Điều tôi quan tâm không phải là bạn đã thắng hay thua, mà là bạn có sẵn sàng đón nhận thất bại hay không.

Abraham Lincohn

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Anh Tấn
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1657 / 47
Cập nhật: 2017-03-28 19:36:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
`rong năm 1400, triều đình đã mở khoa thi Hội đầu tiên ở Tây Đô để chọn hiền tài. Ngoài ra, nhà Hồ còn đánh tiếng mời một số danh sĩ có tiếng trong nước ra làm việc. Cha ta ở trong số người đó, và việc này làm cho cha lưỡng lự khó xử. Bởi nếu tham gia thì sẽ chịu tiếng chê cười của thiên hạ là tham sang, tham quyền quý, còn nếu không, rất tiếc, vì là một kẻ có học, cha rất mong muốn được đem tri thức của mình ra phục vụ cho nhân dân, cho đất nước. Cha cũng băn khoăn liệu có thực là nhà Hồ muốn trọng dụng mình hay đây là đòn hồi mã, trả món nợ mà cha từng chống đối họ khi xưa.
Cha cho mời ta và anh trai Nguyễn Tác đến để cùng bàn bạc.
Anh Nguyễn Tác phản đối đầu tiên.
- Thưa cha, việc nhà Hồ lên nắm quyền bính trong thiên hạ ngày hôm nay là việc chiếm ngôi của nhà Trần một cách trắng trợn, không thể tha thứ được. Đã có biết bao nhiêu anh hùng khắp nơi đang đứng lên chống lại, họ Nguyễn ta đời nay đều là tôi trung của nhà Trần. Nay chúng ta ra phục vụ nhà Hồ thì làm sao chịu được sự phỉ nhổ của bè bạn, người đời và dòng họ...?
Nhìn anh trai ta phản đối quyết liệt, cha ngỡ ngàng. Anh Tác của ta vốn là người hiền ít nói, ít tham gia vào chuyện thế sự, không hiểu sao hôm nay anh ấy lại có vẻ bức xúc đến như vậy.
Riêng ta thì ta hiểu thái độ ấy. Cách đây ít ngày, dòng họ ta, bên nhánh chính đại tông Nguyễn Bặc đã có tuyên cáo cấm con cháu tham gia làm cho nhà Hồ, nếu không muốn bị gạch tên ra khỏi dòng họ. Anh ta, rất thân với nhánh Nguyễn đại tông, nên ta tin rằng trong chuyện này chắc anh Tác bị ảnh hưởng ít nhiều bên ấy.
Chắc hẳn rồi cha cũng đoán ra tại sao anh có thái độ ấy, ông quay lại nhìn ta chờ đợi. Trong mấy người con, ta là người cha đặt nhiều kỳ vọng nhất. Mười mấy năm nay cha liên tục kèm cặp ta học hành và mong mỏi ta thành đạt. Đáng tiếc vào lúc giao thời của đất nước, loạn lạc, cha rất đau buồn vì sợ rằng một ngày nào đó ta sẽ như ông, không biết đem tài năng của mình phục vụ cho ai.
- Thưa cha. Là một kẻ sĩ trong thiên hạ, con nghĩ rằng, - Ta thận trọng cất lời - chúng ta phải suy xét kỹ việc nhà Hồ lên thay nhà Trần. Việc họ Hồ soán ngôi nhà Trần thực cũng như nhà Trần đã từng soán ngôi của nhà Lý, vậy thôi. Nhà Trần sụp đổ vì vua quan ngày càng bạc nhược, không còn đủ tài và đức để lãnh đạo đất nước nữa. Cho nên theo con nghĩ dòng họ nào cũng vậy, vân đề họ có biết vì nước, vì dân hay không.
- gia đình ta, anh biết em là ngườỉ có học nhất - Anh Tác nhìn ta và nói - Thế em có biết câu "Tồi trung không thờ hai vua" của Nho gia chúng ta không?
- Em biết - Ta cười - Và em củng biết "Vua bảo tôi chết, tôi không chết là bất trung."
Anh Tác nhìn ta chưng hửng, cha nhíu máy trách nhẹ.
- Trãi con, đừng có đùa cợt như vậy với anh con.
- Vâng thưa cha. Tuy nhiên con cũng muốn điều này cho rạch ròi với anh Tác, các nhà Nho chúng ta lâu nay vẫn lấy hai câu này làm câu cửa miệng để nói về phận phụng sự của mình cho vua và cho rằng đấy là lời dạy của Thánh Khổng. Nhưng con tra xét kỹ trong sách Tứ thư, Ngũ kinh không hề thấy Thánh Khổng có nói vậy. Thực ra 500 năm sau Thánh Khổng qua đời, sang đến tận đời nhà Hán, các Nho gia nhà Hán mới đưa ra câu này và nói rằng đó là ý của Thánh Khổng.
Cha cười, vuốt râu, gật đầu.
- Nhưng cha ơi, - Anh Tác kêu lên - cha có thấy Hồ Quý Ly đã giết biết bao nhiêu người rồi hay không?
Cha gật đầu. Ông thở nhẹ, nhìn hai chúng ta và tâm sự.
- Lời hai con, đứa nào cũng có lý cả. Chúng ta là những kẻ có học nên luôn luôn phải tâm niệm sống sao cho đúng đạo với "Tam cương, ngũ thường", với "Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa." Phải hết lòng phụng sự cho vua, cho nước, cho dân. Đấy cũng là lời dạy của Đức Thánh Khổng mà chúng ta phải luôn luôn nhớ lấy.
- Thế nhưng thưa cha - Ta mạnh dạn phản đối - Chỉ biết ngu trung với vua, với chủ của mình, phải chăng lại như bọn Yên Ly, Kinh Kha, Dự Nhượng hay là Điển Vi... chỉ biết làm thực khách của những nhà Bình Nguyên Quân, Mạnh Thường Quân, Tín Lăng Quân. Hàng ngày được nuôi ăn để chỉ mong một ngày nào đó báo đáp chủ, tỉ như làm tiếng gà gáy, chó sủa... làm gì cũng được, miễn là báo đáp cho chủ thôi. Như vậy đâu có thể là cho dân, cho nước được.
- Con nói có lý lắm... Hà... hà... - Cha bật cười.
- Đến như Ngũ Tử Tư kia vẫn được người đời tôn là trung thần, thế nhưng vì ngu trung ấy mà rước vua Ngô về để dày xéo, xâm lược nước Sở của mình. Phải chăng đấy là lòng trung thành với dân với nước?
Cha nheo mắt nhìn ta.
- Con có nhớ câu chuyện thầy Tử Lộ hỏi Đức Thánh Khổng về Quản Trọng hay không?
- Con nhớ. - Ta reo lên.
Quản Trọng và Thiệu Hốt đều làm gia thần cho công tử Củ. Khi Hoàn Công giết công tử Củ thì Thiệu Hốt chịu chết theo chủ để tròn lòng trung. Nhưng Quản Trọng thì không, và vì điều ấy mà ông bị biết bao nhiêu người chê cười tham sống, sợ chết. Sau này còn bị một số người phỉ nhổ về việc ông ta lại theo phò vua Hoàn Công, làm tướng, lập nhiều chiến công lớn. Chính vì thế thầy Tử Lộ đã hồ nghi Quản Trọng không phải là bậc quân tử, là người không có lòng nhân, nên đã hỏi Đức Thánh Khổng "Vị hồ nhân?". Đức Thánh Khổng đã trở lời thẳng thắn học trò mình rằng: Ngày nay muôn người phải biết ơn Quản Trọng mới phải, nếu như ông không giúp cho Hoàn Công thống nhất chư hầu, chỉnh đốn việc thiên hạ thì cuộc sống muôn dân còn khốn khổ biết đến chừng nào. Ý Thánh Khổng rất rõ. Đạo lý của chữ Nhân có thể là có nhiều ngả nhưng cuối cùng vẫn về chung một đường. Trong đời Xuân Thu, các nước lớn bé liên tục đánh nhau gây biết bao nhiêu máu đổ đầu rơi và người dân vô tội vẫn là chịu nhiều đau khổ nhất. May nhờ có Quản Trọng, ông ta đã biết vượt qua nỗi đau chủ chết, chịu tiếng nhục với đời, bỏ qua chữ ngu trung tầm thường để giúp cho Hoàn Công hoàn thành nghiệp bá, thống nhất thiên hạ, dẹp yên nạn binh đao, cứu vớt biết bao nhiêu sinh linh hết khổ. Yên nước, yên dân, đấy chính là "Như kỳ nhân, như kỳ nhân", lời khen của Thánh Khổng dành cho Quản Trọng là vậy. Ý tứ của ngài về chữ Trung cũng là vậy.
Ta mạnh dạn bày tỏ với cha.
- Chúng ta trung thành với vua. Nhưng lớn hơn điều ấy là trung với dân, với nước của mình vua chỉ là người đại diện. Đấy là tinh thần của nhà Nho chúng ta. Và tiện đây con cũng muốn nhắc đến những câu nói khác của Thánh Khổng cùng nghĩa là phép trị nước của vua mà Nho gia chúng ta không được quên. Ngài nói "Mệnh lệnh trí kỳ, vị chi tặc", tức là ra mệnh lệnh hững hờ, nhưng lại đốc túc dân quá khắc nghiệt thì có nghĩa là giặc của dân. Không giáo hóa dân để khi dân phạm tội mà đem đi giết, gọi là ngược "Bất giáo nhi sát vị chi ngược", cũng như sẽ bị gọi là bạo nếu không khuyên răn nhắc nhở dân mà lại đòi hỏi dân phải làm cho có kết quả "Bất giới thị thành, vị chi bạo."
Cha gật đầu và lý giải.
- Các con nhìn lại các triều đại trước, từ vua Thục Phán ở miền ngược xuôi xuống đồng bằng, cho đến vua Đinh ở miền trong ra, cho đến các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần. Tất cả các dòng họ ấy đã nối tiếp nhau trị vị đất này, đời nào họ cũng được dần ủng hộ. Lý do rất đơn giản vì họ biết chiến đấu bảo vệ nước Nam ta. Và... - Cha nhấn mạnh - Các con có thấy không, mỗi một dòng họ này lên để thay thế dòng họ kia đều có những hoẩn cảnh nhất định, và dân ta cũng đều chấp nhận. Nếu đứng trên quan điểm ngu trung thì làm sao có thể chấp nhận việc vua Lê Hoàn thay thế vua Đinh, vua Trần thay thế vua Lý... và nếu chỉ như vậy, thì nay tại sao chúng ta lại lên án nhà Hồ thay thế nhà Trần? Bởi trước kia nhà Trần thay thế nhà Lý cũng đâu khác gì ngày nay.
Cha dứng dậy lặng lẽ đến thắp mấy nén hương trên bàn thờ, tư lự rất lâu và rồi cha nói nhỏ như tự nói với chính mình.
- Cả đời cha của các con học và srọn vẹn với đạo thánh hiền. Cha cũng hiểu rất rõ thế là nào quan niệm trung với vua, với dân, với nước. Trước khi cho gọi các con đến đây - Cha lại án thư của mình trân trọng cầm cuốn Tứ thư lên đem lại cho anh em ta và bày tỏ - Cha bỏ cả tháng trời để nghiền ngẫm kỹ những lời dạy của Thánh Khổng, của á thánh Mạnh Tử và lời bàn của các bậc đại Nho gia khác qua bao nhiêu năm nay. Bởi cha day dứt rằng nếu mình nhận lời ra làm cho nhà Hồ thì liệu có gì trái với lời dạy của cổ nhân hay không? Làm sao để cho lương tâm mình sau này không hối hận về những việc làm của mình?
Cha đặt cuốn sách xuống bàn giở nhanh mấy trang, sôi nổi nói như muốn tranh luận với anh em ta:
- Cả tháng suy nghĩ cho chín chắn, mãi đến cách đây mấy ngày cha mới chợt ngộ ra một điều, - Ông phấn khởi nói - Thánh Khổng của chúng ta sinh thời là con dân nước Lỗ, từng làm quan lên đến chức Tư không rồi Tư khấu. Thế nhưng khi nhận thây vua tôi nước Lỗ không biết chăm nom cho dân, chỉ biết say mê nữ nhạc, bỏ bê triều chính, ngài đã rời bỏ nước Lỗ của mình để ra đi tìm một minh chúa chân chính mới. Chuyến đi của ngài hết sức trắc trở, gập gềnh qua các nước Tề, Vệ, Tống, Trần, Tào, Thái, Sở... đến đâu ngài cũng thiết tha mong mỏi được đem những hiểu biết của mình ra phụng sự cho vua nước đó mà mục đích chính là thực hành chính sự vì dân vì nước. Chỉ tiếc rằng mấy năm bôn ba của ngài phí công vì không ai chịu hiểu ngài cả. Cha nghĩ nếu chỉ hiểu đơn giản "Tôi trung không thờ hai chúa" như Nho gia chúng ta vẫn thường nói thế thì việc làm của bậc thầy muôn đời "Vạn thế sư biểu" đi nhiều nơi và thờ nhiều vua như ngài có nghĩa là sao? Thực ra chúng ta phải hiểu, theo Thánh Khổng, từ những kẻ làm vua cho đến kẻ làm dân bao giờ củng phải có tấm lòng trung, đó là trung với vua, trung với nước, với dân. Là vua có nghĩa là cũng có trách nhiệm với bầy tôi và dân nước mình, cũng như bầy tôi phải có trách nhiệm của ầy tôi. Bởi trên hết tất cả những điều ấy là gì? Là nhằm xây dựng cho quê hương mà trong đó người dân được sông ấm no, hạnh phúc.
Trước lý luận của cha, anh Tác ú ớ im lặng. Cha tủm tỉm cười.
- Nếu chúng ta cứ khư khư ôm lời dạy của cổ nhân mà không chịu hiểu rõ ý thì mãi mãi đành chỉ biết ôm hận trong lòng mà thôi. Bởi như Trãi, con đã nói rất đúng, triều đại nào cũng vậy, vấn đề họ có biết vì dân vì nước hay không.
- Đấy chính là lời dạy của thầy Mạnh: Dân quý nhất, xã tắc thứ nhì, địa vị của vua dưới dân và xã tắc - Ta tiếp lời cha và hỏi - Cha thấy nhà Hồ như thế nào?
- Ta đã từng đứng lên chống nhà Hồ. - Cha suy nghĩ trả lời - Con người Hồ Quý Ly rất mưu mô, xảo quyệt. Tính tình tàn bạo. Việc ông ta âm mưu soán ngôi nhà Trần là một việc được dự tính từ trước rất lâu, chỉ đáng tiếc các vua Trần u mê không nhận thấy thồi. Nay ông ta đã thâu tóm được quyền bính vào trong tay, nhưng qua một số việc làm gần đây, ta nhận thấy nhà Hồ cũng đang thực tâm làm cho dân, cho nước. Đó chính là điều ta cảm thấy kỳ vọng và phân vân khi họ muốn mời ta ra làm cho họ.
Cha vuốt râu, ngẩng mặt nhìn lên trời và hỏi chúng ta:
- Còn một điều nữa, các con có biết vì sao cha muốn ra làm việc cho nhà Hồ hay không?
Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của anh em ta, cha ưu tư:
- Cha biết, việc cha ra làm cho nhà Hồ chắc rằng sẽ bị sĩ phu hiện nay cho đến những người trong dòng họ phỉ nhổ, chê trách. Bọn họ sẽ cho rằng Ứng Long này là kẻ tham quyền, tham tiền. Tiếc rằng không ai hiểu cho tấm lòng của cha, cả đời cha từ thời trai trẻ đến giờ chỉ có một lòng mong mỏi duy nhất là được đem tài sức của mình phục vụ cho dân cho nước, không bỏ phí những năm đèn sách. Đáng trách là vua tôi nhà Trần lại không muôn vậy, chỉ vì mối lương duyên của cha và mẹ các con mà bọn họ đã vùi dập cha, làm cho cha rất đau lòng. Điều này ông ngoại các con hiểu và thường an ủi cha. - Cha thở dài - Còn một ý nữa, bây giờ cha mới hiểu vì sao ngày ấy vua tôi nhà Trần không chịu trọng dụng cha, ông ngoại của các con cũng có biết nhưng lại không chịu nói rõ cho cha, cha đã hiểu nỗi khổ của ông. Té ra là như thế này, ngoài lý do vì cha đã dám lấy mẹ của các con thì một số vương thần nhà Trần còn sợ hãi và nghi kỵ với họ Nguyễn chúng ta nữa. Chẳng là ông cố Nguyễn Công Luật của các con lúc đó đã là Giám quan phủ Thiên Trường, cho đến ông nội Nguyễn Minh Du đã từng là Quản quân Thiết hổ bảo vệ cấm thành và Hoàng tộc, cho đến nhiều chú bác của cha lúc đó đều là các võ quan có binh quyền trong tay và đang bảo vệ hoàng tộc nhà Trần. Vì thế bọn họ e sợ, nay nếu gia phong chức tước cho cha trong khi cha đang là con rể của quan Đại tư đồ nữa thì chẳng khác nào cho hổ thêm cánh. Biết đâu họ Nguyễn chúng ta làm phản thì sao? Vì thế bọn họ phải tìm mọi cách để loại cha đi. Thật đáng thương cho bọn họ, họa từ trong lòng, họa trước mắt không lo lại đi lo chuyện hão huyền xa xôí.
Đến bây giờ ta và anh Tác mới hiểu thêm những ẩn ý sâu xa vì sao ngày đó cha không được trọng dụng. Thương thay cho vua tôi nhà Trần, mng quá.
- Nay cha ra làm cho nhà Hồ, rồi cũng sẽ không thiếu gì kẻ cho rằng cha làm vậy để trả thù nhà Trần khi xưa, đó là những ý nghĩ của kẻ tiểu nhân, không chấp làm gì. - Đột nhiên cha dằn giọng - Qua những tin tức của bạn bè cha từ phương Bắc báo về, cha và nhiều người khác rất lo lắng nhận thấy rõ dã tâm của Minh triều. Hiện nay nhà Minh rất mạnh, đang hùng cứ một phương và lăm le thôn tính nước ta. Vì vậy, cha muốn đem tài hèn sức mọn của mình ra phục vụ nhà Hồ cũng chính là phục vụ cho dân cho nước. Bởi phải hiểu điều lớn hơn tất cả trang chuyện này đó chính là mối nguy của kẻ thù phía bên kia biên giới, các con hiểu không. Đấy là mối nguy hiểm không phải bây giờ, mà ngàn đời sau con cháu chúng ta cũng phải nhớ lấy.
Những lời của cha nói làm cho ta trào nước mắt vì cảm động. Có lẽ chỉ có Nguyễn Trãi này mới là người hiểu cha nhất. Ta với cha đều là những Nho gia, chúng ta đều mang nặng trong lòng mình hoài bão được đem những hiểu biết và sức lực của mình phục vụ cho dân, cho nước Nam này. Đấy chính là thái độ của một chính nhân quân tử trong thiên hạ. Người quân tử, không là một kẻ có học dăm ba chữ của thánh hiền, có chút hiểu biết là có quyền vỗ ngực để khoe khoang mình là kẻ sĩ, là bậc quân tử. Mà phải hiểu rằng thái độ của người quân tử, nhất là khi đất nước mình vào lúc loạn lạc, là biết vượt qua những mưu mô toan tính thấp hèn, vượt qua thái độ ngu trung mù quáng của một số kẻ cũng vỗ ngực xưng danh là chính nhân quân tử, là kẻ sĩ nhưng lại chui đầu vào mai như một con rùa, ôm khư khư cuốn sách của thánh nhân để khóc thương tiếc cho triều đại này, ông vua kia. Thậm chí có những kẻ chỉ biết vì lợi ích của một dòng họ, một vương triều, một ông vua mà sẵn sàng bán rẻ cả Tổ quốc, ngàn đời sau chúng sẽ bị nhân gian phỉ nhổ. Đã xưng là một người quân tử, có nghĩa chúng ta phải biết vượt qua những lo lắng tầm thường của cống hàng ngày, những danh dự hão. Để làm gì? Để hiến thân cho dân cho nước, để vì một cuộc sống mai sau cho con cháu chúng ta được tươi đẹp hơn. Vì mảnh đất này được nở hoa kết trái, vì màu xanh yên bình bất tận trên trời cao. Đừng vì những toan tính của bản thân. Cũng đừng co quẩn trong mảnh chiếu hẹp của nhà Nho để tin rằng đấy mới là thái độ của kẻ sĩ, thực ra đấy là thái độ của kẻ tiểu nhân nhưng cứ tưởng rằng mình là quân tử. Đáng thương thay.
Có thể trong cuộc đời chúng ta sẽ còn nhiều gian lao thử thách, có thể hôm nay, ngày mai và thậm chí mai sau hậu thế cũng chưa hiểu hết được về ta. Và sẽ không thiếu gì kẻ nhân danh ai đó để ngăn cấm, để bắt bớ, để vùi dập bản thân và dày vò tâm hồn ta. Nhưng vượt lên tất cả đó một tấm lòng trung vô hạn cho dân cho nước. Qua tất cả thử thách của thời gian và năm tháng, ta còn để lại một chút gì cho đời, nếu đó không phải là lòng thương yêu con người, quê hương, Tổ quốc. Là khóm tre sau nhà, tiếng trúc lao xao với tiếng hò đầu đình.
Ta, Nguyễn Trãi, chính ta là vậy. Ta bỏ lại đằng sau lưng tất cả tiếng giận hờn, lời ghen gét đố kỵ và cả sự thù hằn nhỏ nhoi của người đời. Người này không hiểu thì ta tin rằng người khác sẽ hiểu. Hậu thế đời này không hiểu ta thì ngàn năm sau cũng sẽ có người hiểu ta. Ta đi thẳng, đầu ngẩng cao, và ta tự hào. Thiên hạ muốn nghĩ sao, tùy.
Mùa xuân năm Canh Thìn 1400, năm Thánh Nguyên thứ nhất, ta lều chõng lên đường ứng thi. Ta thi đỗ đứng đầu bảng Ất, tương đương đồng tiến sĩ hạng ba. Trong đợt thi này có 20 người cùng thi đỗ, cùng bảng với ta còn có Lý Tử Tân, Vũ Mộng Nguyên đều là giáo thọ Quốc tử giám ở Tây Đô. Sau đó ta được bổ vào làm ở Ngự sử đài chánh chưởng; cha ta, Nguyễn Ứng Long được cử làm Học sĩ Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám. Ngày nhận cếu vua ban chức, cha đã đổi tên mới từ Nguyễn Ứng Long - "Rồng ở ẩn", thành Nguyễn Phi Khanh - "biết bay lên." Còn riêng ta thì được cha đặt hiệu cho là Ức Trai, với lời nhắc nhẹ nhàng "biết kìm chế". Bởi lúc ấy ta còn trẻ lắm.
Hai cha con chúng ta đều hăm hở phục vụ nhà Hồ, vì chúng ta hy vọng sẽ được đem tài năng của mình ra xây dựng một đất nước như thời Nghiêu, Thuấn, mọi người được sống ấm no, thịnh trị. Nhìn lại, phải nói cho công bằng, Hồ Quý Ly có những tham vọng quyền lực, làm nhiều điều thất nhân tâm đáng lên án. Thế nhưng khi đã ở ngôi vua và sau này là Thượng hoàng, ông ta cũng biết chăm lo cho dân, cho nước, thực tâm muốn xây dựng một nước Đại Việt hùng cường. Ông cũng đã làm được một số việc. Ta đã ghi lại trong bài sau:
Hai cha con ta cùng phục vụ nhà Hồ. Cũng vì việc này mà họ Nguyễn đã tuyên bố xóa tên cha con ta khỏi gia phả họ Nguyễn, thật đáng buồn. Hơn 20 năm sau, nhờ Bình Định Đại vương Lê Lợi mà ta mới khôi phục món nợ tiền nhân để cho vong hồn của cha ta khỏi tủi hổ dưới suối vàng.
*
Nhà Hồ chỉ tồn tại vẻn vẹn có bảy năm. Một thời gian quá ngắn ngủi cho việc hình thành và để lại dấu ấn của một triều đại. Nhà Hồ đã để lại những gì cho dân nước Nam này? Là một kẻ trong cuộc, ta tạm rút ra cho mình một số kết luận.
Nhìn chung Hồ Quý Ly là một người có tâm huyết với đất nước. Ngay từ khi còn phục vụ cho nhà Trần, Hồ Quý Ly đã thấy trước nguy cơ sụp đổ của nhà Trần, nên ngay từ hồi đó, với quyề trong tay ông ta đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp hòng mong cứu vớt vương triều nhà Trần, nhưng lực bất tòng tâm vì vua quan nhà Trần quá bạc nhược, thối nát. Ông từng thẳng thắn phê bình Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng khi không làm tròn trách nhiệm qua bài thơ:
Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh
Triều đình để phép bị coi khinh
Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu?
Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!
Và khi nắm thiên hạ trong tay, Hồ Quý Ly đã tiếp tục những việc mà mình đã làm từ thời vua Trần Nghệ Tông. Mục đích của ông là làm cho dân giàu, nước mạnh "Phú quốc, cường binh, an dân" theo kiểu Lý Cấu của nhà Tống trước đó. Đã có một số mặt thay đổi mạnh mẽ dưới thời nhà Hồ và được sĩ phu đương thời hưởng ứng. Thế nhưng nói cho cùng đây cũng chỉ là những việc làm mang tính nửa vời, không được thực thi trọn vẹn đến cùng, đó là điều mà ta rất tiếc.
Điều thứ hai, Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, sự thực cũng là lặp lại cách của nhà Trần đối với nhà Lý. Tuy nhiên việc soán ngôi của ông ta đi kèm theo quá nhiều điều tàn bạo, làm cho người đời sợ hãi và căm thù hơn là tâm phục. Khi Thượng hoàng Nghệ Tông còn sống, thông qua Thượng hoàng, Quý Ly đã dập tắt cuộc binh biến của nhóm Thẩm hình viện sự Lê Á Phu cùng các bạn bè đồng khoa bằng những án tử hình đẫm máu, không những người trong cuộc mà cả gia đình, người thân họ cũng không tránh khỏi cái chết. Thượng hoàng Nghệ Tông trước khi băng hà có triệu ông ta vào cung để buộc phải thề với trời đất sau này phải giúp các vị vua kế vị. Ông ta thề thốt rất long trọng để rồi sau đó, bức tử con rể là vua Thuận Tông, giết chết cả cháu ngoại của mình là vua Thiếu Đế khi vị vua này mới có mấy tuổi, mặc cho con gái van xin khóc chảy cả máu mắt cũng không động lòng. Chưa kể trước đó ở hội thề Đông Sơn, ông ta đã giết một lúc hơn 400 người thân thích của nhóm Trần Nguyên Hàng, Trần Khát Chân... Có nghĩa bất kể ai chống đối, ông ta đều giết sạch, không chừa một ai. Máu, máu nhiều quá. Chính vì thế trong cuộc kháng Minh sau này của nhà Hồ, lòng dân đã không theo, như chính sự thừa nhận buồn thảm của con trai trưởng của ông ta là Đại tư đồ, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi."
Bắt chựớc vua Trần, sau một thời gian ngắn làm vua, Hồ Quý Ly truyền ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, đây là cháu ngoại của vua Trần, con trai của công chúa Huy Ninh. Ông ta lý luận dù sao đây cũng là chính thất nhà Trần, còn Hồ Nguyên Trừng tuy là con vợ cả, và là con trưởng, nhưng cũng chỉ là thường dân. Ông ta chủ quan truyền ngôi cho Hồ Hán Thương sẽ lôi kéo được nhân tâm, đâu có ngờ đây chính là nguồn gốc của sự bất hòa về sau. Cho nên khi nhà Minh xâm lược nước ta, Tả tướng quốc Nguyên Trừng là kẻ bỏ chạy đầu tiên, thậm chí sau này còn về quy phục nhà Minh để trở thành người chế tạo vũ khí cho giặc Minh đánh nước ta. Ôi... Quý Ly... Quý Ly... kẻ cả đời tự phụ vỗ ngực cho rằng không ai
thông minh bằng mình, hiểu hết thiên hạ, nhưng té ra việc trong nhà lại vụng về sai lầm đến thế. Thật đáng tiếc.
Làm Thượng hoàng nhưng thực chất ông ta là vua, còn Hán Thương chẳng qua như con bù nhìn. Là một kẻ đa tài, nhưng ông ta cũng không tránh khỏi việc thích được bề tôi xu nịnh, ca tụng, nên đã sử dụng những kẻ bất tài, gian thần như bọn Lương Nhữ Hốt, Nguyễn Đại...
Hồ Quý Ly và triều thần của cũng nhận ra hiểm họa từ phương Bắc của Minh triều. Nhà Hồ đã tăng cường lực lượng, tuyển mộ binh lính, đúc vũ khí, chuẩn bị phòng thủ rất chu đáo. Tuy nhiên cuộc kháng chiến sau đó nhanh chóng rơi vào thất bại. Quân Minh là một đội quân thiện chiến, hùng hậu. Quân nhà Hồ ít, yếu hơn về nhiều mặt. Quân địch thường đánh ồ ạt, chúng sở trường về công thành và thạo trận địa chiến. Quân nhà Hồ thường bị động, rút lui và phòng ngự là chủ yếu. Cũng chinh vì vậy quân Minh tràn vào nước ta mà không gặp một sự kháng cự nào đáng kể. Sau đó chúng nhanh chóng tập trung lực lượng sử dụng sở trường địa chiến và công thành hạ những thành lũy nhà Hồ. Chỉ sau vài trận đánh nhỏ, tháng 12 năm Bính Tuất, thành Đa Bang thất thủ và phòng tuyến chính bị phá vỡ. Tiếp theo đó là hàng loạt phòng tuyến khác bị tan vỡ trước sự tiến công của quân Minh.
Dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện trốn chạy đáng buồn của cha con Hồ Quý Ly. Khi quân Minh đánh vào cửa Điển Canh thuộc Tĩnh Gia, quân nhà Hồ quá bạc nhược, chưa lâm trận đã bỏ chạy toán loạn. Khi ấy cha con họ Hồ chạy đến quãng sông Thâm Giang thì hết đường, thế cùng lực kiệt, quan hầu Ngụy Thức khuyên Thượng hoàng và gia quyến nên tự thiêu để giữ khí tiết của bậc đế vương. Thượng hoàng Hồ Quý Ly nổi giận ra lệnh chém Ngụy Thức vì lời nói thẳng ấy. Khi đó ông ta không dám nhìn vào ánh mắt của Ngụy Thức vì thẹn. Chỉ mấy ngày sau đó Thượng hoàng sa vào tay giặc, lúc bị chúng lôi đi và buông lời chế giễu nhục mạ, Hồ Quý Ly mới cảm thấy nhục nhã và hối hận. Chỉ vài ngày sau đó Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tự bỏ gươm đầu hàng giặc. Riêng cha con vua Hồ Hán Thương và Thái tử Nhuế tiếp tục chạy đến Cao Vọng, Kỳ Anh. Tối hôm đó, quân tướng dựng trại cho vua nghỉ đêm bên vách núi, chợt có một cụ già từ đâu thình lình xuất hiện. Vái chào vua, cụ nói "Chỗ này gọi là Kỳ Lê tức là trói người, phía bên kia là núi có tên Thiên cầm tức trời bắt. Xin Bệ hạ đừng nghỉ ở đây vì có điềm không tốt." Vua nổi giận thét lớn "Ngươi là ai mà dám có lời khi quân. Lính đâu bắt đem chém." Khi ch đầu người rơi xuống mà không thấy chảy máu. Ai nấy thảy đều rụng rời, chợt gió lốc nổi lên cuốn người bay biến mất. Chỉ nghe trong gió có tiếng cười ha hả vọng lại. Sáng hôm sau vua bị quân Minh thình lình xuất hiện bắt ngay tại nơi này. Khi bị giải đi, đi qua một tảng đá hình người, vua ngẩn người nhận thấy tựa như hình dáng của cụ già tối qua. Vua chắp tay xá tạ tội và khóc "Thần nhân đã có lòng thương mách bảo, chỉ có trẫm ngu muội không hiểu. Biết làm sao được nếu đây đã là ý trời." Khi gặp nhau trong tù, nghe vua kể lại, Thượng hoàng Quý Ly kinh sợ ngửa mặt lên hỏi "Không lẽ trời muốn tuyệt mệnh họ Hồ ta ư?" Chẳng có ai trả lời ông ta cả. Không phải ý trời mà lòng người thôi.
Vào mùa hè năm Đinh Hợi 1407 toàn bộ triều thần nhà Hồ bị bắt và bị giải về Kim Lăng - Nam Kinh.
Lịch sử của một dòng họ, một triều đại ra đời là như vậy và châm dứt như vậy.
Sau này ta có dịp nghĩ lại về Hồ Quý Ly và triều đại ngắn ngủi của ông, dù sao, cha con ta vẫn làm quan trong triều nhà Hồ. Ăn cơm vua, dù một ngày cũng phải mang ơn suốt đời nên dù có chê trách gì cha con Hồ Quý Ly nhưng cha con ta vẫn là quần thần của nhà Hồ, đó là sự thật. Ta nhận thấy, rõ ràng ông cũng làm được nhiều việc cho dân cho nước. Từ việc cho phát hành tiền giấy thông bảo hội sao để dân dễ sử dụng, ban hành các đồ đo lường trong buôn bán, đến quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội. Cho thiết lập sở Quản tế lo sức khỏe cho dân. Ở các lộ, cho lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng. Biết phân phối ruộng đất, quy định trừ dại vương và trưởng công chúa, không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng, số ruộng thừa phải nộp lại cho Triều đình, hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phảiùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định... Tiếc rằng tất cả đã bị chấm dứt bởi cuộc xâm lược của giặc Minh, nếu không ta tin rằng ông còn làm được nhiều điều nữa.
Thực tế dù nhà Hồ không chiếm ngôi nhà Trần thì giặc Minh vẫn xâm lược nước ta. Khi Minh Thái Tổ qua đời, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) một kẻ ôn hòa lên thay. Nhưng không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi. Chu Đệ - Minh Thành Tổ là kẻ hiếu chiến, đây là một nguyên nhân chính khiến nước Đại Ngu (nhà Hồ) bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì nhà Trần vốn suy yếu cũng sẽ bị xâm chiếm bởi Chu Đệ, đó là một sự thật. Than ôi, ta biết nói gì bây giờ nếu đã là mệnh trời. Trong thiên Nhan Uyên, Phu Tử đã rằng: "Sống chết có số mạng, giàu sang tại trời."' Tất cả chúng ta đều nằm trong mệnh trời. Chính Phu Tử cũng thừa nhận: "Năm ta mười lăm tuổi chỉ để tâm vào việc học, năm ba mươi tuổi đã đủ lực mà lập thân, năm bốn mươi tuổi tâm trí đã đủ sáng suốt, năm năm mươi tuổi, ta hiểu được mệnh trời..." Tiếc thay cả ta lẫn Hồ Quý Ly xem ra chưa hiểu hết mệnh trời: "Không hiểu mệnh trời, không xứng đáng là người quân tử." Nên triều đại của ông ta tồn tại chỉ bảy năm. Còn ta, cả đời bôn ba vì nước vì dân, nay cũng phải trả giá rất đắt, vì sao?
Nguyễn Trãi - Quyển 1 - Oan Khuất Nguyễn Trãi - Quyển 1 - Oan Khuất - Bùi Anh Tấn Nguyễn Trãi - Quyển 1 - Oan Khuất