Start where you are. Use what you have. Do what you can.

Arthur Ashe

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Thien Huy
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 6
Cập nhật: 2016-10-31 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Kết Luận
ự vận hành của bộ máy nhà nước, khi uy quyền được sử dụng đúng chỗ và đúng lúc thì tạo nên sự bình an và phát triển cho xã hội. Trong một số trường hợp, uy quyền bị lạm dụng nhằm thực hiện cho một ý đồ riêng tư nào đó thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Đây cũng là một hạn chế thường gặp trong bộ máy công quyền. Trong năm thứ quyền lực được ghi nhận trong kinh Tiểu bộ, thì sử dụng quyền lực đúng chỗ đem đến sự thịnh trị cho quốc gia và bình an cho tất cả mọi người.
Cuối cùng, đoàn kết nội bộ, nhất là đoàn kết trong tầng lớp lãnh đạo có ý nghĩa tồn vong cho quốc gia, dân tộc. Họp mặt trong đoàn kết và chia tay trong đoàn kết là dấu hiệu của một cơ thể nhà nước sung mãn. Đây là một trong bảy pháp quan trọng mà từ xưa Đức Phật đã dạy cho dân Vajji để được sung mãn và cường thịnh. Không biết đoàn kết nội bộ sẽ tạo ra những ẩn họa nguy hiểm từ bên trong. Khi bên trong không đoàn kết, khi giai tầng lãnh đạo chia rẽ rã rời, thì dù không có bất cứ sự tác động nào từ bên ngoài, tổ chức ấy cũng tự mình đi đến suy vong.
Có thể nói, tham nhũng, lạm quyền và mất đoàn kết nội bộ là ba nguy cơ làm suy giảm khả năng lãnh đạo của quân vương, của nhà nước. Thấy rõ những nguy cơ này và hoàn thiện tổ chức, là tiền đề dẫn đến mọi sự thành tựu trong công việc quản lý và điều hành quốc gia.
Tuy Sa môn chúng ta không đặt nhiều chú trọng, quan tâm đến lãnh vực chính trị xã hội, mặc dù vậy trong thực tiễn giáo hóa chúng sanh nói chung, Đức Phật đã thể hiện những luận điểm sắc bén về nhà nước, về chính quyền mà ở đây là mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
Theo Đức Phật, công dân và nhà nước có mối quan hệ thâm thiết với nhau và mỗi bên đều có những trách nhiệm và bổn phận tương ứng. Sự chu toàn về bổn phận và trách vụ của mỗi bên là dấu hiệu tích cực của một xã hội thăng tiến và nhân bản. Trong điều kiện giới hạn của bối cảnh lịch sử, những quan điểm liên quan đến chính trị xã hội đã được Đức Phật ghi nhận, phát hiện và đề xuất từ hàng ngàn năm trước, như quan điểm về nhà nước lý tưởng, cai trị dân bằng pháp (Dhamma), quan điểm về tự do, bình đẳng… vẫn mang một ý nghĩa thời đại. Vì lẽ khát vọng về hạnh phúc, về bình đẳng và tự do luôn là khát vọng muôn đời, mà nhân loại ngày nay vẫn đang trong nỗ lực kiện toàn và hướng tới.
Đứng trước tình trạng ấy người tu sĩ chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ tìm ra một giải pháp chung nhất, phù hợp nhất hầu đem lại hòa bình, an lạc cho nhân loại. Chúng ta không thể ngồi yên tu hành trong khi nhân loại đang chìm trong chiến tranh, hận thù và đau khổ. Lẽ dĩ nhiên, người tu sĩ không phải trực tiếp tham gia chính trị, vì điều đó đi ngược lại chủ trương tu hành giải thoát của đạo Phật, đạo Phật chỉ quan tâm đến hạnh phúc, hòa bình và an lạc của nhân loại chứ đạo Phật không quan tấm đến chính trị và làm chính trị. Muốn cho nhân loại được hòa bình và hạnh phúc thì người tu sĩ Phật giáo hãy làm cách nào đem giáo lý đạo Phật đi vào cuộc đời, vì giáo lý đức Phật là phạm trù đạo đức vi diệu có thể xoa dịu nổi khổ đau trần thế, khiến con người biết sống đạo đức, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống. Song song đó, người tu sĩ chúng ta phải làm sao giới thiệu được đường lối chính trị đức Phật chỉ dạy cho các nhà chính trị trên thế giới biết và hành trì theo. Chúng ta khó có thể gặp trực tiếp họ để nói chuyện, nhưng bằng các phương tiện thông tin rộng rãi ngày nay, ta có thể nói điều đó qua sách, viết bài trên Internet, giảng trên băng đĩa … Nói chung là chúng ta phải quan tâm và có định hướng, có tâm huyết rõ ràng mới có thể phổ biến đường lối chính trị của đạo Phật đến với các nhà lãnh đạo quốc gia hay những chính trị gia trên thế giới. Đó là một thái độ tích cực, thể hiện tinh thần nhập thế, đạo đời không hai.
Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo - Thiên Huy Chủ Biên