A good book should leave you... slightly exhausted at the end. You live several lives while reading it.

William Styron, interview, Writers at Work, 1958

 
 
 
 
 
Tác giả: John Bridges
Nguyên tác: How To Be A Gentleman
Dịch giả: Hồng Vân
Biên tập: new wind
Upload bìa: Đặng Thị Bông
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2638 / 47
Cập nhật: 2015-11-21 16:16:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
###chương 6 Người Lịch Lãm Trong Giao Tiếp Bạn Bè
gười lịch sự không bao giờ cho phép mình tỏ ra quá quan trọng và làm cho người khác cảm thấy mình thấp kém hơn.
Người lịch sự không bao giờ cho vay quá khả năng tài chính của mình. Và anh ta cũng không vay tiền quá khả năng chi trả.
Khi biết trước người khách sắp tới là nữ giới hoặc rất có thể là nữ, người lịch sự luôn đậy nắp toa lét lại.
Vào buổi sáng, người lịch sự luôn chủ động dậy trước và pha cà phê.
Đối với các vấn đề chính trị hay tôn giáo, một người lịch sự không giả định rằng mọi người đều có niềm tin giống anh ta.
Nếu một người lịch sự hứa gọi điện cho ai đó, anh ta sẽ gọi.
Một người lịch sự không gọi điện thoại vào giờ ăn tối.
Người lịch sự luôn sẵn lòng chấp nhận câu trả lời “Không” ngay lần đầu tiên, không cần nhắc lại.
Cách giới thiệu
Dù giao tiếp trong xã hội ngày càng cởi mở hơn thì người lịch lãm luôn trân trọng thủ tục giới thiệu.
Người trẻ tuổi hơn thường được giới thiệu với người lớn tuổi hơn. Ví dụ, khi giới thiệu Larry Lyons, 20 tuổi với ông Allgood, 50 tuổi, người lịch sự sẽ nói, “Ông Allgood, tôi muốn ông gặp Larry Lyons.” Ngay cả khi người trẻ tuổi hơn là phụ nữ thì khi giới thiệu với người lớn tuổi hơn, người lịch sự bao giờ cũng gọi tên người lớn tuổi trước.
Khi người lịch sự giới thiệu một phụ nữ và một nam giới ngang tuổi nhau, anh ta giới thiệu người nam với người nữ. Do đó, nếu bạn anh ta là Sally Baldwin và Larry Lyons không biết nhau, anh ta giới thiệu như sau: “Sally, đây là một người bạn của tôi, anh Larry Lyons.” Sau đó anh ta quay sang Larry và nói: “Larry, đây là Sally Baldwin.”
Trong mọi trường hợp, người lịch sự có thể thoải mái thêm một vài chi tiết để khuyến khích cuộc nói chuyện diễn ra giữa hai người. Chẳng hạn anh ta có thể thêm: “Thưa ông Allgood, Larry là một trong những người bạn tốt của tôi ở trường Luật.” Hoặc, “Sally, chắc cô đã nghe tôi kể về Larry rồi phải không? Tuần trước chúng tôi cùng đi nghe hoà nhạc của Moda.”
Một người lịch sự nên nói chính xác rõ ràng tên của người được giới thiệu. Nếu thuận tiện thì anh ta cũng sẽ nhắc lại lúc này lúc khác trong cuộc trò chuyện nhưng không cách xa nhau quá.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp anh ta không chắc về cách thức thì người lịch sự luôn cố gắng hết sức để giới thiệu. Nếu anh ta có sự nhầm lẫn nho nhỏ, anh ta cũng tránh được một lỗi nghiêm trọng hơn là không giới thiệu mọi người với nhau.
Một người lịch lãm không bao giờ suy đoán là người này đã biết người kia. Anh ta luôn giới thiệu mọi người với nhau và luôn sẵn sàng giới thiệu tên của mình. Một người lịch sự khi được giới thiệu sẽ đứng lên.
Khi một người lịch lãm nhận ra người khác quên không cài khóa quần, anh ta nói nhỏ với người đó kể cả khi trong phòng có đông người.
Khi một người biết được mình quên cài khóa quần, anh ta kéo khoá lên ngay lập tức là không cần xin lỗi ai.
Với người không uống rượu
Bất kỳ người nào cũng có những người bạn không uống được rượu. Cho dù họ có lý do gì - vì tôn giáo, sức khoẻ… - một người lịch lãm luôn tôn trọng lý do đó. Anh ta không tạo áp lực cho bất kỳ ai, cũng không hỏi xoáy vào việc vì sao họ không uống. Anh ta đảm bảo cho những người bạn không uống rượu của mình quyền lựa chọn nhiều đồ uống không chứa cồn.
Nếu một người lịch sự không uống rượu, anh ta không áp đặt điều đó đối với những người khác. Nếu anh ta được mời ly cocktail, anh ta có thể nói: “Cảm ơn, nhưng tôi không uống đồ uống có cồn.
Tôi muốn một cốc sôđa hoặc một chút nước có ga - hoặc bất kỳ cái gì anh có.” Anh ta không cần giải thích gì thêm.
Cách bắt tay
Một người lịch sự có thể thoải mái bắt tay bất kỳ ai được giới thiệu với mình, hay với những người quen mà anh ta gặp, dù ở tiệc tùng hay trong sảnh rạp hát hoặc lối đi giữa hai hàng ghế trong nhà thờ. Tuy nhiên, một người lịch sự sẽ tuân thủ theo những chỉ dẫn nhất định. Khi anh ta được giới thiệu với một người lớn tuổi hơn hoặc với một nhân vật khả kính, thì người lịch sự không chìa tay ra trước, thay vào đó anh ta đợi cho tới khi người ấy chìa tay tỏ ý muốn bắt tay. Sau đó, anh ta nắm chặt bàn tay người đó, ngay dưới khoeo tay, và hơi mạnh một chút, sau đó nắm nhẹ và từ từ bỏ tay ra.
Người lịch sự không bao giờ chìa tay trước cho phụ nữ bắt tay. Bao giờ cũng để họ chủ động nếu họ muốn bắt tay. Và trong bất cứ trường hợp nào khi đang bắt tay một người phụ nữ, người lịch lãm sẽ chỉ nắm nhẹ và nhanh hơn là bắt tay mạnh. Nếu người phụ nữ không chìa tay trước thì người đàn ông lịch sự chỉ gật đầu khi được giới thiệu.
Một người lịch lãm không bao giờ từ chối một cái bắt tay chìa về hướng anh ta. Từ chối như vậy là hành động xúc phạm rõ ràng nhất trong giao tiếp kinh doanh và trong xã giao thông thường.
Khi nào gửi hoa
Một người lịch lãm có thể gửi hoa để đánh dấu bất cứ sự kiện nào, dù buồn hay vui. Hoa có thể kỷ niệm ngày cưới, ngày sinh hay ngày nghỉ lễ, cơ hội thăng chức, mừng em bé mới sinh hoặc bất kỳ sự kiện vui vẻ nào khác trong đời. Hoa là biểu tượng hoàn hảo để cảm ơn những người đã đãi tiệc và có thể gửi hoa trước hoặc sau hôm tiệc. Mặt khác, hoa cũng có thể được gửi tới gia đình có chuyện buồn để an ủi hoặc gửi tới người bị ốm để làm căn phòng của họ sáng sủa hơn. Hoa cũng có thể nói thay lời xin lỗi khi một người vô tình lỡ xúc phạm ai đó.
Có một vài thời điểm không thích hợp để gửi hoa, ít nhất là đối với một số loại hoa nhất định. Chẳng hạn khi gia đình của thư ký hay người đồng nghiệp có tang yêu cầu không gửi hoa tới. Anh ta cũng không gửi hoa tới nhà riêng của họ mà anh ta gửi hoa tươi hoặc tốt hơn là một chậu cây xanh tới bàn làm việc của người đó.
Điều cuối cùng, người lịch sự không gửi hoa cài ngực trừ phi anh ta biết người phụ nữ mà anh ta gửi hoa là bà của cô dâu.
Làm khách của gia đình
Với tư cách là khách tới nhà riêng của ai đó, người lịch sự rất cẩn thận đối với đồ đạc và tư trang trong nhà người chủ và càng cẩn thận hơn đối với những món đồ đạc khi biết đó là đồ dùng cá nhân của chủ nhà.
Nếu có người giúp việc và có sự phục vụ đặc biệt nào dành cho anh ta, hoặc anh ta ở lại trong thời gian dài, anh ta bày tỏ sự biết ơn bằng cách trả tiền boa cảm ơn.
Trong mọi trường hợp, người lịch lãm luôn cố gắng thích nghi với lề thói trong nhà. Anh ta thức dậy và về phòng mình theo thời gian biểu của chủ nhà. Anh ta ăn những gì họ có và không than phiền. Anh ta dọn giường vào buổi sáng để khăn lau ở nơi được hướng dẫn.
Quan trọng nhất anh ta phải theo đúng lịch tới và lịch ra đi đã thống nhất. Khi hết thời gian ở lại, anh ta kiểm tra trong phòng xem còn đồ đạc gì của mình không, và nên chỉ để lại những kỷ niệm dễ chịu vui vẻ.
Với những cặp yêu nhau không cưới
Người lịch sự đôi khi có nhiều bạn bè sống chung với nhau nhưng không kết hôn theo truyền thống. Nếu người lịch sự muốn những người này là một phần của đời mình, anh ta chấp nhận họ như họ vốn thế và hiểu rằng cuộc sống của họ là việc của riêng họ. Nếu không ủng hộ cách sống của họ, anh ta không thuyết giáo mà tránh tiếp xúc với họ càng ít càng tốt.
Không bao giờ nói quan hệ đó khi giới thiệu họ với người khác. Chẳng hạn, anh ta sẽ không nói: “Đây là Mary Brown và đây là bạn trai đang sống cùng cô (hoặc đây là bố của con trai cô ấy), tên là Sam Jones.” Thay vì vậy, anh ta sẽ nói: “Tôi muốn anh gặp Mary Brown và Sam Jones.”
Nếu đôi bạn ấy muốn mọi người biết họ đang sống cùng nhau, họ sẽ tự nói ra điều đó.
Khi liên hệ với Mary và Sam bằng thư, người lịch sự sẽ ghi trên phong bì: “Gửi Mary Brown và Sam Jones.” Gửi cho Bob và Keith sẽ ghi “Gửi Bob Grainger và Keith Harris.” Cho Kate và Helen sẽ là “Gửi Helen Thompson và Kate William” theo thứ tự bảng chữ cái.
Với những người bạn đã ly hôn
Người lịch lãm tỏ ra tiếc cho sự chia tay của bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào, đặc biệt khi anh ta coi cả hai người là bạn. Tuy nhiên đó là sự đau đớn của người trong cuộc chứ không phải là cho riêng anh ta. Anh ta không nghiêng về phe nào trong xung đột của họ và không là người đưa chuyện qua lại giữa hai bên.
Nếu bạn của anh ta mới ly hôn, một người lịch sự không cố tạo ra tình huống - như một bữa tiệc nhỏ chẳng hạn - để họ bắt buộc phải đối mặt với nhau. Anh ta duy trì mối liên lạc với cả hai bên nhưng hiểu rằng giờ đây anh quan hệ với hai người bạn riêng biệt chứ không phải với một cặp. Giữ mối quan hệ như vậy đòi hỏi nỗ lực và thời gian gấp hai.
Khi thời gian ly hôn của hai người bạn khá lâu, người lịch sự thấy cần có mặt cả hai người trong một sự kiện, đặc biệt là khi rất nhiều người khác cũng có mặt. Anh ta đủ cân nhắc để đảm bảo hai bên cùng được thông báo trước về sự có mặt của người kia. Anh ta cũng đảm bảo danh sách khách mời có cả những người sống một mình khác nữa, để người đã ly hôn không cảm thấy mình là người thừa.
Người lịch sự có thể nói với Betsy, trước đây là vợ của Tom, “Sẽ vui đấy Betsy ạ, tôi mời cả Jim; Marcia và Bob; Jim, Gloria, Ted và Vivian. Tôi dự định mời cả Tom nữa.”
Vì bạn của người lịch sự cũng đều là những người cư xử đúng mực, họ sẽ không hỏi trước những thông tin ấy. Tuy nhiên, người lịch sự sẽ hiểu rằng đối phương sẽ từ chối lời mời nếu anh ta không nói. Và ngay cả khi được thông báo trước trong những trường hợp đặc biệt như vậy, một người lịch sự vẫn từ chối một lời mời.
Giúp đỡ người khác
Một người lịch sự sẽ cân nhắc cẩn trọng về những nhu cầu đặc biệt của những người lớn tuổi và những người khuyết tật. Chẳng hạn, nếu anh ta gặp một người khiếm thị đang bối rối ở góc phố đông người anh ta sẽ đề nghị được giúp đỡ: “Tôi giúp ngài qua đường nhé?” Nếu lời đề nghị được chấp nhận, người lịch sự sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Nếu như họ từ chối, anh ta nên giữ khoảng cách và quan sát người khiếm thị đó.
Vào những hôm trời mưa, người lịch sự sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ ai bước qua vũng bùn. Một người lịch sự không ngại ngần khi mang theo bạc hà và cũng không ngần ngại mời người khác.
Nếu một người lịch sự bắt buộc phải đỗ xe ở nhà hàng hoặc những nơi vui chơi giải trí, anh ta để người ngồi sau xuống xe ở trước cửa ra vào. Một người lịch sự không bao giờ cố gắng thu xếp một cuộc hẹn quá gấp gáp. Tuy nhiên, nếu đột nhiên có một cặp vé chương trình hay ở trong tay, anh ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội chia sẻ với người nào anh ta muốn đi xem cùng.
Người lịch sự không bao giờ quát người khiếm thính và người khiếm thị.
Người Đàn Ông Lịch Lãm Người Đàn Ông Lịch Lãm - John Bridges Người Đàn Ông Lịch Lãm