We don’t believe in rheumatism and true love until after the first attack.

Marie E. Eschenbach

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 870 / 1
Cập nhật: 2015-07-17 09:55:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ôi biết đã gần đến tết. Nói một cách văn chương, là trời đang sửa soạn vào xuân. Ở thị thành, không có dấu hiệu nào của thiên nhiên để báo trước cả. Tôi không thấy một vườn mai nở vàng rực hay chim én bay về rợp trời xanh. Nhưng tôi không ao ước thấy những cảnh ấy. Tôi cũng không phải văn sĩ để phải viết văn ca ngợi mùa xuân. Sự mơ mộng, ở tôi, đã nói là một xa xí phẩm. Tôi không muốn làm nhà văn. Nếu phải chọn giữa hai danh hiệu “văn sĩ” và “thợ may”, chắc tôi chọn cái thứ nhì. Tôi ao ước được may cho các em tôi mỗi đứa một bộ quần áo. Tôi cũng thích làm chủ hàng giày dép để phát cho mỗi đứa một đôi. Tôi còn thích làm chủ sạp bánh mứt để chúng tôi nếm ngọt cho bằng thích. Tôi quá tầm thường đi chăng? Thế mà những ước mơ tầm thường của tôi lại không thành. Tôi biết trước rằng tết này chị em tôi sẽ phải mặc quần áo cũ, mang giày dép cũ và chắc cũng không có bánh mứt mà ăn. Tôi biết trong lòng mỗi đứa em tôi - và trong cả tôi – đều có một sự nôn nao, một nỗi ấm ức. Tôi biết má tôi sốt ruột. Tôi biết ba tôi cũng sốt ruột. Nhưng có một mối thương yêu thiêng liêng nào giữa chúng tôi chăng? Chúng tôi không bày tỏ sự bất an trong lòng mỗi người. Chúng tôi không dằn vặt nhau. Tôi biết ngàn đời chúng tôi sẽ chẳng bao giờ dằn vặt nhau. Vì lẽ đó, tôi thấy thương mái nhà của tôi vô hạn.
Một buổi tối, ba tôi gọi tôi đến gần. Xung quanh không còn ai thức. Ba tôi dúi vào tay tôi vài tờ giấy. Ba tôi nói nhỏ nhưng nghe vui lắm:
- Tú cất một ít tiền để sắm áo cho em. Ba muốn năm nay chính tay con mua đồ. Má con đã có chuyện khác để lo nhiều hơn.
Tôi nắm chặt mấy tờ giấy trong tay. Tôi muốn nói với ba tôi một điều gì nhưng cơ hồ không mở lời được. Ba tôi mỉm cười:
- Tú vẫn còn nhỏ quá, nhưng con là chị cả. Ba muốn con chia xẻ với ba một chút sung sướng khi sắm sửa cho các em. Lớn lên một chút nữa, con sẽ thấu hiểu giá trị của sự cần lao và nỗi buồn vui ngọt đắng ở đời. Bây giờ thì con hẵng cứ rán học, rán kiên nhẫn. Quên chuyện hôm nọ ở trong hãng lịch đi nhé Tú! Ba không muốn con bận lòng.
- Thưa ba…
Ba tôi cười nhẹ:
- Ba có là người thư ký‎ hay là người lao công thì cũng vậy thôi. Làm việc bằng trí óc hay làm việc bằng chân tay cũng đều là lao động. Con đừng ngỡ ngàng. Ba muốn con hiểu ba hơn cả má con hiểu ba. Nghen Tú!
Tôi không nói gì được. Ba tôi nói êm đềm quá, ấm áp quá! Mà tôi thì nghe xáo trộn cả tâm hồn. Tôi cúi đầu, bỗng nhiên nước mắt trào ra.
Đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Tôi vừa nghĩ thương ba tôi, má tôi, vừa băn khoăn không biết phải sắm gì cho các em. Mỗi đứa một bộ quần áo, chắc cũng vừa hết tiền. Chắc chúng phải mang lại giày dép cũ. Tôi còn phải mua hộp mứt chứ! Trong nhà tôi ai cũng thích ăn ngọt. Không thể thiếu mứt trong nhà khi tết đến. Tôi sẽ mua mứt, và sẽ để dành một gói nhỏ cho đứa bạn của tôi, đứa bạn kỳ cục bán cà rem bên đường. Nó tên là thằng Ngọt, tôi biết được tên của nó nhờ mấy bà bán hàng rong. Không hiểu sao mọi người trên đường ấy đều biết nó. Chắc nó phải có gì đặc biệt lắm. Riêng tôi, tôi tin rằng không phải vì cái tay của nó. Mà có lẽ ở thằng Ngọt còn có sự gì khác lạ nữa. Chưa bao giờ nó nói cho tôi nghe, vì tôi chỉ dừng xe lại mỗi buổi đi học về để nói với nó vài câu vẩn vơ. Tôi không hiểu tại sao tôi lại coi Ngọt như một đứa bạn thân, thân hơn cả với cái Thùy. Có phải bởi vì thằng Ngọt là hình ảnh đau khổ đầu tiên đập vào mắt tôi? Hay vì thằng Ngọt đã tình cờ hỏi han tôi khi tôi khi tôi đứng khóc? Tôi không giải thích được. Nhưng có một điều rõ ràng là tôi muốn chia xẻ với Ngọt những gì nó có. Nếu tôi là văn sĩ, tôi sẽ viết một truyện ngắn về nó, về một đứa bạn kỳ khôi tật nguyền. Tôi thương nó, và tôi thương luôn những người thiếu chân tay trên thế gian. Truyện của tôi sẽ lẩm cẩm lắm. Nhưng tôi sẽ trở thành “văn sĩ của những người tật nguyền”, danh từ nghe cũng là lạ. Lần đầu tiên, tôi có ý nghĩ muốn trở thành nhà văn.
Mứt Đắng Mứt Đắng - Nguyễn Thị Mỹ Thanh