A home without books is a body without soul.

Marcus Tullius Cicero

 
 
 
 
 
Tác giả: Haruki Murakami
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập:
Upload bìa: Nhật Trường
Số chương: 41
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3972 / 165
Cập nhật: 2015-11-14 02:34:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
38. Nó Là Đứa Con Không Đòi Hỏi
ó là đứa con không đòi hỏi”
Kichiro Wada (64) và Sanae Wada (60)
bố mẹ của Eiji Wada đã chết
Kichoro và Sanae Wada sống ở Shioda-daira, nông thôn ngoại vi Ueda, không xa Suối nước nóng Bessho. Khi tôi tới nhà Wada, lá thu đang rụng, các quả đồi nhuốm màu đỏ thắm và vàng, những cây táo trong vườn nặng trĩu quả chín đỏ. Đây là một bức tranh thanh bình về quận Nagano vùng núi vào mùa thu hoạch.
Vùng này từng là trung tâm sản xuất lụa với những vạt rộng lớn trồng dâu để lấy lá nuôi tằm. Sau thế chiến II, vùng đất được chuyển sang trồng lúa, khiến ngành dệt lụa địa phương dừng lại đột ngột.
“Cách làm việc của chính phủ không có ý nghĩa gì nhiều cho một làng làm nghề nông bé như làng chúng tôi,” ông Wada nói. Ông là người ít lời – tuy nếu muốn thì ông có thể nói rất nhiều chuyện. Vợ ông, Sanae, trái lại, là kiểu “bà mẹ” hay chuyện, ân cần.
Ông bà Wada có hai mẫu rưỡi trồng lúa, rau và táo. Khi tôi về Tokyo, hai người cho tôi một ôm táo chín cây từ vườn nhà – những quả táo ngon tuyệt!
Vài năm đầu sau khi kết hôn, hai ông bà chủ yếu sống nhờ nghề trồng lúa, nhưng do tình hình ngày càng khó khăn, ông đã phải làm việc ở một nhà máy cho đủ lần hồi, chỉ trông nom đồng ruộng vào những ngày nghỉ. Khối lượng công việc gấp đôi đã làm sức khỏe ông suy sụp. Khi con trai chết trong vụ đánh hơi độc, ông hầu như không vượt qua nổi cú sốc nên đã thôi việc ở nhà máy.
Tôi hỏi ông xưa nay Eiji là người con thế nào. “Tôi chẳng đóng góp mấy vào chuyện nuôi dưỡng thằng nhỏ,” ông bảo tôi, “tốt nhất là hỏi nhà tôi.” Ông quá bận rộn, không có thì giờ trông nom đến các con, tôi cho là vậy, nhưng đồng thời tôi có ấn tượng rõ rệt rằng ông thấy chủ đề về cái chết của con trai quá đau lòng để mà đem ra nói.
“Nó là đứa không đòi hỏi gì.” Những nhận xét về điều này đã được nhắc đi nhắc lại suốt quá trình phỏng vấn. Eiji là một thanh niên mạnh mẽ, độc lập, chưa một lần làm bố mẹ phiền lòng. Chưa bao giờ, cho đến ngày thi thể anh được gửi về nhà không một lời giải thích…
o O o
MẸ EIJI: Tôi sinh Eiji vào lúc 5 giờ 40 sáng ngày 1 tháng Tư. Tôi chỉ biết là không thể nhịn đến sáng cho nên trời vừa tang tảng tôi đã đến nhà hộ sinh. Lúc đó khoảng 4 giờ. Tôi gần như sinh ngay sau đó.
Tôi sinh không khó. Nó chỉ nặng chưa đầy hai cân rưỡi. Anh nó lúc sinh nặng những bốn cân. Eiji nhỏ con hơn nhiều. Tôi sinh thường, mất một giờ rưỡi, không cần gọi đến bác sĩ. Nhưng với thằng anh nó thì quả là vất vả gay go.
Chúng tôi chả có lựa chọn nào ngoài nuôi dê. Muốn gì thì quanh đây cũng có nhiều cỏ. Cho nên tôi vắt sữa dê và uống sữa dê để có nhiều sữa cho Eiji bú. Tôi đã nuôi Eiji lớn lên khỏe mạnh là nhờ thế. Tuy hơi gầy một chút, và không bao giờ lên cân nhiều. Nhưng chúng tôi cũng không bao giờ phải đưa nó đi bệnh viện.
Nó là một đứa không hay đòi hỏi. Chuyện gì nó cũng luôn tự làm lấy. Khi nó đến Công ty Thuốc lá Nhật Bản phỏng vấn, chúng tôi hỏi nó: “Con có muốn bố mẹ đi cùng không?” nhưng lại chỉ làm nó khó chịu: “Ai sẽ đi cùgn với con ư? Con đi một mình!” [cười] Hay khi nó sống một mình, tôi đã nói, “Hay là mẹ đến dọn dẹp nhà cho con?” thì nó nói: “Con có thể tự dọn dẹp nhà cửa lấy mà!” Mười năm qua duy chỉ ba lần tôi phải lo cho Eiji: khi nó đính hôn, khi nó cưới và khi chúng tôi đem thi thể nó về.
Anh con cả tôi trầm tính, còn Eiji thì lại ham hoạt động, hăm hở tự làm lấy hết mọi thứ. Ngay cả đến cơm nước. Cho nên nuôi nó lớn khôn với chúng tôi chẳng thành vấn đề gì. Nó tự lo được mọi sự cho bản thân.
Lúc nó vào trung học, chúng tôi bảo nó, “Sao không cố học tiếp lên đại học hả con?” Nhưng nó nói, “Con thích đồ điện nên con sẽ vào trường hướng nghiệp chứ không học cao lên nữa.” Anh em nó đã bàn với nhau. Thằng anh nói, “Nếu anh ở lại trông nom ruộng vườn của gia đình thì sẽ dễ hơn,” còn Eiji nói, “Em không trông đợi gì ở đây cho nên em sẽ ra đi tự lập.” Hai đứa nó đã quyết định như vậy với nhau.
Anh của Eiji đã thử thi vào đại học ở Tokyo nhưng nó nói không thể chịu nổi cái nơi hổ lốn điên rồ ấy được nên quay về với trường nông nghiệp đây. Eiji thì không. Nó có thể thích nghi với bất cứ đâu. Nó hòa nhập ngay vào đời sống thành phố. Sau khi tốt nghiệp chương trình điện, nó đến làm việc cho Công ty Thuốc lá Nhật Bản năm 1983. Anh rể tôi làm ở đó. Khi sắp về hưu ông ấy nói, “Sao Eiji không vào Thuốc lá Nhật Bản mà làm nhỉ?” Lúc này là vào khoảng thời gian công ty đang tin học hóa máy móc. Và khi đến phỏng vấn, Eiji đã nói: “Tôi muốn vào làm để có thể học hỏi được các hệ thống máy tính này,” nên có lẽ vì thế họ đã nhận nó vào. Ở lớp huấn luyện tại Nagaoka, nó bảo tôi, ai cũng tốt nghiệp đại học, có mỗi hai trong mười hai người ở đó là vào thẳng từ trung học.
Nó bảo ở Nagaoka tuyết dày cả mét. Cho nên nó nói món thứ hai nó muốn là học trượt tuyết. Nó cần quần áo, thiết bị, vậy tôi có thể gửi tiền cho nó được không? Gửi chứ. Thế là khi đã thật sự quen rồi thì nó trượt miết. Nó gặp Yoshiko chính là trên một dốc trượt tuyết.
Ở Nagaoka, xa nhà, nó bắt đầu cuộc sống mới một thân một mình nhưng có vẻ không thấy cô quạnh. Nó kết bạn với nhiều người, nó kiếm được tiền và được tự do vui vầy với chỗ tiền ấy.
Khi họ bảo tôi Eiji chết, nói thật là đầu óc tôi trống tênh. Đã nghe chuyện người ta bị “đầu óc trắng trơn”, nhưng lần này thì nó đã thực sự xảy đến với tôi. Chẳng biết cái gì ra cái gì nữa.
Không một ai ở nhà lúc đó. Công ty nó và cảnh sát gọi điện, nhưng tất cả đều đang ở ngoài. Trước đó tôi đã ủ tương miso, tháng Tư nào tôi cũng làm một mẻ, nhưng vì sắp phải xuống trông giúp con của Eiji, tôi đã làm sớm hơn một tháng. Tôi bận là vì thế. Vào ngày 20, thời tiết quang đãng cho nên tôi giặt giũ hết đống quần áo đã chất đầy, làm mọi thứ bà dằn. Ông nhà tôi sáng ấy phải đi xén tỉa mấy cây táo trong vườn, còn tôi thì huyết áp có lên tí chút nên tôi đi bệnh viện lấy thuốc, vì thế mà không có ai ở nhà.
Cuối cùng họ gọi được cho bà chị cả tôi, bà ấy nói, “Tôi gọi cả nghìn bận mà chả có ai ở nhà. Dì đã xem tivi chưa?” Ở bệnh viện về, tôi định đi mua ít hoa, đang là ngày Higan mà [Xuân Phân theo đạo Phật ở Nhật], nhưng trước đó tôi đã về một lát. Đúng lúc ấy thì điện thoại réo.
“Thời tiết đẹp thế này, sao có người lại đi xem tivi chứ? Trời mưa thì em xem chứ lúc này thì em đang bận quá.” Đó là lúc chị tôi nói, “Nghe này, đừng hốt hoảng. Hãy cứng rắn lên.” Và tôi ngớ ra. “Hãy cứng rắn lên! Là vì chuyện gì đây?”
Thì là thế này, “Hiện trên tivi người ta đang báo Eiji đã chết.” Chính lúc ấy đầu óc tôi bỗng hóa ra trống không. Ra là thế. Tôi không thể nhớ thêm cái gì nữa. Nó đến dữ như thế đấy. Cơn sốc đã xóa sạch mọi thứ…
Trước khi hai đứa lấy nhau một năm thì Eiji đưa Yoshiko về nhà. Đưa về vào mùa đông. Eiji chỉ về nhà hai lần một năm, dịp Obon [lễ của đạo Phật dành cho người chết vào tháng Tám ở Nhật] và cuối năm, và lần này vào mùa đông. Vì chúng tôi vừa làm xong mọi việc chuẩn bị cho mùa đông. Như tôi nhớ thì lần ấy Yoshiko không ở lại với chúng tôi mà trở về nhà cùng hôm ấy.
Từ đầu đến cuối tôi toàn nói, “Lấy một cô vợ nông thôn có phải là tốt hơn không? Như thế thì sẽ dễ về đây hơn, đây sẽ là quê hương chung của cả hai người.” Và Eiji nói, “Không, lấy gái quê sẽ chỉ phiền phức thôi. Con sẽ tìm vợ cho con, mẹ khỏi lo. Mẹ cứ để con lo lấy.”
BỐ EIJI: Với tôi thì chuyện ấy chẳng sao. Nó thích ai thì để nó chọn, cái chính là đừng có nay cô này mai cô khác. Bố hay mẹ không có quyền can thiệp vào chuyện hôn nhân của con cái. Tôi nói thế này, để chúng làm chuyện ấy cho bản thân chúng.
MẸ EIJI: Đám cưới của hai đứa làm ở nhà nguyện tại Aoyama. Lễ nhỏ thôi. “Sảnh sẽ không đủ chỗ cho hàng chục người đâu,” nó bảo chúng tôi, cho nên chỉ những quan hệ thân thiết mới dự. Nhưng khi tôi nói, “Ta sẽ phải tổ chức một lễ nữa khi con đưa vợ về quê”, thì nó bảo, “Con là con thứ. Anh con là người nối dõi tông đường. Còn con, ai biết cuối cùng liệu có về đây hay không cơ chứ, cho nên không cần làm cái gì đặc biệt cho con đâu.”
Chúng tôi nghe tin Yoshiko có thai khi Năm Mới hai đứa nó về thăm. Tôi đã phần nào cảm thấy điều đó khi chúng lên đây vào tháng Tám. Lúc ấy sắc má Yoshiko nom không tốt lắm, và tôi thầm nghĩ, đúng, có lẽ là thế cũng nên. Cho nên tôi hỏi, thì Yoshiko nói, “Chắc là thế ạ.”
BỐ EIJI: Ngày 20 tháng Ba, như vợ tôi nói lúc nãy, tôi ra ngoài tỉa xén vườn cây táo ngoài đồng. Ở đó từ sáng. Phải làm xong trước khi hết tháng Ba. Chúng tôi có bốn chục cây táo cả thảy.
Con cả của chúng tôi sống với chúng tôi nhưng ở một gian khác. Ăn uống và mọi thứ đều riêng. Nó ở với vợ con nó cho nên điện thoại chúng tôi có réo thì ở bên ấy cũng không nghe thấy được. Với lại đằng nào thì vợ nó cũng đang thai nghén và đang đến bệnh viện sản khoa lấy thuốc.
Nhưng thật là tình cờ khi nó đang nghe đài phát thanh thì cái tên “Eiji Wada” chợt cất lên. Thế là nó chạy như bay đến chỗ chúng tôi. Nó gọi điện thoại trước, gọi mãi nhưng không ai thưa cho nên nó nghĩ chúng tôi đang ở ngoài đồng. Nhưng trước cả nó, vợ tôi đã về nhà và nhận được cú điện thoại của bà chị.
Cảnh sát cũng báo tin. Sở cảnh sát gọi cho đồn cảnh sát sở tại, bảo đi thẳng ra ngoài tìm chúng tôi, chuyện xảy ra là như vậy. Và chính lúc vợ tôi đang nói chuyện điện thoại thì xe cảnh sát đến.
MẸ EIJI: Tôi không muốn bố Eiji biết tin đột ngột rồi ngất ở ngoài đồng nên chúng tôi ra vườn táo bảo ông ấy, “Lại đây một tí.” Bốn chúng tôi đi Tokyo. Bố Eiji, tôi, anh con cả và anh rể tôi, ông là người đã khuyến khích Eiji vào làm ở Thuốc lá Nhật Bản. Chúng tôi bắt chuyến tàu 2 giờ từ Ueda và đến ga Ueno vào khoảng 5 giờ. Bên ngoài trời còn sáng. Một ai đó ở Thuốc lá Nhật Bản đến gặp chúng tôi và đưa chúng tôi đến Trụ sở Cảnh sát Trung ương bằng taxi. Trên đường đi không ai hé một lời. Im lặng chết choc. Chúng tôi cứ im lặng trên xe và khi được bảo thì bước ra ngoài.
Nhưng lúc ấy thi thể không còn ở chỗ cảnh sát nữa. Nó đã được đưa đến Khoa Pháp lý Đại học Tokyo. Thế là cuối cùng chúng tôi vẫn không nhìn thấy được Eiji của chúng tôi hôm ấy. Và người ta đã đưa chúng tôi đến ở nhà khách của Thuốc lá Nhật Bản. Đêm ấy tôi không ngủ được. Sáng hôm sau, 9 giờ, tất cả chúng tôi tới Bệnh viện Đại học Tokyo và cuối cùng thì cũng được nhìn thấy nó. Không nghĩ ngợi, tôi sờ vào Eiji thế là người ta hét lên với tôi.
Nào có ai bảo tôi là không được đụng vào nó cơ chứ. Hình như Yoshiko cũng có chạm vào nó và bị họ quát. Nhưng với một người mẹ, gì thì gì tôi cũng phải sờ vào con tôi và thấy nó lạnh ngắt thì mới chấp nhận rằng: “Đã quá muộn mất rồi.” Không được tận tay chạm vào nó như thế thì chẳng cái gì làm cho tôi tin được.
Mọi thứ trong đầu tôi thế là bị xua quét đi sạch. Tôi chẳng hiểu nổi cái gì. Nhưng ông biết đấy, tôi kìm nén được mình nên tôi không khóc. Tôi chỉ còn là một kẻ hoàn toàn đần độn, người vẫn cử động nhưng chỉ thế thôi. Chúng tôi phải đưa nó đi gặp Đức Phật và làm lễ tang cho nó. Khi đầu ông đã trống không thì đến nước mắt cũng không chảy.
Lạ là trong đầu tôi chỉ nghĩ được về việc chuẩn bị cho các ruộng lúa. Hai đứa trẻ… hai đứa cháu nội sắp ra đời, phải cấy lúa, phải làm cái này, phải làm cái kia, đầu óc tôi cứ bận rộn những chuyện đó. Thế là tôi ở đấy, sắp sửa nghĩ đến đoạn cấy lúa thì đoàn truyền hình đến.
BỐ EIJI: Tôi không trả lời gì các phóng viên. Tôi rất điên với họ. Họ còn theo chúng tôi đến cả đài hỏa thiêu. Lại chụp ảnh cả bệnh viện sản khoa nữa chứ. Tôi bảo họ là xin đi đi cho nhưng tôi nói thế nào họ vẫn cứ ở lại. Họ lại tìm đến cả hàng xóm. Rồi hàng xóm hỏi chúng tôi, “Họ muốn chúng tôi phát biểu, chúng tôi nên nói gì đây, ông Wada?” nhưng tôi bảo họ. “Đừng nói gì cả.”
Chỉ đúng một lần, khi tôi đang chạy máy kéo thì họ đến đưa ra một cái micro nói: “Thưa ông Wada, ông có bình luận gì không?” thì tôi trả lời. Tôi nói: “Tôi muốn trông thấy bọn giết người nhận án tử hình ngay lập tức cho tội ác của chúng. Và họ phải bổ sung Hiến pháp Nhật Bản. Có thế thôi. Còn giờ thì các ông về đi.” Tôi thật không có gì để dính dáng đến họ nữa cho nên tôi quay ngay lại với công việc ruộng nương. Nhà đài đặt máy camera ở trước nhà tôi, phục sẵn chờ đến lúc tôi trở về. Thế là tôi cưỡi xe máy đi vòng về lối cửa sau. Lúc ấy, có quá nhiều người đến để làm tin về chúng tôi. Bảo rằng viết bài cho tạp chí hay cái gì đó chả hiểu.
Tôi hầu như không chịu đựng nổi nữa, chỉ còn biết là phải cấy lúa không thì lỡ. Và khi cấy xong, tôi quỵ ngã. Trong đầu tôi là đủ loại ý nghĩ, tôi cứ nghĩ, nghĩ miết cũng không thể biết được. Ông có nghĩ nhiều đến thế nào chăng nữa thì đứa con đã chết cũng không thể quay trở về. Tôi phải tự dặn mình đừng có giữ những tình cảm này mãi. Nhưng cũng không sao mà quên đi được. Mỗi bận nghĩ lại mọi chuyện, những cảm xúc ấy lại cứ cồn cào trong ruột gan tôi.
Tôi không phải là người uống rượu nhiều nhưng tôi thích sake do tự tay mình nấu. Cho nên hễ Eiji về, ba bố con tôi lại uống với nhau. Sake này luôn là ngon nhất, không giống thứ rượu nào. Một ít rượu vào người, thế là chuyện trò hào hứng ngay. Chúng tôi đi một sho [1.8 lít] trong một tối. Gia đình chúng tôi thân thiết với nhau. Không cãi cọ lấy một lần nào.
MẸ EIJI: Nó là một đứa con ngoan. Nhận lương tháng đầu tiên, nó mua cho tôi một cái đồng hồ. Và hễ về thăm thì đều mang một cái gì đó cho con của ông anh. Khi có công chuyện đi Mỹ hay Canada, nó luôn mua quà lưu niệm cho chúng tôi.
Mua quà cho cả Asuka trước khi con bé ra đời. Cách đây không lâu, lúc lên đây thăm chúng tôi, Asuka mặc áo quần bố mua cho ở Mỹ. Nó đã trông ngóng con ra đời biết bao. Ý tôi là nó mong đợi biết bao chuyện có con, thế nhưng… cứ nghĩ đến chuyện sao bọn ngu xuẩn ấy lại đi giết Eiji là tôi lại thấy thật quá đau lòng.
BỐ EIJI: Lúc có vụ Matsumoto, tại sao cảnh sát lại không làm việc điều tra tốt hơn cơ chứ? Nếu họ làm tốt hơn, toàn bộ chuyện rối ren này sẽ không bao giờ xảy ra. Giá như hồi ấy họ đẩy mạnh điều tra vụ đó lên…
MẸ EIJI: Nhưng vợ con nó thì đều ổn cả; Yoshiko đã sinh cho chúng tôi một đứa cháu tuyệt vời. Nếu tôi cứ bám lấy nơi đây mà sụt sùi khóc thì không giúp được nó sau lúc sinh nở, cho nên tôi phải xốc mình lên và điều đó đã giúp tôi vượt qua được chuyện đó đến mức này.
BỐ EIJI: Vẫn còn đó chuyện ruộng đồng phải làm, cái này thì bao giờ chúng tôi cũng làm. Gieo mạ xong lại đến lúc đem mạ cấy xuống ruộng, cấy lúa xong thì đến việc ngắt bớt chồi táo rồi đến việc cho thụ phấn hoa… không nghỉ ngơi, công việc lao động giữ cho chúng tôi đứng vững. Lao động như thế này làm phần xác ta mệt mỏi và khi mệt thì ta sẽ ngủ tít cung thang. Chúng tôi không có thì giờ để cho bệnh thần kinh hay thuốc an thần. Cánh nhà nông vẫn luôn thế mà.
Ngầm Ngầm - Haruki Murakami Ngầm