiết tên Thần Lương ở tỉnh Hà Nam có biệt danh là Hồng Mao Sư tử, nay chúng tôi muốn xuống Lâm An để viếng mộ.
Nhạc Đình nghe nói, ngạc nhiên hỏi:
- Nhị vị huynh trưởng, một người ở tại Hồ Quảng, một người ở Hà Nam, tại sao lại có mộ phần ở tại Lâm An mà đi viếng?
La Hồng giải thích:
- Vì cha tôi là La Diên Khánh, còn lệnh tôn của Kiết huynh đây là Kiết Thanh, đều là bạn thân thiết của Nhạc Nguyên soái. Nhân vì cha con Nhạc Nguyên soái bị gian thần hãm hại tại Phong Ba đình nên cha tôi cùng chư vị thúc thúc nổi giận kéo binh về Lâm An báo thù. Đi vừa đến Lâm An, Nhạc bá phụ lại hiện hồn cản ngăn. Vì vậy ai nấy đều phân nhau tứ tán. Cha tôi tức mình tự vẫn, còn Kiết thúc thúc không biết đi đâu. Nay hai anh em tôi vâng lệnh mẹ xuống Lâm An viếng mộ Nhạc bá phụ.
Nhạc Đình nghe nói đến đây trong lòng xúc động vùng khóc rống lên, rồi thổn thức nói:
- Té ra nhị vị huynh trưởng La, Kiết đây mà đệ không biết. Vậy hãy xin cho tiểu đệ bái tạ hai huynh.
Hai người vô cùng ngạc nhiên hỏi vội:
- Em có bà con gì với họ Nhạc sao?
Nhạc Đình đáp:
- Tiểu đệ chính là Nhạc Đình đây. Tháng trước tiểu đệ theo mẫu thân đi Vân Nam, nhưng vì mẫu thân sai đến Ninh Hạ tìm nhị huynh là Nhạc Lôi. Đệ đến đó có gặp Tông thúc phụ, nay định xuống Lâm An viếng mộ cha, không ngờ trời khiến gặp hai huynh trưởng ở đây thật là may mắn, vậy thì đệ sẽ cùng đi với hai huynh đi, ắt vô sự.
Ba người vui mừng khôn xiết, tung mình lên ngựa dắt nhau ra đi.
Ngày kia đến một cánh rừng, bỗng thấy một người mặt như hỏa thần, tóc tựa châu sa, hình dung cổ quái; tay cầm đại đao đang đứng trong rừng. Vừa trông thấy anh em Nhạc Đình, liền nhảy xốc tới vung đao cản đường, nạt lớn:
- Hay nạp tiền mãi lộ rồi mới được đi qua.
La Hồng đi trước vẫn thản nhiên lướt tới, gằn giọng nói:
- Tài cán ngươi bao nhiêu, mà dám chặn đường chúng ta hỏi tiền mãi lộ?
Tên ấy cười ha hả nói:
- Tuy võ nghệ không bao nhiêu, nhưng cũng đủ để trừng trị các người, nếu không có tiền nạp tại đây, thì đừng hòng qua khỏi chốn này.
Nhạc Đình cả giận vung thương lướt tới đâm, người ấy cũng đưa đao đón đánh. Hai bên đánh nhau hơn ba mươi hiệp chưa phân thắng bại. La Hồng tới đỡ văng binh khí hai người ra rồi nói.
- Hãy dừng tay, cho ta hỏi việc này đã.
Rồi La Hồng quay lại hỏi người ấy:
- Xin hảo hán cho biết sơn trại của ngươi ở đâu. Chúng ta đi đường xa bụng đói lắm rồi, hãy đem chúng ta về sơn trại đãi cho ăn một bữa no nê rồi hãy tranh thắng thua cũng chẳng muộn chi.
Người ấy cười gằn, đáp:
- Ta có sơn trại chi đâu? Chỉ vì ta đi đường xa mà trong túi đã hết trơn tiền nên phải đón đường kiếm ít tiền làm lộ phí, rượu thịt đâu ta đãi các ngươi?
Kiết Thành Lượng xen vào hỏi:
- Ngươi muốn đi đâu?
- Ta muốn xuống Lâm An để viếng mộ Nhạc Nguyên soái các ngươi có bạc trong mình hãy góp lại nạp đây, đừng nói lôi thôi mất thì giờ lắm.
Nhạc Đình nghe nói hồ nghi, vội hỏi:
- Ngươi là bà con thân thích với họ Nhạc ra sao?
Người ấy đáp:
- Ta họ Vương tên Anh biệt hiệu là Tiểu Hỏa Thần, cha ta là Vương Quới bạn chí thiết của Nhạc Nguyên soái nay ta vâng lệnh mẹ ta đi viếng mộ của Nhạc bá phụ, ngươi có tiền trong túi không mà gạn hỏi nhiều chuyện vậy?
Nhạc Đình nghe nói vội vàng xuống ngựa, nói:
- Té ra Vương huynh đây mà tiểu đệ không biết thật là có lỗi quá.
Vương Anh nghe nói cũng vòng tay đáp lễ, hỏi:
- Vậy tiểu đệ là chi của họ Nhạc?
- Tiểu đệ là con thứ ba của Nhạc Nguyên soái tên Nhạc Đình.
Vương Anh mừng rỡ bước tới nắm tay Nhạc Đình trìu mến:
- Thì ra tam đệ của tôi đây rồi, quả là trời khiến anh em gặp nhau tại đây thật là may mắn, còn nhị vị này tên họ là chi?
La Hồng và Kiết Thành Lượng cũng xuống ngựa bước tới ra mắt Vương Anh và tự giới thiệu mình rồi anh em đề huề, dắt nhau ra đi.
Qua bữa sau, bọn Nhạc Đình đi đến ao Hải Đường bỗng thấy xa xa một người đại Hán, mình cao hơn trượng giục ngựa xăm xăm đi tới.
Kiết Thành Lượng nói với La Hồng:
- Kìa, đằng xa có người cưỡi ngựa coi bộ hiên ngang quá chúng ta hãy giục ngựa xông tới, cho hắn té xuống ao chơi.
La Hồng thích chí reo:
- Hay lắm, hay lắm!
Dứt lời, hai người giục ngựa xông thẳng tới, quyết làm cho đối phương luýnh quýnh ngã xuống ao, nhưng người ấy bình tĩnh giơ tay xô tới làm cho hai con ngựa của hai chàng La, Kiết bị dạt lùi hơn mười bước, rồi người ấy rút hai trái chùy nặng ngàn cân giơ lên, hét to, chấn động cả một vùng:
- Ai dám cả gan xông vào đây nếm thủ quả chùy của ta?
Hai người vừa thấy người ấy xô một cái mạnh quá, lại nhìn hai quả chùy kia ước nặng trên ngàn cân, nên trong lòng cũng hơi ngán. Nhạc Đình giục ngựa lướt tới ôn tồn nói:
- Xin lão huynh bớt giận chỉ vì chúng tôi đi có việc gấp, nên hai anh tôi đã vô ý xâm phạm đến lão huynh, xin lão huynh chớ chấp.
Người ấy nghe nói đổi giận làm lành, thu chùy lại, nói:
- Nói như chú nhỏ này nghe còn có nghĩa lý, vậy ta vị tình ngươi bỏ qua cho đấy. Ta bảo cho các ngươi biết, nay ta quyết xuống Lâm An báo thù ột người, dẫu cho thiên binh vạn mã đi nữa ta cũng chẳng sợ, huống hồ bọn ngươi có mấy người mà thấm vào đâu lại dám giỡn mặt ta?
Nhạc Đình nói:
- Thế thì quả là một tay hảo hán, song chẳng biết lão huynh quí danh là chi?
- Ta họ Dư tên Lôi, thiên hạ thấy sắc mặt ta màu lam nên thường gọi là Yên Huân Thái Tuế.
Nhạc Đình bán tin bán nghi, hỏi tiếp:
- Thế thì có phải lệnh tôn là Dư Hóa Long không?
Dư Lôi nghe nói đích danh, giật nẩy người:
- Tại sao chú nhỏ lại biết rõ tên cha ta?
Nhạc Đình bước tới nắm tay Dư Lôi bằng giọng thân mật, nói:
- Tiểu đệ đây chính là Nhạc Đình con thứ ba của Nhạc nguyên soái còn ba người này là La huynh, Kiết huynh và Vương huynh đều là con của các thúc phụ đệ cả.
Dư Lôi nghe nói lòng mừng khấp khởi tỏ lời chào hỏi hết mấy anh em rồi hỏi Nhạc Đình:
- Nay tam đệ đi đâu trông gấp rút lắm vậy?
Nhạc Đình bèn đem hết đầu đuôi các việc thuật rõ ràng cho Dư Lôi nghe và nói thật cho Dư Lôi biết rằng mình đi xuống Lâm An viếng mộ phụ thân.
Dư Lôi nói:
. Từ ngày bá phụ bị gian thần hãm hại, cha ta không trả thù được tự vẫn chết rồi, nên ta cố công luyện võ nay quyết xuống Lâm An tìm cơ hội thuận tiện sẽ giết cho hết lũ gian thần để báo thù cho bác và cha ta, nay đã gặp tam đệ đây, chúng ta cùng đi với nhau tiện biết bao nhiêu.
Anh em gặp nhau mừng rỡ hồi lâu, cùng nhau tung mình lên ngựa, ra roi phi nước đại thẳng xuống Lâm An.
Chẳng mấy ngày bọn Nhạc Đình đi đến cửa Võ Lâm, tìm vào một quán trọ thuê phong nghỉ ngơi.
Sau khi thu xếp hành lý và cơm nước xong, người chủ tiệm hỏi mấy anh em:
Các vị là khách buôn hay là các võ sĩ đến dự: "Đả lôi đài?"
- Có phải chư vị quan khách đến đây xem "Đả lôi đài" không?
Dư Lôi đáp:
- Chúng tôi đây toàn là những khách buôn từ phương xa tới. Nếu ở đây có "Đả lôi đài ' thì cũng thử kẻo nhau đi xem cho biết. Vậy "Lôi đài" đặt ở đâu, võ sĩ nào đang giữ lôi đài?
Nhạc Phi Diễn Nghĩa Nhạc Phi Diễn Nghĩa - Mộng Bình Sơn