Dịp may ưu ái những ai can đảm

Publius Terence

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 915 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ó là tên bức tranh nổi tiếng của hoạ sỹ Kramskoi, trên đó có hình người đàn bà trẻ với cặp mắt to huyền bí dường như nhìn xuyên qua kẻ ngắm tranh, đến một nơi xa xăm nào đó. Tôi xin mượn tên bức tranh để đặt tên cho bài viết mà tôi muốn tặng một người bạn từng du học ở Leningrad nhân ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Một tối mùa đông cuối thập kỷ 80, tôi lặng lẽ rời khách sạn, đi dạo dọc bờ sông Neva, con sông đang ngầm chảy dưới làn băng tuyết trắng. Khoan khoái hít sâu cái không khí trong lành và dễ chịu của mùa đông nước Nga, tôi muốn tìm một chút thư giãn sau mấy ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tranh thủ ngắm thành phố xinh đẹp do Pie Đại đế xây dựng nên với nhiều cung điện và tượng đài nổi tiếng mà tôi đã một lần ghé qua mười mấy năm trước đó.
Trên con đường vắng, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân mình lạo xạo trên tuyết. Tiếng lạo xạo đó đã trở thành kỷ niệm của những năm du học, trở thành một phần tuổi trẻ của tôi. Thỉnh thoảng một chiếc taxi lao vội, phá tan trong chốc lát sự yên tĩnh của con đường ven sông, xẹt lên vỉa hè những vệt tuyết bẩn. (Người ta phải rải cát vàng ra đường để chống trơn vào mùa băng giá).
Trong cái tĩnh lặng ấy, tôi dễ dàng nhận ra một người phụ nữ đã lớn tuổi, vai hơi nghiêng vì phải xách một túi đồ khá nặng, lầm lũi bước những bước chân đều đặn cùng một hướng đi với tôi. Tôi rảo bước đến gần bà, đề nghị:
- Cho phép tôi được xách giúp bà một đoạn?
- Cảm ơn ông, tôi tự lo được. Bà già ngước cặp mắt to nhìn tôi, thoáng một chút nghi ngại.
Tôi hiểu được sự ái ngại của bà. Thời gian gần đây tình hình trật tự trị an của Liên xô xấu đi, người dân phải cảnh giác hơn với người lạ, đặc biệt là những người vùng Trung Á, nơi trình độ dân trí thấp hơn phần châu Âu của Liên xô.
- Thưa bà, tôi là người Việt nam. Hơn nữa tôi đoán túi đồ của bà không đáng để kẻ cướp quan tâm.
- Vậy xin phiền ông, ông tốt quá. Bà già bật cười trước cách diễn đạt của tôi, trao cho tôi túi đồ khá nặng, chắc là toàn những lọ mứt trái cây, dưa chuột muối và táo. Người đàn bà Nga nào chả hay xách những thứ đó?
- Ông mới ở Việt nam sang hay làm việc ở đây?
- Tôi mới đến Leningrad được ba ngày, tôi là phiên dịch.
- Đúng rồi, ông nói tiếng Nga hay lắm.
- Cảm ơn bà có lời khen, tôi chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình.
- Thế ông lưu lại khách sạn nào?
- Khách sạn Tháng Mười, thưa bà.
- Ồ, thế thì đoàn các ông là đoàn cấp cao rồi. (Tôi không tìm thấy một chút mỉa mai nào trong giong nói của bà).
Chỗ này tôi phải nói thêm với bạn đọc là ở Liên xô cũ thành phố nào, tỉnh nào cũng có khách sạn Tháng Mười, đó chính là nhà khách của Đảng CSLX, nơi người khách nhiều khi chỉ phải ký “bông” chứ không phải trả tiền cho mọi dịch vụ hảo hạng.
- Vâng, theo một nghiã nào đó. Tên tôi là Th., bà có thể gọi là Victo cho dễ phát âm.
- Tôi là Liubov Petrovna, tôi là giáo sư trường Múa Lenningrad đã về hưu. Ở Việt nam ông có biết hai học trò của tôi là Thuỷ và Cường không?
- Thật là một bất ngờ thú vị: tôi cùng học dự bị với hai người này, hiện họ là cán bộ chủ chốt của Trường Múa Việt nam.
- Họ chẳng hề thư từ gì cho tôi cả, giọng bà lộ ra một chút xíu trách móc mà có lẽ bà đã cố dấu đi.
- Mong bà thứ lỗi và thông cảm. Đất nước chúng tôi trải qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, việc liên hệ với người nước ngoài đôi khi mang lại ít nhiều bất lợi.
- Tôi cũng đoán thế, chứ không bao giờ chúng nó có thể quên tôi. Giọng bà ấm trở lại. Thôi chết, ông có đi cùng đường với tôi không, có thể tôi đã làm phiền ông nhiều quá?
- Không sao, tôi chỉ đi dạo, đường nào cũng là đi dạo. Vả lại rất vui được nói chuyện với bà, bà làm tôi nhớ đến bà giáo kính mến của tôi.
Cứ thế, chúng tôi một già một trẻ vừa đi vừa trò chuyện. Tôi lấy làm tiếc vì mình ít hiểu biết về lĩnh vực Ba lê, ít biết những tên tuổi nổi tiếng trên sàn múa nước Nga và thế giới. Biết đâu bà Liubov Petrovna từng là một solist nổi tiếng hay là một nhà giáo đã đào tạo nhiều tài năng cho các sân khấu của châu Âu?
Tôi nói với bà về Việt nam, về công cuộc đổi mới vừa bắt đầu. Bà nói về “cải tổ” mà theo bà không rõ sẽ đưa đất nước Nga đi về đâu. Tôi kín đáo quan sát khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng đi khoan thai và thanh thoát của người vũ công về già. Tôi không dám hỏi bà đi đâu một mình và trở về khuya khoắt trong cô đơn. Đó là phép lịch sự. Bà hỏi thăm tôi về gia đình, về các con tôi, không hẳn là vì phép lịch sự.
Không hiểu do đâu tôi bỗng nhắc đến bức tranh Người đàn bà xa lạ, nhắc đến những tiểu thuyết có nhiều diễn biến gắn với Xanh Peterburg, rồi chúng tôi nói về danh hài Raikin của Leningrad. Bà tỏ ra là một người trò chuyện thú vị.
Bà bất ngờ dừng lại trước cửa một nhà chung cư:
- Tôi đã về đến nhà rồi, cảm ơn ông đã giúp đỡ. Chân thành chúc ông luôn hạnh phúc!
Tôi hiểu lời chúc của bà, chỉ những người ở tuổi bà mới ngộ rằng hạnh phúc là cái quan trọng nhường nào cho một đời người.
- Thay mặt tất cả những học trò Việt nam của bà và tự đáy lòng xin chúc bà mạnh khoẻ và mọi điều tốt đẹp nhất.
Bà chìa tay cho tôi bắt, bàn tay mảnh mai nhưng rắn chắc.
Theo con đường ven sông tôi lững thững quay về khách sạn. Thỉnh thoảng một đôi tình nhân đi chơi về muộn, nàng ngả hẳn vào chàng như lấy thêm hơi ấm...
Dừng lại trước cửa khách sạn, tôi châm thuốc hút. Tính tôi là vậy, bao giờ cũng hút một điếu thuốc để ghi nhận một sự kiện sau này sẽ trở thành kỷ niệm khó quên.
Đúng như thế thật, mỗi khi tôi nhớ Liên xô, nhớ nước Nga thì trong bao nhiêu hỗn độn của ký ức, bao giờ cũng hiện về hình ảnh người đàn bà xa lạ bên dòng sông Neva, người phụ nữ Nga mà số phận đã cho tôi được gặp, cho tâm hồn tôi một lần được trú ngụ trong cái hiền hoà và nhân hậu của người Nga.
Câu chuyện giống như trên có thể xảy ra không ít lần với mỗi người trong chúng ta, nó cũng chẳng có gì đặc biệt đáng viết ra cho người khác đọc. Song cuộc đời chúng ta lại đặc biệt ở chỗ nó được ghép lại bởi những sự kiện thoạt nhìn rất đỗi bình thường.
Người Đàn Bà Xa Lạ Người Đàn Bà Xa Lạ - Sưu Tầm