Books are embalmed minds.

Bovee

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Thien Huy
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 6
Cập nhật: 2016-10-31 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Các Biện Pháp Ổn Định Quốc Gia, Bền Vững Xã Hội
iệc ổn định kinh tế quốc gia cũng chính là ổn định xã hội, xã hội có ổn định, kinh tế có phồn thịnh thì quốc gia đó mới hùng mạnh, đủ sức đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Thế nên, việc ổn định kinh tế là một yếu tố liên quan đến các đường lối chính trị quốc gia.
Vấn đề đặt ra là, xã hội sở dĩ có nhiều tệ nạn xấu xảy ra là do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là vì kinh tế đất nước đó không ổn định hay nói cách khác là phần nhiều do sự nghèo đói gây nên. Trong kinh Trường Bô II, đức Phật chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội như sau:
“…Vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm tăng thịnh; vì đao kiếm tăng thịnh nên sát sanh tăng thịnh; vì sát sanh tăng thịnh nên nói láo tăng thịnh; vì nói láo tăng thịnh nên nói xấu tăng thịnh; vì nói xấu tăng thịnh nên tà hạnh tăng thịnh …thiếu sự cung kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính trọng các vị cầm đầu trong gia đình. Vì những pháp này tăng thịnh nên tuổi thọ con người giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu …”
Nguyên nhân đầu tiên đưa đến các tệ nạn xã hội là do những người ấy thất nghiệp. Kinh cho thấy, sự nghèo khó phát sanh đầu tiên do sự thất nghiệp đưa đến biến động xã hội và tội phạm. Trong tình huống này, toàn bộ đất nước bị bọn thổ phỉ quấy rối và cướp phá. Việc đi lại trên đường trở nên không an toàn cho tài sản và an ninh cá nhân. Vì sợ hãi do sự mất an ninh đó người dân sống trong lo âu. Kinh mô tả rằng khi nhà lãnh đạo không cung cấp chương trình phát triển kinh tế có định hướng kết quả tốt đẹp, hoặc không quan tâm đến kế hoạch công ăn việc làm dẫn đến sự an lạc cho người dân, thì sự rối loạn và xung đột xã hội sẽ xuất hiện. Trong tình huống thuộc loại này, việc đặt ra hình phạt thường được nhà lãnh đạo chấp nhận không còn là biện pháp chữa trị hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm phát sinh hoặc làm ngừng lại sự bất ổn xã hội. Có một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự nghèo đói và ngăn chặn tội phạm mà đức Phật đã trình bày trong kinh Trường Bộ I như sau:
“… Những vị nào trong quốc độ nhà vua nổ lực về nông nghiệp và mục súc, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy hột giống và thực vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua nổ lực về thương nghiệp, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vốn đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua nổ lực về quan chức, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy thực vật và lương bổng. Và những người nào nào chuyên tâm về những nghề riêng của mình sẽ không nhiễu loạn quốc độ nhà vua. Và ngân quỷ nhà vua sẽ được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp, không có tai ương, ách nạn và dân chúng hoan hỷ, vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì nhà cửa mở rộng”.
Vì hoàn cảnh thất thất nghiệp nên con người ta lêu lỏng, phát sinh trộm cướp để mưu sinh, nhưng nay được vua quan tâm, tùy theo khả năng, nghề nghiệp, sở thích của mỗi người mà giúp cho họ các phương tiện cần thiết để họ mưu sinh và phát triển nghề nghiệp của mình. Nếu mọi người trong nước đều được quan tâm đúng mức như vậy thì đất nước xóa được nghèo đói, con người ta lo làm ăn, không làm những điều bất hợp pháp nữa. Hẳn nhiên, không phải xóa bỏ các tệ nạn một cách tuyệt đối vì trong xã hội vẫn tồn tại những thành phần biếng nhác, chỉ thích sống bằng những nghề bất chính. Tuy nhiên nếu quốc độ nào thực hành theo các biện pháp ổn định kinh tế trên, chắc chắn đất nước đó sẽ an cư lạc nghiệp.
Đến đây chúng ta thấy rằng sự đóng góp của đức Phật cho nhân loại quả thật lớn lao, những lời dạy của Ngài về chính trị đã góp phần tạo nên sự ổn định xã hội, sự bình an hạnh phúc trong tâm thức mỗi cá nhân. Có thể gọi Ngài là nhà cải cách xã hội lớn trên thế giới. Trong các bài giảng, Ngài đã lên án hệ thống giai cấp và Ngài công nhận quyền bình đẳng của con người. Ngài giảng về nhu cầu cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc phân bố công bằng các của cải giữa người giàu và nghèo, nâng cao vị trí của phụ nữ, khuyến khích việc áp dụng tinh thần nhân bản trong guồng máy hành chính. Ngài dạy rằng xã hội phải được điều hành trên tình thương và lòng từ bi, chứ không dựa vào lòng tham lam. Hơn thế nữa, sự đóng góp của Ngài cho nhân loại còn cao quí hơn, vì Ngài còn đi xa hơn các nhà cải cách xã hội thời đó, vì không ai đã có thể chỉ thẳng vào cốt lõi của các cơn bệnh trong tâm thức của con người. Chỉ ở trong tâm thức thì sự cải cách mới thật sự có ý nghĩa. Các cải cách bên ngoài do các quyền lực áp đặt thì chỉ có hiệu quả ngắn hạn vì nó không có cội rể. Chỉ có cải cách nào dựa trên căn bản cải thiện tâm thức thì nó mới có cội rể vững chắc. Có cội rể vững chắc thì các cành nhánh của cải cách xã hội mới được phát triển tươi tốt, vì chúng được nuôi dưỡng bởi nguồn sinh lực liên tục, đó là nguồn tâm lực của dòng sinh hóa trong cuộc đời. Như thế, các cải cách xã hội chỉ có thể khả thi khi nào mà tâm ý của con người đã được sửa soạn sẳn sàng cho các việc đó. Các cải cách đó sẽ tiếp tục sống mạnh khi nào mà con người sẳn sàng nuôi dưỡng chúng qua sự chuyên cần và tôn trọng sự thật và công lí, và tôn trọng đời sống của đồng bào của họ.
Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo - Thiên Huy Chủ Biên