In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: John Bridges
Nguyên tác: How To Be A Gentleman
Dịch giả: Hồng Vân
Biên tập: new wind
Upload bìa: Đặng Thị Bông
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2638 / 47
Cập nhật: 2015-11-21 16:16:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
###chương 3 Người Lịch Lãm Đi Dự Bữa Tối
gười đàn ông lịch lãm biết khi nào được ăn đồ trang trí trên món ăn.
Khi gặp trường hợp khó chịu tại nhà hàng, bạn không nên rầy rà với đội ngũ nhân viên phục vụ mà hãy viết lời phàn nàn gửi tới người quản lý. Trừ phi, bạn không bao giờ quay lại nhà hàng đó một lần nữa.
Sau giờ làm việc, người lịch lãm không mang điện thoại di động vào nhà hàng.
Nếu món ăn dọn trước mặt cần được ăn nóng khi còn đang bốc hơi (hoặc là ăn khi còn rất lạnh), và nếu được phục vụ đầu tiên thì nên đợi cho mọi người được phục vụ xong đâu đấy anh ta mới bắt đầu ăn.
Khi trong miệng có thức ăn, người lịch lãm không bao giờ nói chuyện.
Người lịch lãm không bao giờ cho thêm muối vào thức ăn trước khi nếm qua nó. Không bao giờ xúc phạm người nấu bếp bằng cách này.
Trong nhà hàng, người đàn ông lịch lãm tuân thủ các quy tắc về trang phục. Nếu không chắc chắn việc có phải mặc áo vét hay không anh ta sẽ hỏi trước. Nếu anh ta mời những người đàn ông khác tới ăn tối, anh ta sẽ để họ biết điều đó.
Người đàn ông lịch lãm không nhai đá trừ phi anh ta đang ở nhà riêng.
Tại bàn ăn, người lịch lãm giúp đỡ người phụ nữ bên phải mình khi họ ngồi xuống hoặc đứng lên.
Ngay cả ở những bữa tiệc sang trọng nhất người lịch lãm nếu muốn vẫn hoàn toàn có thể ăn những món nguội như ngọn măng tây, khoai tây chiên, gà rán… bằng tay. Tuy nhiên anh ta chú ý tránh dây nước sốt ra áo sơ mi hoặc khăn trải bàn.
Nếu món ăn của riêng anh ta quá lâu khi mọi người đều đã được phục vụ, anh ta giục mọi người, “Xin mọi người hãy tự nhiên dùng trước!” Và thực lòng anh ta nghĩ như vậy.
Nếu đang ăn kiêng, người lịch sự không bàn chuyện đó khi đang ăn cùng mọi người.
Nếu người lịch sự chưa đặt chỗ trước cho bữa tối, anh ta chấp nhận sẽ phải đợi ở quầy bar.
Cách boa
Tiền boa là một vấn đề tế nhị chỉ liên quan tới bản thân người đưa tiền boa và nhân viên phục vụ. Người lịch lãm không khoe khoang khoác lác về món tiền thưởng hào phóng của mình. Nếu chất lượng phục vụ không được tốt, người lịch sự không để cho người đi cùng biết được anh ta sẽ chi tiền boa ít hơn thông lệ.
Nên chi tiền boa ở nhà hàng hoặc quán bar chứ không nên chi tiền boa ở các cửa hàng ăn nhanh. Để ghi nhận chất lượng phục vụ tốt, hãy chi thêm 15% tổng giá trị hóa đơn, chất lượng phục vụ tuyệt hảo, chăm chút xứng đáng 20% hoặc hơn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tạm chấp nhận về thái độ phục vụ thì có thể bỏ 10% tiền boa. Nếu cảm thấy rất không hài lòng thì đừng để lại tiền boa và thông báo với quản lý về chất lượng dịch vụ ở đó. Nếu bạn để lại một xu hay một hào với vẻ tức giận, khó chịu thì điều đó chứng tỏ cả khách hàng lẫn người phục vụ đều cư xử tồi.
Cách sử dụng dĩa
Nếu bàn ăn được dọn đúng cách, người lịch sự sẽ không gặp khó khăn trong việc nhận ra dĩa nào, thìa nào hay con dao nào cần cầm trước. Khi ngồi vào bàn, anh ta sẽ thấy dao dĩa được bày theo trật tự anh cần. Khi món đầu tiên được dọn ra, anh dùng dĩa ở vị trí xa đĩa của mình nhất, ăn xong món đầu tiên anh ta đặt dĩa trên đĩa của mình và nó sẽ được mang đi. Thủ tục với các món khác cũng vậy trong suốt bữa ăn, sao cho đến món tráng miệng anh ta chỉ còn một bộ dĩa, thìa và dao. Nếu vô tình bộ dao dĩa bị xếp sai vị trí, người lịch sự vẫn theo trình tự này. Trong trường hợp đó chính người dọn bàn ăn đã gây ra sự nhầm lẫn chứ không phải anh ta.
Người lịch sự biết cách sử dụng dĩa ngoài cùng trước. Nếu dĩa dùng xa-lát để nhầm vị trí, anh ta không lấy làm phiền lòng.
Khi người lịch sự ăn xong, anh ta để dao, dĩa chéo nhau trên đĩa. Không bao giờ đặt dao dĩa đã dùng xuống bàn ăn.
Một khi dao đã bị bẩn, anh ta không bao giờ chạm dao vào khăn trải bàn.
Khi trước mặt là một đĩa mỳ sợi dài như mỳ Ý, linguine, hoặc fettucine - người lịch sự không dùng dao dĩa để cắt mà anh ta cuộn chúng lại quanh đầu nhọn của dĩa cho vừa miệng và dùng thìa đỡ đưa mỳ vào miệng một cách gọn gàng.
Người lịch lãm với những người bạn ăn chay
Ngay cả khi người lịch sự là một người nghiện thịt bò đến mức nào đi chăng nữa thì cũng có lúc anh ta phải chiêu đãi những người bạn không bao giờ ăn thịt bò (Đôi khi họ từ chối không ăn tất cả các sản phẩm từ sữa). Họ chỉ ăn thịt trắng như gà hoặc cá.) Khi người lịch sự mời khách ăn kiêng tới chơi nhà, anh ta cố gắng tôn trọng ước muốn của khách để họ có một bữa ăn ngon miệng, hài lòng. Khi chọn nhà hàng, anh ta kiểm tra xem thực đơn của nhà hàng đó có nhiều xa-lát và mì hay không? Nếu chọn trước một thực đơn thì anh ta thu xếp để có sự lựa chọn cho người ăn chay.
Nếu chính người lịch sự là một người ăn chay, anh ta không yêu cầu người khác phải chiều theo ý mình. Nếu có niềm tin sâu sắc khi lựa chọn không ăn thịt, anh ta thông báo với chủ nhà trước để họ thu xếp. Khi chấp nhận một lời mời, anh ta có thể nói: “Tất nhiên thứ bảy này tôi sẽ tới, tôi là người ăn kiêng nhưng dù sao món gì tôi cũng sẵn sàng ăn.” Dù thế nào chăng nữa bao giờ người ăn kiêng cũng là ngoại lệ và trách nhiệm của anh ta là thông báo cho chủ nhà biết nhu cầu đặc biệt của mình.
Cách đặt trước tiệc tối
Người lịch sự hiểu rằng đặt trước bữa tối là thoả thuận miệng giữa anh ta và nhà hàng. Anh ta không đặt trước bữa tối nếu không thực tình muốn sử dụng chúng và nếu bắt buộc phải huỷ hay thay đổi số người tới ăn tối, anh ta sẽ thông báo trước với nhà hàng càng sớm càng tốt.
Người lịch sự không coi việc nhà hàng không thể sắp xếp bữa tiệc của anh ta đúng giờ yêu cầu là một lời lăng mạ. Nếu không thể chấp nhận một giờ sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, người lịch sự yêu cầu giới thiệu một nhà hàng khác.
Nếu bữa tiệc của anh ta có yêu cầu đặc biệt như muốn ngồi ở khu vực có thể hút thuốc hay không hút thuốc, anh ta cần nói yêu cầu này ngay khi đặt chỗ.
Nếu bà chủ hay quản lý nhà hàng hăng hái giúp đỡ anh ta thu xếp việc đặt chỗ, anh ta vui vẻ ghi nhận sự phục vụ đó bằng một khoản tiền boa.
Tuy nhiên, cách boa càng ít khoa trương càng tốt, có thể ấn nhanh vào lòng bàn tay của người chủ khi bắt tay tạm biệt.
Một người lịch sự biết rằng nếu đặt trước nhà hàng sau đó lại thay đổi mà không thông báo lại sẽ mang tiếng xấu là thô lỗ và không biết phải trái.
Cách gọi một chai rượu vang
Một người lịch sự gọi một chai rượu vang anh ta thích hoặc do một trong số những người cùng đi gợi ý. Điều đó không có nghĩa là anh ta phải gọi loại rượu đắt tiền nhất trong danh sách. Khi được gợi ý một loại rượu vang ngoài khả năng thanh toán của anh ta, anh ta sẽ chọn một loại rượu khác mà không cần xin lỗi ai.
Nói chung, rượu vang đỏ thường được chọn đi cùng với các loại thịt đỏ, mì sốt cà chua và hầu hết các món khai vị nhiều chất đạm. Rượu vang trắng thường được lựa chọn để ăn cùng cá, thịt gà, xa lát và các món mì có nước sốt màu nhạt. Tuy nhiên, một người lịch sự có thể lựa chọn loại rượu anh ta ưa thích.
Khi một người lịch sự đã gọi một chai rượu vang, người phục vụ sẽ mang rượu lại cho anh ta và chỉ cho anh ta xem nhãn mác (để anh ta có thể tận mắt nhìn thấy là anh ta đang được phục vụ đúng loại rượu anh ta yêu cầu) và đưa anh ta xem nút chai (để anh ta có thể thấy là chai rượu đó vừa được mở). Sau đó người phục vụ sẽ rót một chút rượu vang vào ly của anh ta để anh ta nếm thử và nếu đó đúng là loại rượu vang anh chọn, anh ta đồng ý để người phục vụ rót rượu cho khách trước rồi mới tới phiên anh ta.
Người phục vụ sẽ để rượu ở bình đá bên cạnh bàn nếu đó là vang trắng. Nếu là vang đỏ, anh ta có thể để ngay trên bàn. Trong cả hai trường hợp, người lịch sự có thể chờ khi người phục vụ quay lại rót tiếp rượu cho mình và mọi người hoặc anh ta có thể tự rót.
Khi một người lịch sự không muốn uống rượu, anh ta cảm thấy rất tự tin nói với người phục vụ: “Cảm ơn, tôi chỉ cần một chút nước (trà hoặc sô đa).”
Khi người lịch sự rót rượu vào ly, anh ta nhẹ nhàng xoay chai để, tránh bị rỏ rượu ra ngoài.
Người lịch sự không cố tình làm thay đổi ý kiến của những người cùng ăn. Bữa ăn tối ở nhà hàng không phải nơi thi thố xem ai thắng ai thua.
Người lịch sự không uống cocktail bằng ống hút.
Cách sử dụng khăn ăn
Sau khi ngồi vào chỗ, việc đầu tiên người đàn ông lịch lãm phải làm là đặt khăn ăn lên đùi. Luôn đặt khăn ăn lên đùi chứ không giắt vào thắt lưng hay vào cổ áo. Người lịch sự không chờ người phục vụ đặt khăn ăn cho mình. (Chỉ có những nhà hàng khoa trương nhất mới để cho người phục vụ đặt khăn ăn cho khách như một phần của màn trình diễn trước lúc ăn tối).
Nếu phải rời bàn trong chốc lát khi đang ăn, người lịch sự sẽ để khăn trên ghế trong tình trạnghơi gấp nhẹ. Tuy nhiên, khi đã ăn xong anh ta sẽ gấp khăn lại và để cạnh đĩa của mình. Anh ta để ý xem chủ nhà có làm vậy không, đó là dấu hiệu báo bữa ăn đã đến hồi kết thúc.
Nếu người lịch sự phát hiện ra có hạt quả mâm xôi hay cái gì đó mắc vào răng, anh ta sẽ xin phép vào phòng vệ sinh.
Ở tiệc ngọt hay bữa tối ở nhà hàng nếu người lịch sự phát hiện rằng mình vừa cho vào miệng một thứ gì đó khó chịu không thể ăn nổi anh ta sẽ nhả ngay nó ra càng nhanh gọn càng tốt.
Trong hầu hết mọi trường hợp anh ta sẽ làm việc đó rất nhanh bằng thìa hoặc dĩa của mình và không cố gắng che giấu hành động đó sau khăn ăn.
Cách bày tỏ thái độ
Một người lịch sự đôi khi thấy cần phải thể hiện rõ sự bất bình của mình. Nếu anh ta được phục vụ không tốt, hay anh ta bị đối xử thô lỗ hoặc nếu phải hứng chịu sự công kích vô lý từ người khác, anh ta hoàn toàn có quyền tỏ rõ sự không hài lòng của mình, không chỉ vì anh ta đã bị tổn thương mà còn để những hành vi ấy không có cơ hội lặp lại.
Tuy nhiên, người lịch sự biết rằng khiếu nại cần phải được trao cho đúng người có thẩm quyền nếu không mọi việc sẽ trở nên vô nghĩa. Chẳng hạn, nếu chất lượng phục vụ trong nhà hàng quá kém, một người lịch sự sẽ không phàn nàn trực tiếp với người phục vụ - người không cảm thấy cần phải điều chỉnh hành vi của mình. Mà thay vào đó, anh ta sẽ bày tỏ sự việc với người quản lý hoặc chủ nhà hàng. Nếu có cơ hội, anh ta sẽ khiếu nại trực tiếp, còn không, anh ta sẽ gọi điện thoại hoặc viết thư gửi quản lý nhà hàng.
Khi một người lịch sự viết thư phàn nàn, anh ta nói rõ lý do vì sao mình không hài lòng. Anh ta không đe dọa. Nếu ở nhà hàng nào đó mà chất lượng phục vụ chưa tốt, anh ta có quyền lựa chọn có tới đó nữa hay không. Tuy nhiên, nếu sau khi khiếu nại mà chất lượng phục vụ vẫn không tiến bộ thì anh ta sẽ không tiếp tục khiến mình không vui ở những nơi như vậy nữa mà đi chỗ khác.
Người Đàn Ông Lịch Lãm Người Đàn Ông Lịch Lãm - John Bridges Người Đàn Ông Lịch Lãm