Khi phải chống chọi với những thử thách của cuộc sống, bạn đừng vội nản lòng. Bởi đó là cơ hội tốt để những khả năng tiềm ẩn trong bạn có dịp được phát huy.

S. Young

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 429 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
inh năm 1958 ở Nam Định, nhà nghèo, 15 tuổi đã phải bỏ học để bươn chải với đời, nhưng nay ông làtriệu phú USD. Ông là Trần Cường - Tổng Giám đốc công ty Thương mại - Du lịch Nam Cường.
Con buôn 16 tuổi
Trần Cường kể: Tôi còn nhớ như in năm tôi học lớp 7, mẹ tôi có mang cậu út bốn tháng, trong nhà chả còn gì ăn, khoai ngoài vườn lá héo khô vì hạn. Mẹ nhìn tôi trong nước mắt "Cường ơi, con thương bố mẹ, con nghỉ học theo bố đi làm... ". Tôi bỏ ra sau nhà, khóc một mình. Một tuần sau, tôi đành bỏ học.
15 tuổi, tôi lên thuyền phụ giúp bố chở gạo từ Xuân Trường đi Nghệ An, Thanh Hóa. Đi là vì thương bố mẹ chứ tôi vẫn cứ ấm ức vì ghen với ông anh được vào bộ đội. Hồi ấy được vào bộ đội là giấc mơ đối với mọi chàng trai trong làng.
Đi một chuyến mất hai tháng lênh đênh từ Kim Sơn qua sông Ninh Cơ, sông Đáy mới vào được tới Thanh Hóa. Đó là năm 1972, toàn đi đêm. Ban ngày thuyền gạo phải nép vào cửa lạch, chặt lá dừa, lá đước phủ lên ngụy trang. Chỉ cần sơ hở một chút sẽ trở thành mục tiêu oanh tạc của bọn "thần sấm" ngay. Thuyền của Hợp tác xã Trường Xuân (sau đổi thanh Xuân Thủy) chỉ là loại thuyền gỗ 6 tấn, rất hay bị nứt vỡ, nhiều chuyến chìm nghỉm.
16 tuổi ông đi "buôn". Hồi đó phân đạm là mặt hàng quốc cấm nhưng giá phân đạm các vùng lại rất chênh lệch: Nghe lời mẹ, ông đi bộ 50km từ Kim Sơn đến Xuân Trường, vay được của các bác và năm người chị làm nghề khâu nón một món tiền (tương đương 1 triệu đồng bây giờ), mua 3 tạ đạm vào Thanh Hóa bán lãi gấp năm lần. Ông đi thuyền ròng rã ba năm, lúc chèo bằng tay, lúc kéo thuyền dọc bờ sông, từ 15 đến 18 tuổi thì được "đề bạt" làm thuyền trưởng.
Ông chủ nhiệm thấy Cường lanh lợi, được việc, liền cho đi học trên tỉnh. Tưởng may hóa rủi. Học về, thấy cảnh nhà ông nghèo nên họ không giao thuyền. Thế là ông ngậm ngùi về nhà đi tát cá, bắt tôm cua. "Nhưng trong cái rủi lại có cái may, nếu ta luôn khao khát sống vượt lên số phận". Ông - giờ đây đã là một ông chủ giàu có và thành đạt - nói trong nước mắt.
Giã biệt đói nghèo
"Ở nơi tát cá, một hôm tình cờ tôi thấy một cái thuyền xi-măng lưới sắt bị gẫy đôi nằm phơi dưới nắng mưa dầu dãi. Tôi lội bùn lóp ngóp tới xem"-Trần Cường kể tiếp - "Đây là một chiếc thuyền trọng tải 30 tấn bị va đập mạnh nên họ bỏ đi. Đêm về tôi nghĩ cách khắc phục cái tài sản trời cho ấy. Tôi đi mua chui 2 tạ thép, một ít xi măng rồi vá lại con thuyền như người ta "măng sông" lốp xe đạp. Một tuần sau, đổ nước thử, thấy tốt quá, tự dưng tôi thét lên như một thằng điên giữa đêm khuya. Cái khó là làm sao HTX cấp phép cho mình làm chủ con thuyền."
Đó chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Trần Cường. Với con thuyền xi-măng lưới thép ấy, ông bắt đầu ăn nên làm ra. Chỉ một thời gian ngắn ông đã mua được một xà lan 50 tấn, rồi liều vay của HTX thêm nửa số tiền để mua tiếp sà lan 100 tấn.
Năm 1984, lần đầu tiên và duy nhất một HTX vận tải sông biển ở Nam Định ra đời. Đó là HTX Xuân Thủy do ông làm chủ nhiệm, em ruột là Trần Hoàng làm tổ trưởng, có đầy đủ ban bệ, kế toán trưởng, thanh tra viên đàng hoàng.
"Nghĩ lại thật lắm chuyện buồn cười. Tôi học ít, khổ nhiều nên viết chữ rất xấu. Ra ngân hàng rút tiền có đợt phải ký đến 10 lần họ vẫn trả về vì chữ xấu quá, lần nọ đá lần kia, chữ này thừa, chữ kia thiếu nét. Tôi xấu hổ quá, thế là quyết đóng cửa che đèn tập... ký, mãi mới được chữ ưng ý như bây giờ."
Trở thành triệu phú USD
Công ty thương mại du lịch Nam Cường đang là nhà tài trợ chính cho dự án đúc 14 bức tượng các đời vua nhà Trần, với số tiền lên tới 1 tỷ đồng. Vào dịp Tết Bính Tuất, khách thập phương tới thăm đền Trần sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng các vua nhà Trần to bằng người thật, từ vị vua đầu tiên Trần Thái Tông - Trần Cảnh, vị vua tài hoa nhất Trần Thánh Tông đến vị vua cuối cùng Trần Thiếu Đế lên ngôi lúc mới 3 tuổi.
Trần Cường bắt đầu chinh phục thương trường bằng những kế hoạch làm ăn lớn. Khi xây khách sạn Thúy Quỳnh, khách sạn Tray cũng bị các "đại gia" đất Cảng ngứa mắt "đánh" tả tơi. Nay thì ông được mang thương hiệu "Cường Tray". Khách sạn là niềm tự hào của người Hải Phòng. Người Thái Lan, người Singapore được thuê làm giám đốc với mức lương 2.000 USD/tháng. Công ty Thương mại du lịch Nam Cường hiện đang đầu tư hạ tầng cơ sở tại nhiều dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia như khu du lịch quần thể quốc tế Đồ Sơn, Khu đô thị mới Hòa Vương và khách sạn 4 sao Nacimex, đặc biệt là khu đô thị mới tại Hải Dương với tầm vóc lớn nhất vùng châu thổ sông Hồng. Doanh thu của công ty đến nay đã đạt trên mức 1.000 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 3 tỷ tiền thuế. Đó là chưa kể sự đóng góp vào các quỹ xã hội từ thiện, xóa đói giám nghèo từ địa phương tới trung ương.
Ông có cả thảy sáu người con, bốn đứa đang tu nghiệp ở Australia. Ông nói về bốn đứa con đang tu nghiệp ở Australia: "Tôi chỉ chu cấp một năm đầu rồi mặc cho chúng tự bơi, tự sống như bố mẹ nó".
(Theo TT TP HCM)
Người kéo thuyền trở thành triệu phú USD Người kéo thuyền trở thành triệu phú USD - Cẩm Nang Nghề Nghiệp