Anyone who says they have only one life to live must not know how to read a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1943 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ận rộn với những việc từ quan trọng đến vụn vặt là chuyện thường ngày của nhân viên nhân sự
Khởi nghiệm tại công ty lớn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn so với công ty nhỏ là điều không hoàn toàn đúng đối với nghề nhân sự.
Nhân viên "đa năng"
"Em nhận phiếu đăng ký cơm của mọi người rồi gọi cơm nhé!", "Gọi điện cho ứng viên thông báo giờ gặp sếp nhé!"... Ngày đầu tiên đi làm ở vị trí nhân viên (NV) Phòng Nhân sự, Lý An bị choáng vì được phân công những công việc tủn mủn, vụn vặt. Ngược lại, nhiều NV mới bị "ngợp" khi được giao ngay việc xây dựng các quy chế lương, thưởng, phạt; quy trình tuyển dụng, đào tạo NV mới; quy trình đánh giá NV... Nhiều bạn trẻ ít kinh nghiệm đã phải "lục tung" các mối quan hệ để xin tài liệu và dò tìm đến hoa cả mắt trên các trang web vẫn không thể cho ra được một văn bản phù hợp với công ty mình. Vì thế, rất nhiều người sau 2 tháng thử việc đã phải "bỏ của chạy lấy người" vì nghĩ công việc nhàm chán, không xứng tầm với mình, hoặc bị sa thải do không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thế nhưng, hầu hết các nhà tuyển dụng khuyên: "Bạn trẻ nên ứng tuyển vào những công ty nhỏ, nơi mà một NV phải "bao sân" nhiều mảng: công văn, tuyển dụng, đào tạo, chi trả lương, thưởng, tính toán phúc lợi, làm các thủ tục bảo hiểm, tư vấn luật... Chính những công việc tưởng chừng cỏn con này lại đem đến kinh nghiệm quý báu và là một lợi thế lớn cho việc thăng tiến sau này". Rất nhiều công ty đánh giá cao kiểu NV "đa năng", có thể đảm nhận được nhiều vị trí khác nhau của bộ phận. Cô Hồ Thụy Nhàn Khanh, Trưởng phòng Tuyển dụng của Công ty Nestle cũng cho biết: "Nestle quan điểm rằng mỗi NV nhân sự đều cần có khả năng và cơ hội làm việc trong các mảng khác nhau để hiểu được bức tranh tổng thể ngành nhân sự. Mọi NV đều được đào tạo và phát triển để có cơ hội trở thành một nhà quản lý". Với công ty nhỏ thì một NV nhân sự tốt rất có thể nhanh chóng được đề bạt vị trí phụ trách nhân sự hoặc phụ trách văn phòng. Ở một số công ty lớn, một chuyên viên nhân sự giỏi có thể được giao phụ trách toàn bộ vấn đề nhân sự của một hoặc một vài bộ phận trong công ty.
Đường thăng tiến
Quá trình thăng tiến có thể theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Ví dụ trong nghề nhân sự, theo chiều dọc là từ một NV tuyển dụng lên trưởng phòng tuyển dụng, rồi giám đốc nhân sự; theo chiều ngang là một trưởng phòng tuyển dụng có thể kiêm nhiệm hoặc được điều phối sang làm trưởng phòng đào tạo và phát triển... Các chuyên gia cho rằng, có 3 bước chính để dẫn đến thành công của một chuyên viên nhân sự theo cấp độ từ thấp đến cao: hành chính, quản trị, chiến lược. Các công việc hành chính như: quản lý hồ sơ, trợ lý tuyển dụng, đào tạo... cũng chính là một phần của công tác nhân sự. Ở mức chuyên nghiệp như quản trị hay chiến lược còn bao gồm cả việc xây dựng văn hóa công ty, xây dựng giá trị cốt lõi và triết lý doanh nghiệp... Bộ phận nhân sự có các phòng ban chính: Recruitment (tuyển dụng), T&D (đào tạo và phát triển), C&B (lương và phúc lợi). Ở một số công ty lớn, một chuyên viên nhân sự "cứng" sẽ phụ trách toàn diện các vấn đề nhân sự của một bộ phận kinh doanh.
Để thành công trong nghề nhân sự, cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt cách nhìn của người lao động, cả góc độ NV lẫn góc độ người quản lý; các vấn đề liên quan đến đời sống công sở; nhìn người và nghệ thuật giao tế... Đó là lý do vì sao nhiều người làm nhân sự tích cực tham gia "cộng đồng ảo" để tìm hiểu "đời sống thực" của NV. Quản lý "ngôi sao", những tuyệt chiêu của nhà tuyển dụng, lý do NV nghỉ việc, quấy rối tình dục nơi công sở, khi NV nói xấu công ty trên blog... là những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn nghề nghiệp Jobviet.com. Ngoài ra, có thể tham khảo các trang web như: Humanresources.about.com, Yorku.ca/hr/... hay những quyển sách như: Nhà quản trị một phút của Kenneth Blanchard và Spence Johnson; Quản lý tình huống: Giữ hiệu quả công việc khi gặp khó khăn của Karl E.Weick và Kathleen M.Sutcliffe; Thu hút và giữ chân nhân tài của Richard Luecke; Quản lý nhân sự của Robert L.Mathis và John H.Jackson...
Theo Thanh Niên
Ngành nhân sự: Nên ứng tuyển vào những công ty nhỏ Ngành nhân sự: Nên ứng tuyển vào những công ty nhỏ - Cẩm Nang Nghề Nghiệp