Books are not made for furniture, but there is nothing else that so beautifully furnishes a house.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Biên tập: Phan Đức
Upload bìa: Ddoan Le
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2021-09-04 23:15:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6, Óc Tự Chủ
« Thành công không có nghĩa là luôn được việc hiện tại và ngó thấy. Có khi nó núp dưới một hình thức mầm giống thất bại để trổ hoa quả tương lai. » PAUL FARGUES
1. Nghĩa thực của thành công. Thưa bạn! Những tiếng đẹp nhứt lúc ta còn niên thiếu, là mấy tiếng Thành công, đắc lực, làm nên. Ta say sưa chúng. Ta có lý: vì thành ông là hậu quả của lao khổ hoặc tâm thần hoặc thể xác và là sự thể hiện của bao niềm hy vọng. Có người nghĩ thành công là đoạt được các kết quả mình mong muốn hiện tại và ngó thấy. Các kết quả ấy xấu cũng như tốt, miễn chúng có lợi cho đời tư hay một nhóm người nào họ phụng sự. Do quan niệm đó, dĩ nhiên có không ít người nghĩ nhiều công tác hiện thời, xem ra như thất bại, đều là những việc không thành công. Hiểu mấy chữ thành như vậy thiết tưởng không khỏi sai lầm. Vấn đề nầy tôi bàn rộng trong quyển Rèn Chí Khí khi nói về chân nghĩa của thành công. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng sự thành công, ta nên hiểu rộng rãi và sâu sắc. Thành công trước nhứt được quan niệm là làm nên hoặc ở hiện tại hoặc ở tương lai những việc chân, thiện, mỹ, phúc cho mình hay cho người. Hoạt động mà thấy kết quả trước mắt thì ai không muốn, không mừng. Nhưng có không ít việc cần thời gian, người ta mới thấy thành quả của nó. Có thứ bài học nhà giáo cho có kết quả ngó thấy khi học sinh của ông học bài ấy và dùng nó để trả lời những câu hói lúc đi thi. Có bao nhiêu bài học khác bề ngoài thấy tiêu trầm đi đâu trong đầu não học sinh, nhưng lại về sau giúp đặc biệt cho chúng xử thế, tiếp vật, dụng nhân. Trong nhiều trường hợp khác, một hình thức thất bại nói lên một mùa thành công vĩnh cửu. Hột giống phải được gieo, cần mụt nát đi, mới đâm chồi trổ hoa kết quả. Chúa Giêsu bị nghi kỵ, bị rình rập, bị lùng bắt, bị tra hạch, bị đánh đập, bị đóng đinh trên thập ác. Cho con mắt thiển cận, cho con người óc phàm tục. Người thất bại. Nhưng cho tâm hồn sâu sắc, cái chết ốc nhục, có hình thức thất bại của Người, là mầm mộng của sự chiến thắng về vĩnh cửu trên tội ác, trên thế gian và đưa nhân loại vào cõi thường sinh, vĩnh phúc.
Ở trên tôi đã nói bản chất đối tượng của thành công phải là chân, thiện, mỹ, phúc. Vì tàn ác, gây họa, dù nên việc đến đâu, vẫn là làm bậy, là thất bại, hiểu theo chân nghĩa của tiếng. Trong tiếng thành công có hàm súc ý nghĩa ca tụng. Dĩ nhiên chỉ những việc tốt đẹp mới được ca tụng và mới là lý tưởng của con người.
Sau khi rời bỏ ngưỡng cửa gia đình và trường học, cái mộng mê say nhứt của bạn trong trường đời là thành công với tất cả ý nghĩa mỹ hảo của nó. Bạn băn khoan bươi vạch lại vốn học của mình thu thập lúc còn ngồi dưới hiên học đường. Bạn tìm gương danh nhân, hỏi kẻ giàu kinh nghiệm. Bạn ôn lại cuộc đời dĩ vãng và chắc bạn trước sau cũng nhận thấy chìa khóa của thành công là Đức tự chủ.
2. Đức tự chủ, chìa khóa để thành công. Lấy một kinh nghiệm thực tế cũng đủ chứng tự chủ là bùa thành công. Một chị bán hàng nóng tánh. Cứ chung mà nói, tuy không thổ lộ ra, người mua thường có mặc cảm kẻ bán là thứ người phải phụng sự mình. Do đó họ đòi kẻ bán phải vui vẻ, hiền dịu, nhịn hết các thắc mắc yêu cầu của họ. Chị bán hàng của chúng ta không để ý căn bản tâm lý nầy. Gặp ai tử tế thì thôi, chị xử sự còn êm dịu. Gặp kẻ khó tánh, hỏi cộc lốc, chị hứ lại, nguých mặt, liếc dài, trề môi. Gặp người mua ăn nói thô lỗ, chị chồm tới mỉa mai, nói móc lò, nhiếc mắng. Kết quả là tiệm chị ngày một thưa khách, chị có những sáng ngồi lim dim nhìn hàng hóa ế. Đóng cửa tiệm có thể là « phần thưởng » cho chị. Bạn đã thấy? Thiếu tự chủ là một trong những nguyên nhân của thất bại. Nếu chịu khó kiểm điểm đời tư, quan sát gia đình, cảnh sống học hiệu, bình diện xã hội, bạn có dư bằng chứng nhận rằng nóng tánh thường là mẹ đẻ của thất bại. Trong nhiều trường hợp, dằn lòng xuống một chút, làm thinh, cắn răng chịu, sự việc sẽ trôi qua dễ dàng và khi hồ bị quậy hết lên cáo, ta thấy con cá nào lội trong ấy: lúc cơn giận lắng xuống, ta thấy có chuyện có gì đâu. Nhiều khi hết sức đơn sơ, cơn giận bắt ta quan trọng hóa, bi đát quá chuyện tầm thường, cỏn con. Con người dĩ nhiên là gồm bởi thể xác và tinh thần. Nói tinh thần là nói sáng suốt. Nhưng bên tinh thần còn bản năng, và các khuynh hướng. Nói tắt có phần hạ của con người. Nó xô đẩy con người phán đoán, nói năng, hành động theo thú tánh. Nếu không chịu kiềm hãm lại, con người sẽ không khác thú vật và vấp phải bao nhiêu hối tiếc. Đó là tôi chưa nói nhờ tự chủ con người biết tùy người, tùy cơ, tùy chốn, tỏ ra tinh thần nhẫn nại để được việc. Có việc nào giá trị lâu bền trên đời mà không đổi bằng thời gian cố gắng. Sự đời, ta càng cao tuổi càng thấy gay go. Đâu phải ai cũng lo cho mình như người mẹ hay bạn trăm năm của mình. Có người thiện mà không thiếu kẻ ác. Nội cái mình không làm điều bậy với người, cũng khiến người ghét mình. Cuộc đời phiền toái nhiêu khê như vậy, nếu muốn thành công đâu phải dễ như thuyền nước xuôi. Nói vậy là quên kể sự chua xót của kiếm tiền bạc làm căn bản cho một hoạt động. Trong cuốn « Thành công và hạnh phúc » tôi nói bàn đến tiền, có kẻ bĩu môi cho là đê mạt, nhưng gặp cơn tối lửa tắt đèn, người ta mới thấy cậy nhờ kẻ khác chút ít tiền bạc là khó, mới nhận thấy rằng không tiền không dễ hoạt động và thiếu tiền nhiều khi mất nhân mất nghĩa, có thể làm nhiều tội ác nữa. Nếu bà Roland nói: « Hỡi tự do, người ta nhơn danh người mà phạm bao tội ác », thì bạn có thể nói: « hỡi bần cùng, vì ngươi mà thiên hạ phạm bao nhiêu tội ác, lòng bất lương, mất tình nghĩa, héo tàn lý tưởng và rơi lụy ». Đã biết đời có những góc cạnh đó mà muốn thành công, tưởng không phải dễ. Nóng tánh dục tốc, vui khỏe thì làm, buồn mệt thì bỏ, làm nên việc. Lắm lúc thành công là một con chim quí lạ mới vừa đáp cánh, ta phải lo chụp. Trễ một cơ hội thì nó vụt bay đi. Lắm lúc khác, thành công phải đổi bằng thức đêm trắng để mưu tính, để hoạt động, thuyết dụ. Biết bao lần té ngã phải đứng lên, chìm lặn phải nhoi đầu lên, bị trôi ngược phải trườn tới, đi ngay bị cản, phải đi vòng, đứng thẳng lưng không được phải khum đầu, mọp sát đất mà bò. Cho đặng làm các việc nầy, tôi chưa nói bạn đoán là phải tự chủ. Nếu trầm nghĩ một chút, chắc bạn nhớ trực lại có nhiều bạn của bạn lúc còn ở học đường thì sáng suốt, chiếm quán quân nhiều môn học mà hiện giờ liên miên thất bại, có một địa vị xã hội tầm thường. Rồi có nhiều bạn khác ít thông minh hơn, hồi còn học sinh hay bị chê là vô duyên, bất tài mà khi ra đời rất đắc lực, đoạt những chỗ ngồi rực rỡ trên chiếu xã hội. Tôi vẫn biết có những thành công do ân sủng của Thượng Đế, thành công không nhờ nhân lực. Nhưng có những thứ thành công cũng nhờ thần lực song gián tiếp hơn: Thượng Đế chỉ ban các khả năng trong con người: con người phải được giáo luyện rồi tận dụng các khả năng ấy. Chúng tôi muốn nói sự khai thác chiếc chìa khóa tự chủ. Nếu Chúa Giêsu nói nước Thiên Đàng là của kẻ nỗ lực, thì ta cũng có thể nói hầu hết những công trình tốt đẹp của trần thế đều là của kẻ nhẫn nại; hoạt động. Người ta hay đổ ta hay đổ thất bại cho số rủi mà thành công cho thần may. Song rồi người ta quên rằng cái mà người ta hay gọi là rủi, may thường là sự ứng dụng nhiều ít khả năng của con người.
3. Bao lâu còn là người, còn cần tự chủ. Sỏi đá vô tư. Cây cỏ có sinh lực. Thú vật có bản năng. Còn con người đặc biệt có ý chí. Chỉ khi nào ý chí, mẹ đẻ của tự chủ, được phát triển đầy đủ, chỉ huy hoàn toàn con người con người mới sống chu đáo kiếp người của mình. Phút giây nào, trong bất cứ tác vi nào, phát xuất từ con người, mà không có sự can thiệp của ý chí, là con người sống trong tình trạng thú vật. Người ta thường nhận đức tự chủ cần thiết cho con trẻ nên người. Từ tuổi khôn đến đôi tám, đôi mươi, theo đà phát triển sinh lý, tuổi xuân có những thay đổi, giao động, phát triển trong tâm thần. Tánh khí đổi lớp. Nhân cách chuyển mình để thành hình óc phán đoán trạo trực đòi phán quyết độc lập. Lòng tự ái như một hỏa diệm sơn, không chịu bất cứ sự va chạm nào. Tánh độc lập nhiều khi có hình thức tính ngang tàng. Quả tim thèm khát yêu đương cũng như mô vọng được luyến ái. Nói tắt người hoa-niên trong khi qua khúc quanh của thanh thời muốn tâm hồn bình thản, tránh được những ngôn phong quá lố, tác phong vô lịch, cử chỉ vô chừng, phải cầm dây cương tự chủ. Mà nói cho cho đúng, không phải chỉ nam thanh, nữ thanh muốn nên người cần tự chủ thôi. Chính những kẻ thành nhân, bậc lão thành vẫn luôn phải tự chế nhân phẩm mới được bảo đảm và phát triển tốt đẹp. Cho đời sống nào sự cố gắng chuẩn bị có lợi luôn luôn ở tương lai, chớ cho đời sống tâm linh, bởi người mang trong mình thú tánh phải tự chủ liên tục. Hồi chưa sạch máu đầu, nói lời gì ta phải đo từng tiếng, khi đầu hai thứ tóc, nói lời gì thì hãy cân từng lời. Mỗi phút giây buông mình theo đà của bản năng, của khuynh hướng, của thú tánh, là mỗi phút giây ta có thể té vào những lỗi lầm, khuyết điểm. Có thể nói chính đức tự chủ, đã đưa con người từ dã man đến bán khai, từ bán khai đến văn minh; văn minh mình hiểu theo nghĩa được giáo hóa, thuần thục, đạo hạnh.
4. Để nhận thức sự cần thiết của đức tự chủ. Cứ chung mà nói, ta thường sống cuộc đời của ta theo chìu rộng hơn theo chìu sâu. Tôi muốn nói ta có khi cả ngày tưởng nói năng hoạt động với một mớ mặc cảm, thành kiến, xét nhận tùy cơ hội có tính chất góc cạnh về một vấn đề nào đó. Nếu thành thực với mình, ta thấy có khi cả ngày ta không tư tưởng hiểu theo nghĩa chuyên môn, nghĩa là vận dụng lý trí để suy luận tìm chân lý theo phương pháp lý luận. Mà ta lập lại, bắt chước những tư tưởng kẻ khác. Mấy lúc làm như vậy ta không ý thức cuộc sống tâm linh của mình, không chận mình lại khi kẻ khác khuynh hướng, tập quán xô đẩy ta, cám dỗ ta tư tưởng hoạt động như cái máy. Bạn thử nghiệm xét coi con người của mình có gây ảnh hưởng đậm xung quanh trong xã hội không? Cái ngó của bạn có vọi ra một luồng hấp dẫn để bạn thuyết phục khi nói chuyện không? Gương mặt bạn có diễn lộ cả hồn bình tĩnh, quả tim yêu đời, khối óc phán đoán quảng đại không? Môi bạn có nói lên một niềm hân hoan tận tâm não không. Lối đi của bạn có chưng cho kẻ khác thấy bạn là con người sâu sắc già giặn cường dũng không?
Thưa bạn, nếu thành tâm tự xét, bạn sẽ mau mắn nhìn nhận sự canh tân thêm cho tình trạng của mình và có thể hoàn toàn đổi lốt, nếu cần, cho nó nữa. Bạn đã thấy mình không biết lợi dụng cơ hội thuận tiện nầy để thành công, thiếu óc nhẫn nại trong hoàn cảnh nọ mà thất bại. Nguyên nhân chánh, thưa bạn, là chúng ta ít theo yến sáng của lý trí và sự kềm hãm của óc tự chủ. Chúng ta tưởng, sống, nói, làm y như người máy, tợ cái lò xo, hễ động là bung. Đức Thánh Linh bảo ta trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần, mà trong thực tế, ta đánh lưỡi mấy lần khi nói chuyện? Rồi khi nóng giận, ta dùng ba tấc lưỡi cách nào. Vậy cho đăng nhận thức cần thiết của đức tự chủ, ta phải rút vào Thinh lặng, trở về nội tâm hồi tưởng các tư tưởng, tâm tình, cảm xúc, ngôn ngữ, tác vị, cử chỉ, phong độ của ta để thấy coi tại sao ta nhiều lần rơi vào bao nhiêu hố thất bại đáng tiếc. Tiếng tự chủ tôi dùng đây một phần lớn có ý nghĩa tiếng kỷ cương: DISCIPLINE của Gustave Le Bon khi ông viết: « Khoa học chưa tìm ra được chiếc đũa tiên có thể giúp một xã hội không kỷ cương tồn tại ». Xã hội là hợp thể của nhiều cá nhân. Cá nhân không có một kỷ luật sống, xã hội không đóng khuôn trong mực thước thì cá nhân suy đồi, xã hội băng hoại.
5. Nói nhân phẩm, nhân cách là nói tự chủ. Trên cây thang các vật thụ tạo, sở dĩ con người, ngoài ra các thiên thần, đứng ở đầu hay nói bằng một giọng triết lý, ở một phẩm, một vị cao nhất, là do con người có trí tuệ và ý chí tự do. Mà tự chủ là tác vi của ý chí, nên khi nói đến nhân phẩm, người ta tự nhiên nghĩ đến ý chí, liên tưởng đến tự chủ. Là người tất nhiên ai cũng có nhân phẩm, bởi lẽ dễ hiểu là do hai yếu tố căn bản trên của nhân vị. Nhưng không phải hễ là người đều có ý chí thực hành. Cũng như không phải hễ là người đều biết tự chủ. Nói ý chí hiểu là một năng lực tinh thần để muốn thì là người, ai cũng có nhưng năng lực ấy cần sự hoạt động, phát triển và điều khiển những bản năng, xu hướng của con người. Người có ý chí cường dũng như vậy, người ta gọi là người tự chủ. Còn tiếng nhân cách hiểu là trạng thái cao quí của nhân vị khi được giáo luyện chu đáo và có những đức tánh tốt đẹp. Trong các đức tánh làm cho nhân vị gìn giữ nhân phẩm của mình có đức tự chủ là động cơ khiến các đức khác lớn lên, đăm hoa trổ quả trong tâm hồn con người. Bởi những lẽ trên, khi nói đến « đời sống người nhứt của con người » là, theo một phương pháp sáng suốt, chế ngự những chất dã man đọng lại trong phần người hạ. Một đứa bé chưa có tuổi khôn, một người lớn ở thời đại nguyên tử mà không được giáo hóa, có tâm hồn giống y của kẻ sống thời tiền sử và thú tánh của các hạng người nầy không khác thú tánh của súc vật cho mấy. Trong con người, lực lượng của lý trí và ý chí, nếu không được giáo dục thúc đẩy không dễ gì chiến thắng nổi nanh vuốt của tình dục, một thứ lực lượng của bản năng pha màu sắc cân nhục và chịu ảnh hưởng sinh hoạt sinh lý của con người. Một người thuần thục của thời văn minh có thể dễ dàng trở lại con người hung tợn của thời ăn lông ở lỗ, nhứt là khi con ốc tự chủ lỏng hay mất đi trong bộ máy tư tưởng, cảm xúc của họ. Đã hơn một lần tôi nói con người cần uốn nắn nó như cây bùm sụm mà các nhà chơi kiểng dùng để uốn hình nai, hình hạc. Giáo dục tôn giáo, pháp luật, luân lý có thể ví như cái khuôn mà nhà chơi kiểng dùng uốn kiểng. Cây bùm sụm khi chưa được uốn đăm ngành lá cách mạnh mẽ và loạn xạ. Con người tiền sử đứa bé và người lớn thời nguyên tử không giáo hóa, tất cả giống các cây bùm sụm chưa uốn một phần, ở chỗ để các tật xấu tha hồ mọc tùm lum trong tâm hồn. Bùm sụm khi được xén và uốn song rồi theo thời gian cũng đăm ngành lá bậy bạ. Phải có bàn tay nghệ thuật của nhà sửa kiểng « tề » luôn, nó mới đẹp. Người đã được giáo hóa thì các tật xấu nằm mẹp xuống, chui rút lại, mẹp và rút lại chớ không bị tiêu diệt. Như vậy là lúc nào cũng chờ gọng kềm giáo dục, tôn giáo hở ra một chút, là chồm chồm lên xô đẩy con người tư tưởng bằng cảm xúc dơ, nói năng xằn, hành động lố lăng. Mấy lúc giận dữ, thương điên, say mê tiền bạc v.v... là mấy lúc « tay ấn » của luân lý hơi non. Con người, nói cho đúng sở dĩ mà thuần tục, mà sống tế nhị, lễ phép, đạo đức, ngoài ra thần lực, một phần lớn, nhờ cái mà Jean de Courberive gọi là « qui cương đối nhân ». Bạn có thể gọi là dây cương đời sống. Phút nào ta lơi dây cương ấy ra là cơ cấu luân lý con người ta xụt xịt, lỏng lẻo. Có thể nói chơi chơi là con người hạ của ta giống cái lò xo của một chiếc ghế ngồi, bao lâu ta « nhóm » mình lên là lò xo cũng bật. Tật xấu của người dã man ngủ trong người văn minh, chớ không có chết. Nó lồm cồm ngồi dậy trong lòng người, kể cả người tri thức, đạo hạnh khi các kẻ nầy đồng niên, đồng nghiệp, hội lại để chờ đợi ai, để mở tiệc vui. Ta chẳng đã thấy sao có lắm kẻ khi sống một mình mà có quyền thì sắc diện nghiêm nghị, đi đứng chỉnh tề, nói lời nào thì cân lời nấy như thợ bạc cân vàng, mà khi hội hợp đông đúc cùng nhiều kẻ quen biết, thân mật thì giỡn cợt trợn mắt, trề môi, nhảy nhót, thoi đá, xô đẩy? Người ta cũng không lấy làm lạ trong nhiều cuộc biểu tình chánh trị, nhất là trong các thời cách mệnh, đảo chánh nhiều, vị học cao lúc tập hợp cùng quần chúng la lối bậy bạ, xem y như kẻ khùng điên. Qua những nhận xét trên, thưa bạn thân mến, ta quyết tin, cho đặng có nhân cách cao thượng phải chế ngự những lực lượng quân thù của nó nằm lịm trong bản năng, khuynh hướng. Mà là bùa để chế ngự các lực lượng ấy cùng phát huy nhân cách, không gì khác hơn là lý trí và ý chí. Tôi muốn nói rõ hơn là đức khôn ngoan và đức tự chủ. Khi viết đến đây tôi ngả đầu khâm phục Chúa Giêsu, thủy tổ của Công giáo, khi Người thốt những châu ngọc nầy: « Các con hãy khôn ngoan như con rắn... các con hãy canh phòng luôn... tinh thần thì chóng vánh mà xác thịt thì yếu đuối ». Đúng là chân lý bao giờ cũng gặp nhau. Hầu hết những vĩ nhân của thế giới đều mặc nhiên hay minh nhiên nhân sự cần thiết của lý trí và ý chí để chế ngự tật xấu của con người. Thích Ca rút vào rừng sâu để tự giác là ông có ý tìm thinh lặng, tìm yếu sáng, nó soi rọi cho con đường tầm đạo của ông. Còn Lão Tử khi bảo « dục đa thương thần: muốn quá hại tinh thần, là ám chỉ phải hãm phanh tình dục, lòng muốn lại ». Tôi thấy khi các linh mục giảng cho giáo dân đức tiết độ, đức khôn ngoan, hai trong bốn đức căn bản của nền luân lý công giáo, các ngài truyền dạy điều vàng ngọc. Con người có nhân cách khả phục hay không trước tiên phải nhờ ngọn đuốc của lý trí dẫn dắt và nhờ lực lượng của ý chí xô đẩy tấn công các tật xấu, luyện tập những đức tánh tốt. Ta có thể kết luận bằng lời nầy của Jean de Courberives khi ông dựa vào Eyrnieu bảo: « Kỷ luật của con người không phải là bản năng mà là lý trí. Định luật nền móng nầy, thuyết nhân bản phải nhìn nhận nó, tuân theo nó bằng không con người phải thoái chủng và tiêu vong ».
KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC: « PHẢI CÓ NHỮNG NGƯỜI LÀM LÚA GIỐNG, HI SINH ĐỜI MÌNH ĐỂ MƯU THÀNH CÔNG MAI HẬU CHO MUÔN HỌ. »
Người Bản Lĩnh Người Bản Lĩnh - Hoàng Xuân Việt Người Bản Lĩnh