Những gì làm bạn đau khổ sẽ dạy bạn nhiều điều.

Benjamin Franklin

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 8
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1395 / 30
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3/8
ôm nay, em với con Yến đi chợ làm món gì ăn cho vui vẻ đi nào.
Bà Thúy chưa kịp trả lời, đã nghe tiếng Yến:
- Hoan hô ba!
- Vậy thì hai mẹ con đi chợ, đi ngay bây giờ để về nấu nướng cho sớm! - Ông Hoành giục.
Yến xách cái giỏ nhựa đi chợ thật to chạy theo bà Thúy ra cổng. Viễn định về phòng mình nhưng ông Hoành đã gọi giật lại:
- Viễn, ra đây ba nói chuyện một chút.
Viễn ra ngồi trước mặt chạ Anh rất sợ cái cách "nói chuyện một chút" của ông. Thường là một bài thuyết trình tràng giang đại hải về một vấn đề nào đó mà ông cảm thấy hứng thú bất ngờ. Viễn thường tránh mặt ông, bất đắc dĩ phải nói chuyện, anh cũng tìm cách bỏ đi. Ông Hoành biết Viễn chấp nhận nghỉ học là vì gia đình chứ thâm tâm con trai ông không thích, nhất là gần đây lại có chuyện Xuyến. Ông bà muốn Viễn cưới Xuyến vì gia đình Xuyến rất giàu, có thể nhờ cậy được khi qua đó. Nhưng Viễn không muốn. Anh thấy mình không hợp với Xuyến chút nào.
- Giữa Xuyến và con có chuyện gì vậy?
- Bình thường vậy thôi! - Viễn đáp.
- Xuyến vừa điện thoại cho ba hồi hôm, lúc đó gần 12 giờ đêm. Có lẽ con bé không ngủ được, lại vừa khóc xong, giọng nó như lẫn nước mắt.
- Con đâu có chịu trách nhiệm về việc cô ấy ngủ được hay không ngủ được?
Ông Hoành trầm ngâm một lúc rồi nói:
Viễn à, trước sau rồi cũng phải tạo lập cuộc sống ở xứ lạ quê người. Gia đình Xuyến khá giả, có cơ sở làm ăn sẵn bên đó, Xuyến lại yêu con...
- Qua bên đó rồi tính ba ạ!
- Không tính từ bên này, qua đó tính được gì?
- Chúng ta vẫn chưa biết khi nào đi mà ba.
- Ba vừa mới được tin hôm qua, đầu tháng 12 mình sẽ bay, cùng chuyến với gia đình Xuyến.
Lặng yên một hồi lâu. Viễn biết trước sau gì cũng đi, nhưng sao vẫn thấy bồi hồi lạ lùng.
- Xuyến cũng bay một chuyến với mình à?
- Cô ấy cho ba biết trong điện thoại. Ðừng để xảy ra chuyện gì buồn phiền giữa hai gia đình. Ba thấy Xuyến cũng thông minh, xinh đẹp...
- Nhưng cô ấy kiêu kỳ đến khó chịu.
- Con gái đẹp, con nhà giàu thường vậy, có gì mà con phải bực bội?
- Nhưng con không thích!
Ông Hoành bật cười.
- Chứ hồi đó tao có thích mẹ mày đâu mà vẫn cưới nhau, vẫn có hạnh phúc. Ở đời, có khi việc không thích vẫn phải làm. Lấy vợ cũng thế thôi...
Cảm thấy ông Hoành sắp giảng một bài về "triết lý sống ở đời", Viễn đứng lên nói:
- Con phải tới nhà một người bạn.
- Ði đâu thì đi nhưng lúc về phải ghé chở Xuyến qua đây ăn cơm với gia đình, nghe!
Viễn lật đật lấy xe phóng đi. Sáng nay Ngàn xuất viện, anh đã hẹn đến đưa Ngàn về nhà.
Khi Viễn đến, ngoài Ngàn còn một cô gái đang ngồi ở mép giường. Cô gái hao hao giống Ngàn nhưng gương mặt bầu bĩnh hơn, tóc ngắn kiểu Mai-Kạ Ngàn giới thiệu:
- Ðây là Ngân, em gái em đó!
Ngân chào Viễn bằng cái nheo mắt và một nụ cười vui vẻ. Cô nói:
- Em nghe mấy chị nói hoài, nay mới gặp anh.
- Sao hôm nay anh mới thấy em đến đây?
- Em phải ở nhà nấu cơm, coi em chứ!
Bây giờ Viễn mới nhìn kỹ Ngân: áo sơ mi kiểu con trai, quần tây kem, nước da không trắng bằng chị nhưng trông khỏe mạnh. Hai chị em xấp xỉ nhau, người ngoài khó phân biệt ai là chị, ai là em.
- Ngân học lớp mấy? - Viễn hỏi.
- Thua chị Ngàn một lớp.
- Ngân còn là vận động viên thể dục thẩm mỹ nữa đó anh Viễn - Ngàn nói.
- Thảo nào thấy dáng Ngân rất... thể thao.
- Ở trường em là Ngân nhịp điệu mà!
- Sao không thấy Thảo Trang? - Viễn hỏi Ngàn.
- Em cũng đang đợi nhỏ ấy nãy giờ.
- Thủ tục xuất viện em lo xong cả rồi, có điều đồ đạc hơi nhiều, phiền anh Viễn giúp một tay.
- Tất nhiên rồi! - Viễn cười.
- Dù sao cũng đợi Thảo Trang một chút, cứ ngồi đây nói chuyện không sao đâu! - Ngàn nói.
Chủ nhật thân nhân thăm bệnh hơi đông. Căn phòng khá ồn ào. Ngàn đã sửa soạn xong. Cô ngồi trên giường nệm duỗi cái chân đau cho thoải mái.
Ngân ngồi bên cạnh chị, đùa:
- Cũng hên, em tưởng hôm nay chị về nhà với chiếc nạng gỗ rồi chứ.
- Ðừng có trù ẻo nhỏ ơi! - Ngàn lườm em.
- Chắc nhờ đụng nhẹ, phải không anh Viễn? Tại hai bà chạy ẩu nên anh mới lủi vô chứ gì?
- Ðừng nhắc chuyện rủi ro ấy nữa, anh quê lắm! Lỗi tại anh, thắng không kịp vì qua ngã tư mà chạy nhanh... - Viễn nói.
- Bình thường hai bà này cũng chạy xe ẩu tả lắm, em biết mà!
- Ngân chạy xe cũng đâu vừa gì? - Ngàn nói.
Viễn nhìn cái chân Ngàn không còn bó bột nữa, bàn chân trắng hồng với những ngón thon nhỏ nằm im trên mặt nệm. Anh hỏi:
- Ngàn tự xuống cầu thang được chứ?
- Ðược nhưng chậm, hôm qua em đi thử rồi.
Thảo Trang tới, thướt tha với áo dài trắng, quần trắng. Vừa thở, vừa cười, Thảo Trang giải thích:
- Trang phải thay ba má đi họp phụ huynh cho đứa em nên đến trễ. Xong xuôi hết chưa?
- Xong cả rồi, bây giờ mình sa-yô-na-ra cái bệnh viện này được rồi! - Ngân đáp.
- Ði cách sao đây? - Thảo Trang hỏi.
- Em và chị Ngàn sẽ ngồi xích lô, anh Viễn chở chị Trang bằng honda chạy theo... hộ tống. Nhưng trước mắt di chuyển mấy cái giỏ xách lỉnh kỉnh này xuống đường đã.
Ngàn thòng hai chân xuống, vịn vào mép giường để bước đi. Viễn xách cái giỏ lỉnh kỉnh theo phía sau. Anh lo lắng dõi theo từng bước chân chậm chạp của Ngàn xuống cầu thang.
° ° °
Viễn nhấn chuông điện. Có tiếng chó sủa rồi cửa bật mở. Xuyến hiện ra với gương mặt ngái ngủ. Con berger lông xám to như con bò con gầm gừ như sắp nhảy bổ vào Viễn để bênh vực chủ.
Viễn theo Xuyến vào phòng khách, hỏi:
- Em đang ngủ à?
- Thì biết làm gì bây giờ, ba má đi vắng cả...
- Tối qua, em gọi cho ba anh phải không? Em đã "mắng vốn" anh những gì với ba anh vậy?
- Em chỉ báo cho ông biết chúng mình sẽ bay cùng một chuyến, vậy thôi! - Xuyến bối rối.
- Vậy mà ba đã "dũa" anh một trận tơi bời!
- Và giờ anh tới để trách móc em, phải không?
- Không phải, hôm nay ở nhà có nấu nướng gì đó nên anh tới chở em qua tham dự cho vui.
- Ði ngay bây giờ à?
- Không lẽ nhà dọn sẵn chờ mình về ăn sao?
° ° °
Ngồi phía sau, Xuyến vòng tay ôm Viễn. Anh chưa quen nên có hơi ngượng. Ðường không rộng nhưng xe cộ chạy loạn xạ nên Viễn có cảm tưởng nó bị thu hẹp lại. Viễn phàn nàn:
- Thật chán, chạy xe kiểu này, mình không đụng người khác thì người khác cũng đụng mình.
- À, hôm trước anh đụng chàng trai hay cô gái vậy? - Xuyến chợt hỏi.
- Em đừng làm cho anh phân tâm, sẽ đụng ngay bây giờ đấy! - Viễn nói lảng.
- Cho em ghé chợ, mua ít trái cây! - Xuyến nói.
Viễn dừng xe ngoài cổng trong lúc Yến vào chợ. Viễn bỗng nhớ hôm cùng đi với Thảo Trang mua trái cây mang vào viện cho Ngàn...
Về tới nhà, Yến và bà Thúy vẫn còn lo nấu nướng ở trong bếp. Thấy Xuyến, Yến reo lên:
- Hên quá, chị Xuyến tới vừa đúng lúc, vào trong này giúp em một tay.
- Chị chỉ có thể... lặt rau được thôi!
- Thế nữa có chồng, chị làm sao?
- Dắt nhau đi ăn cơm tiệm hoặc sẽ cho chồng ăn hủ tiếu, mì gói, khỏi nấu nướng ở trong bếp lôi thôi...
- Ðể dành thì giờ trang điểm hả?
- Chứ sao? Mình phải đẹp để giữ chồng chứ?!
Viễn bỏ ra vườn. Ðã gần trưa, khu vườn nhỏ bên nhà vẫn đầy bóng mát. Viễn ngồi trên băng đá kê dưới gốc cây khế lắng nghe tiếng vo vo của mấy con ong đang bay tìm mật trên những chùm hoa khế màu đỏ thẫm lấm chấm trắng, hồi tưởng lại những kỷ niệm thơ ấu của mình. Thật lạ, trước đây Viễn ít khi nhớ lại quãng đời êm đềm ấy.
Xuyến ra ngồi cạnh Viễn. Anh nhìn cô hỏi:
- Xong chưa mà em bỏ ra đây?
- Tất nhiên là xong - Xuyến cười - Em chỉ lặt rau thôi mà, nấu nướng em có biết gì đâu!
- Mai mốt em phải đi học nữ công gia chánh.
- Học cho vui thì được, nhưng học để làm một bà nội trợ thì em xin đầu hàng! - Xuyến nói.
Viễn tránh không muốn đi sâu vào chuyện này. Anh lơ đãng nhìn mấy con bướm đang chờn vờn trên một khóm hoa. Xuyến hỏi:
- Anh đã chuẩn bị gì cho cái ngày lên phi cơ rời thành phố này? Coi thế chứ sắp sửa tới nơi rồi.
- Có thể anh sẽ đi Di Linh. Anh muốn đi chơi xa một chuyến trước khi ra nước ngoài.
- Có định rủ em theo không?
- Có lẽ anh đi một mình.
Xuyến nhặt một chùm hoa khế rụng trên băng đá bỏ lên lòng bàn tay ngắm nghía. Cô hỏi Viễn:
- Anh còn nhớ đã nợ em gì không? Một chủ nhật nào đó mình đi Lái Thiêu.
- À, nhớ rồi! Có lẽ trước ngày đi một tuần...
Yến đưa tay vẫy hai người:
- Xong rồi, mời anh chị vào chọ Ba về rồi!
Bữa cơm thân mật có năm người. Xuyến là khách, nhưng cũng được xem như người nhà. Cô ngồi giữa Yến và Viễn. Trên bàn bày đầy các món ăn. Viễn gắp thức ăn cho Xuyến. Xuyến cười đôi mắt long lanh. Mẹ Viễn, bà hào hứng nói:
- Qua bên đó phải tổ chức đám cưới ngay cho hai cô cậu này để giữ chân nhau chứ cuộc sống bên đó khó mà lường được...
Ông Hoành cười hài lòng, ông hiểu ý bà muốn cả gia đình Xuyến cũng phải có trách nhiệm ổn định cuộc sống cho Viễn.
- Ý cháu thế nào? - Ông Hoành hỏi Xuyến.
- Dạ, tùy hai bác và anh Viễn quyết định.
Yến lại ném cho Viễn một nụ cười ranh mãnh.
° ° °
Mưa lất phất, Viễn chở Yến ra bến xe trong cái lạnh run người. Thấy còn sớm, Viễn tấp vào một quán bán cơm tấm, cà phê.
- Sao còn vô đây? - Yến hỏi.
- Ăn sáng đã nhỏ, còn kịp chán! - Viễn đáp.
Quán nức mùi sườn nướng, ngầy ngật khói thuốc lá. Người ta ăn uống nói cười thoải mái. Viễn hào hứng nói với đứa bé gái mặt còn ngái ngủ đang đứng đợi nãy giờ:
- Cho hai dĩa cơm bì sườn đặc biệt, một cái đen, một cà phê sữa đá!
- Sao không rủ chị Xuyến cùng đi? - Yến hỏi.
- Anh muốn đi một mình!
Hai dĩa cơm được mang ra. Viễn giục:
- Ăn đi, chút nữa nhớ mang cái thư anh để trên bàn tới cho Ngàn. Nhờ nhỏ bấy nhiêu thôi!
Yến nheo mắt cười:
- Chưa chắc chỉ có bấy nhiêu đâu!
- Ở Di Linh về, sẽ có nhiều quà cho nhỏ. Bơ Di Linh nổi tiếng là ngon đấy! Thêm một ký cà phê nguyên chất, chính cống Di Linh nghe! - Viễn nói.
- Bao giờ anh về?
- Không lâu hơn một tuần!
... Chiếc xe đò cũ kỹ khởi hành. Gió và những giọt mưa lạnh buốt tạt vào mặt. Viễn quay qua người phụ nữ mặc áo dài xanh nước biển, khoác ngoài chiếc áo len đen, chiếc túi du lịch đặt dưới chân. Từ lúc chị bước lên xe, Viễn đã chú ý đến nét ưu tư xa vắng trên gương mặt chị. Thấy Viễn nhìn mình, chị mỉm cười. Anh làm quen:
- Chị đi Ðà Lạt à?
- Không, tôi chỉ đi đến thị trấn Di Linh.
- Nhà của chị Ở đó?
- Tôi lên thăm chồng đang ở nhờ nhà ông cậu để chữa bệnh.
Viễn phân vân một lúc rồi hỏi:
- Anh ấy bị bệnh gì?
- Bác sĩ bảo là tâm thần dạng nhẹ, cần một nơi yên tĩnh, không khí dễ chịu để tịnh dưỡng. Chồng tôi lên đó hai tháng naỵ Tôi bận đi dạy nên chờ nghỉ phép mới lên thăm anh ấy được.
Viễn nhìn đôi mắt u uẩn của chị, mỉm cười:
- Tôi là Viễn. Xin lỗi, chị tên gì?
- Anh cứ gọi tôi là Tường Lan.
- Cái tên nghe quen lắm. Hình như...
- Tôi là nghệ sĩ dương cầm.
- Chị có dạy piano ở nhạc viện thành phố?
- Vâng!
- Ðúng là trí nhớ tôi không tồi lắm! Tôi là khán thính giả của chị nhiều lần rồi! - Viễn nói.
- Anh đi Ðà Lạt nghỉ mát à? - Tường Lan hỏi.
- Tôi cũng đi Di Linh thăm người bạn nhưng nhà anh ấy cách thị trấn đến 7 cây số, ở một vùng chuyên canh cà phê.
Bất giác, Viễn nhìn bàn tay trắng hồng với những ngón thon dài của Tường Lan, một phụ nữ đẹp nhưng không may mắn! Anh lặng lẽ thở dài.
- Mưa đến bao giờ mới tạnh đây?! Anh biết không, anh Nguyện chồng tôi thường lên cơn trong cơn mưa và anh ấy cũng đã phát bệnh vào một đêm mưa gió dữ dội.
- Chị có biết nguyên nhân không?
- Tôi không rõ lắm. Hình như anh ấy bị chấn động sau một cơn ác mộng. Ðêm ấy, tôi đi biểu diễn về khuya và đang ngủ say...
- Xin lỗi, chị đã có cháu nào chưa ạ?
Tường Lan đỏ mặt bối rối đáp:
- Chúng tôi lấy nhau đã ba năm, nhưng... Ước gì có một đứa con gái thì hạnh phúc biết bao! Chắc anh Viễn còn là sinh viên?
- Tôi đã nghỉ học, chỉ là sinh viên nửa vời. Nói thật với chị, tôi đang chờ xuất cảnh sang Mỹ.
Tường Lan chăm chú nhìn Viễn nhưng không nói gì. Viễn cũng im lặng nhìn ra ngoài cửa xe.
- Lẽ ra giờ này chồng tôi cũng đang ở bên Pháp nếu anh ấy không yêu tôi...
- Sao vậy?
- Anh Nguyện được ba má bảo lãnh, nhưng lúc đó đang yêu tôi, mà tôi thì không muốn đi...
- Và bây giờ chị hối hận?
- Không, chỉ tiếc, giá ảnh không phát bệnh...
Chiếc xe đang ngon trớn bỗng giảm tốc độ, dừng lại sau một đoàn xe dài ngoằng. Anh phụ lái cho biết đoạn đường trước bị sụp lở, người ta đang làm một cây cầu nên chờ cầu làm xong mới qua được. Viễn nhìn đồng hồ thấy đã hơn 8 giờ.
- Liệu kẹt bao lâu vậy anh? - Tường Lan hỏi.
- Chịu! Cách tốt nhất là ta xuống xe tìm một ngôi quán nào đó trong khi chờ đợi.
Tường Lan do dự một lúc rồi bước theo Viễn.
- Vào quán bên bìa rừng cao su kia - Viễn nói.
Ðoạn đường ùn xe biến thành cái chợ Ồn ào bán mua đủ thứ, dù trời đang mưa. Hai người len lỏi qua đám đông để vào một mái quán tạm bợ che bằng vải bạt ven rừng cao su.
- Chị uống gì?
- Cho xin chai nước ngọt, ít đá thôi.
- Sao chị không uống cà phê cho tỉnh người?
- Có một giọt cà phê vào người là y như tim bị mệt, thôi thì là buồn ngủ còn hơn là khó chịu.
Nhắp một ngụm cà phê nhạt nhẽo, Viễn hỏi:
- Chị định đi Di Linh bao lâu?
- Cũng phải hai tuần lễ.
- Anh ấy có trở về cùng chị không?
- Không, chồng tôi sẽ ở trên này hết năm naỵ Nếu không bớt, tôi sẽ tính cách khác.
- Xin phép tò mò một chút, chị tính cách nào?
Tường Lan thở dài:
- Có lẽ phải đưa anh ấy vào bệnh viện.
- Ðó không phải là cách tốt nhất - Viễn nói.
- Ðành vậy thôi! - Tường Lan nói như sắp khóc.
Khoảng hai giờ sau, cây cầu mới làm xong, hành khách lục tục trở về xe mình. Ðã dứt mưa, chỉ còn lại một nền trời xám đục. Tường Lan hỏi:
- Bao giờ mình mới tới Di Linh?
- Có lẽ gần tối mới tới nơi được!
- Anh Viễn này - Tường Lan dè dặt - lên đó nếu rảnh mời anh tới chỗ tôi chơi. Nhà ông cậu của tôi rất dễ tìm. Tôi sẽ ghi địa chỉ cho anh.
- Tôi rất muốn đến thăm anh chị, muốn nghe tiếng đàn của chị - Viễn nói.
- Ồ, có khó gì đâu, nhà cậu tôi có sẵn piano.
- Thế thì chờ tôi nhé, tôi sẽ tìm đến chị. Chắc chắn như vậy.
Tường Lan mỉm cười, ánh mắt của chị sáng lên một niềm vui chân thành.
Ngày Vắng Mưa Thưa Ngày Vắng Mưa Thưa - Từ Kế Tường